Ảnh hƣởng của truyền thống pháp luật thành văn

Một phần của tài liệu Tiếp nhận án lệ trong truyền thống pháp luật thành văn kinh nghiệm từ nhật bản (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 40)

2.1.3. Ảnh hƣởng của các truyền thống pháp luật đối với pháp luật Nhật Bản

2.1.3.1. Ảnh hƣởng của truyền thống pháp luật thành văn

Ảnh hưởng của pháp luật Pháp

Sau cải cách Minh Trị, quốc gia phƣơng tây đầu tiên có ảnh hƣởng lớn đến pháp

luật Nhật Bản là Pháp70. Trong khoảng 20 năm (1870-1890), pháp luật Pháp (đặc biệt

là Bộ luật Dân sự Napoleon) đã có ảnh hƣởng lớn đến pháp luật Nhật Bản thông qua ba yếu tố: sự cố vấn của các luật gia Pháp; quá trình giảng dạy luật Pháp tại các

70

Trong giai đoạn này, Đức chƣa có một hệ thống pháp luật thống nhất. Xem Charles P. Sherman, The debt of

modern Japanese law to French law (Pháp luật Nhật Bản hiện đại vay mƣợn từ pháp luật Pháp), California Law

33

trường đại học71; việc soạn thảo các văn bản pháp luật trên cơ sở tham khảo các bộ luật của Pháp. Bộ luật Dân sự Napoleon đƣợc coi là khuôn mẫu cho dự thảo đầu tiên

của Bộ luật Dân sự Nhật Bản do một luật gia Pháp (Boissonade) và ba luật gia Nhật Bản soạn thảo. Hiện nay, khoảng một nửa số điều luật trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản vẫn đƣợc coi là chịu ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ pháp luật Pháp72.

Ảnh hưởng của pháp luật Đức

Sau Pháp, Đức là hệ thống pháp luật thành văn thứ hai có ảnh hƣởng sâu rộng đến pháp luật Nhật Bản, đặc biệt là trong giai đoạn trƣớc khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Việc Nhật Bản quyết định lựa chọn hệ thống pháp luật Đức làm mẫu mực để xây dựng hệ thống pháp luật của mình xuất phát từ nhiều lý do, nhƣng không thể phủ nhận pháp luật Đức (khi đó là Phổ) đƣợc xem là hệ thống pháp luật tiên tiến nhất thế giới đƣơng thời về mặt lý thuyết. Pháp luật Đức cũng ảnh hƣởng tới hệ thống pháp

luật Nhật Bản thông qua ba yếu tố: sự cố vấn của các luật gia Đức73; quá trình nghiên

cứu, học hỏi pháp luật Đức74; việc soạn thảo các bộ luật và xây dựng hệ thống pháp

71 Ba luật gia nổi tiếng của Pháp là Boissonade, Bousquet và Benet đƣợc bổ nhiệm làm cố vấn cho bộ Pháp Luật Nhật Bản, ngồi ra, họ cịn là giáo sƣ phụ trách giảng dạy tại trƣờng luật trực thuộc bộ Pháp Luật Nhật Bản đến năm 1885, sau chuyển qua giảng dạy tại Đại học luật Tokyo. 5 trƣờng đại học luật khác tại Tokyo cũng chịu ảnh hƣởng từ pháp luật Pháp, 2 trƣờng có dạy luật Pháp. Xem Charles P. Sherman, The debt of modern Japanese

law to French law, chú thích số 70

72 Xem Charles P. Sherman, The debt of modern Japanese law to French law, chú thích số 70, tr. 201

73

Các luật gia tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: H. Roesler, từng là giáo sƣ tại Đại học Rostock, ngƣời đã soạn thảo Bộ luật Thƣơng mại Nhật bản 1899; P. Mayet, phụ trách các mảng tổ chức bƣu điện, bảo hiểm và tiền gửi ngân hàng; A. Mosse, tham gia vào soạn thảo các quy định liên quan đến bộ máy hành chính của chế độ tự quản địa phƣơng; O. Rudolph, soạn thảo Luật tổ chức tịa án Nhật Bản. Xem Wilhelm Rưhl, History Of Law In Japan

Since 1868, chú thích số 58, tr. 26

74

Việc nghiên cứu học tập pháp luật Đức bắt đầu trở thành một làn sóng từ sau khi một Ủy viên hội đồng nhà nƣớc (councilor of state) theo lệnh Thiên hoàng đã tới Châu Âu để nghiên cứu hiến pháp các nƣớc, đặc biệt là Hiến pháp Phổ. Từ đó, các giáo sƣ Nhật Bản học luật tại Đức và các luật gia Đức đƣợc mời đến dạy luật Đức tại

34

luật tham khảo theo luật Đức75. Bộ luật Dân sự 1898 đƣợc coi là mô phỏng Bộ luật Dân sự Đức. Trên thực tế thì Bộ luật Dân sự 1898 cũng chịu ảnh hƣởng lớn từ pháp luật Pháp và các nền pháp luật khác cùng những tập quán truyền thống; nhƣng riêng tƣ duy pháp luật, cách hệ thống các điều luật và cách giải thích luật đều chiếu theo

khoa học pháp lý của Đức76. Có thể thấy sự du nhập pháp luật Đức khơng chỉ dừng ở

việc tiếp nhận hình mẫu hệ thống pháp luật với các bộ luật thành văn, mà còn là sự học hỏi và du nhập cả một nền khoa học pháp lý. Nhƣng do pháp luật Đức vốn thiên về lối tƣ duy trừu tƣợng, không phù hợp với lối tƣ duy cụ thể thiên về trực giác của ngƣời Nhật Bản, ảnh hƣởng của pháp luật Đức lên pháp luật Nhật Bản đã dần sút giảm, nhất là sau thất bại của Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất77. Tuy vậy tới nay các bộ luật hiện tại của Nhật Bản và đặc biệt các phƣơng pháp giải thích pháp luật (kaishakuron) vẫn chịu ảnh hƣởng của hệ thống pháp luật Đức, có học giả đánh giá các phƣơng pháp này “vẫn đƣợc coi trọng tại nhiều tịa án của Nhật Bản và đơi khi

còn ảnh hƣởng đến phán quyết nhiều hơn cả luật và các lý thuyết pháp lý.”78

Hiện nay, Nhật Bản vẫn là một quốc gia theo truyền thống pháp luật thành văn. Nguồn luật thành văn hiện tại của Nhật Bản xếp theo thứ tự thấp dần về hiệu lực pháp

các trƣờng đại học. Sau khi pháp luật Đức đƣợc chọn làm khn mẫu, càng có thêm nhiều các chuyên gia Đức đƣợc thuê dạy luật Đức và luật La Mã tại trƣờng Đại học Tokyo và Học viện công nghiên cứu khoa học Đức (doitsugaku kyokai gakkou). Xem Wilhelm Röhl, History Of Law In Japan Since 1868, chú thích số 58, tr. 27

75

Có thể kể ra các ví dụ nhƣ Hiến pháp Minh Trị có rất nhiều điểm tƣơng tự Hiến pháp Phổ, Bộ luật Hình sự 1907 chịu ảnh hƣởng rất lớn từ luật Đức, Luật tổ chức tòa án 1890 do luật gia Đức soạn.

76 Xem Wilhelm Röhl, History Of Law In Japan Since 1868, chú thích số 58, tr. 27

77

Xem Wilhelm Röhl, History Of Law In Japan Since 1868, chú thích số 58, tr. 28

78 Hiroshi Itoh, The constitutional case law of Japan (Án lệ liên quan đến hiến pháp tại Nhật Bản), University of Washington Press (1978), tr. 8

35

lý bao gồm: Hiến pháp (Kenpo); các điều ƣớc quốc tế (Joyaku); luật (Horitsu)79, ngoài

ra cịn có các văn bản dƣới luật nhƣ seirei, chokurei… Các văn bản luật có số lƣợng

khá lớn và các văn bản dƣới luật thì hết sức phong phú80. Những văn bản luật thành

văn này là xƣơng sống của hệ thống pháp luật Nhật Bản, các phán quyết của tòa án đều phải đƣa ra căn cứ pháp lý tuân thủ theo đúng nguồn này.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận án lệ trong truyền thống pháp luật thành văn kinh nghiệm từ nhật bản (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)