Lý giải thực tiễn

Một phần của tài liệu Tiếp nhận án lệ trong truyền thống pháp luật thành văn kinh nghiệm từ nhật bản (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 61)

2.2. Áp dụng án lệ tại Nhật Bản – kinh nghiệm cho Việt Nam

2.2.1.3. Lý giải thực tiễn

Sự thiếu vắng nguyên tắc stare decisis

Tại Nhật Bản, các phán quyết, quyết định của tòa án, kể cả của Tòa tối cao, không đƣợc xem là luật. Các tịa cấp thấp khơng bắt buộc phải tuân theo án lệ của Tòa tối cao, đồng thời Tịa tối cao cũng khơng bắt buộc phải tuân thủ án lệ của mình. Thẩm phán khi xét xử chỉ phải quan tâm đến quy định của Hiến pháp, luật và lƣơng

107 Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1676

48

tâm mình, theo đúng quy định tại Điều 76 Hiến pháp 1947108. Ngoài ba ràng buộc nêu

trên, theo lý thuyết, thẩm phán đƣợc bảo đảm tính độc lập khi ra phán quyết. Các án lệ đƣợc viện dẫn (nếu có) chỉ đóng vai trị làm tăng tính thuyết phục cho phán quyết. Có thế nói, ngun tắc stare decisis không tồn tại tại Nhật Bản.

Việc các tịa án khơng bắt buộc phải tuân thủ án lệ có thể thấy qua các ví dụ về án lệ đƣợc công khai thay đổi đã nêu. Trên thực tế, theo giáo sƣ Itoh “nếu án lệ của Tòa tối cao gặp phải sự phản đối kiên trì thì đơi khi nó sẽ đƣợc thay đổi. Một ví dụ nổi tiếng là các phán quyết của các tòa địa phƣơng liên tục tuyên trái với án lệ của Tòa tối cao đã làm Tịa tối cao thay đổi ý kiến về tình tiết “giết ngƣời thân”. Những ý kiến nằm trong phần ý kiến thiểu số nhƣng đƣợc lặp đi lặp lại đôi khi cũng làm thay đổi án

lệ của Hội đồng lớn.”109 Hệ quả là việc thay đổi án lệ tại Nhật Bản dƣờng nhƣ có phần

dễ dàng hơn tại các quốc gia theo truyền thống thông luật, nơi các thẩm phán luôn cố gắng biện giải là mọi phán quyết, dù là phán quyết thay đổi án lệ, “đều đƣợc rút ra từ

các ngun tắc đã có sẵn và trích dẫn các phán quyết trƣớc đó để chứng minh”110. Đây

là sự khác biệt giữa thực tiễn áp dụng án lệ tại Nhật Bản và tại các quốc gia theo truyền thống thông luật. Ở một mức độ nào đó, có thể nói việc áp dụng án lệ tại Nhật Bản ít cứng nhắc hơn tại các quốc gia theo truyền thống thông luật.

Tuy vậy, việc thiếu vắng nguyên tắc stare decisis cũng gây ra một số bất cập. Thứ nhất, các thẩm phán thƣờng ít lƣu tâm đến việc phân biệt hai phần ratio decidendi

và obiter dictum vì tồn bộ bản án lệ khơng có tính ràng buộc mà chỉ có hiệu lực tham

108 Điều 76 Hiến pháp 1947 quy định: “… Các thẩm phán xét xử một cách độc lập, theo lƣơng tâm, Hiến pháp và luật pháp.” xem Tuyển tập hiến pháp một số nước trên thế giới, chú thích 67, tr. 131

109Xem Hiroshi Itoh, The Role of Precedent at Japan’s Supreme Court, chú thích số 99, tr. 1641

110

49

khảo. Thứ hai, các thẩm phán thƣờng tuân thủ các án lệ đã tồn tại mà khơng tìm hiểu tƣờng tận các tình tiết của án lệ đó. Ví dụ nhƣ trong vụ “Sắc lệnh thanh thiếu niên tỉnh Gifu” (1989), theo phân tích của giáo sƣ Matsui thì cả ba án lệ đƣợc trích dẫn trong phán quyết đều khơng liên quan đến tình tiết chính của vụ việc là việc cấm các văn hóa phẩm có hại cho thiếu niên111. Có thể coi đây là một sự ỷ lại vào án lệ, nhất là khi án lệ đó do Tịa tối cao tun, hậu quả là các án lệ có những hiệu lực ngồi dự đốn của thẩm phán ra phán quyết. Thứ ba, các án lệ đƣợc vận dụng (nếu có) thƣờng khơng đƣợc nêu chi tiết, thẩm phán có thể chỉ viết ngắn gọn “những giải thích và lập luận

pháp lý này đƣợc rút ra từ những án lệ đã tồn tại của Tịa”112. Điều này gây khó khăn

cho việc theo dõi mối quan hệ giữa vụ việc đang xét xử và phán quyết trƣớc đó. Thứ

tư, có trƣờng hợp thẩm phán ra một phán quyết mới không tuân thủ án lệ cũ mà khơng

đƣa ra lời giải thích nào về lý do thay đổi án lệ (nhƣ trong vụ việc “Sung công tài sản của bên thứ ba”), hoặc hồn tồn khơng đề cập đến án lệ đã có (nhƣ trong vụ việc “Sắc lệnh trị an Tokyo”). Tại các quốc gia theo truyền thống thơng luật, việc phân tích các tình tiết tƣơng tự hoặc giải thích thích đáng các khác biệt về tình tiết khi từ chối áp dụng một án lệ là yêu cầu bắt buộc. Quy chế này khơng chỉ nhằm đảm bảo tính ràng buộc của án lệ, mà cịn để bảo đảm tính ổn định của hệ thống. Việc vận dụng án lệ tùy tiện hoặc từ chối vận dụng án lệ một cách vô căn cứ chẳng những khiến phán quyết sai sót mà cịn làm mất giá trị của án lệ, vì khơng ai có thể dự đốn trƣớc đƣợc kết quả của phán quyết sẽ tuyên.

111

Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1671

50

Các bất cập nêu trên thƣờng phát sinh từ việc các thẩm phán thiếu kỹ năng hoặc thiếu ý thức trong khi vận dụng án lệ. Để phần nào khắc phục các bất cập này, từ năm 2001 tới nay, quy trình đào tạo nghề luật chính quy tại Nhật Bản đã có nhiều thay đổi (Xem phụ lục Sơ đồ đào tạo nghề luật chính quy tại Nhật Bản). Một trong những thay đổi lớn đó là để tham dự kì thi đầu vào Viện đào tạo và nghiên cứu luật thuộc Tòa tối cao (con đƣờng duy nhất để trở thành thẩm phán, trừ trƣờng hợp đặc biệt là các thẩm phán của Tòa tối cao và thẩm phán tại các tòa chuyên xử các vụ việc dân sự đơn giản), các thí sinh cần hồn thành chƣơng trình đào tạo luật sau đại học. Đây là một chƣơng trình đào tạo mới với mục tiêu trở thành “chiếc cầu nối giữa pháp luật trong nhà trƣờng và pháp luật trong thực tiễn”, với cách giảng dạy “kiểu Mỹ”, chú trọng phát

triển các kỹ năng nhƣ kỹ năng phân tích, kỹ năng nhận định, kỹ năng lập luận…113

Các ràng buộc thực tế (de facto)

Tuy nguyên tắc stare decisis khơng tồn tại nhƣng trên thực tế, Tịa tối cao vẫn

thƣờng hủy hoặc sửa những phán quyết của các tòa cấp thấp trái với án lệ của mình (ví dụ nhƣ trong vụ việc Yoshioka v. Japan). Bên cạnh đó, Tịa tối cao cũng rất hạn chế thay đổi án lệ của mình. Án lệ của tịa cấp thấp trích dẫn những phán quyết ngắn gọn của Tòa tối cao và lập luận thành một phán quyết hồn chỉnh cũng có thể có giá

trị ràng buộc những vụ việc tƣơng tự trong tƣơng lai114. Theo giáo sƣ Itoh, các thẩm

phán tối cao có xu hƣớng bị ràng buộc vào án lệ đến mức dù khi nghị án họ vẫn phát biểu quan điểm nghi ngờ án lệ, họ sẽ không phản đối việc tuân thủ án lệ và dự định sẽ bàn đến vấn đề đó trong một vụ việc thích hợp hơn. Nếu nguồn luật thành văn không

113

Aizawa Hisashi, Japanese legal education in transition (Đào tạo luật tại Nhật Bản đang chuyển mình),

Wisconsin International Law Journal, Vol.24, (2006)

51

có gì thay đổi, các thẩm phán sẽ tuân thủ án lệ đã có cho tới khi Hội đồng lớn phủ

nhận hoặc thay đổi án lệ đó115. Có thể thấy việc Tịa tối cao tn thủ án lệ khơng phù

hợp lắm này qua trƣờng hợp án lệ Japan Railroad Corp. v. Ikeoka đã trình bày. Ngồi ra, trong các trƣờng hợp án lệ đƣợc thay đổi, số lƣợng đáng kể của các án lệ đƣợc “ngầm” thay đổi cũng chứng minh sự ràng buộc thực tế này. Ví dụ tiêu biểu nhƣ trong vụ việc “Cử tri ngoài nƣớc” (2005), dù Tịa tối cao đã giải thích pháp luật theo cách mới nhƣng vẫn cố gắng nhấn mạnh rằng cách giải thích này khơng trái với án lệ cũ.

Về nguyên nhân của sự ràng buộc thực tế, trong các nghiên cứu về án lệ tại các quốc gia theo truyền thống dân luật, có một số nghiên cứu đƣa ra nhận định về tính ràng buộc của một chuỗi án lệ đƣợc lặp đi lặp lại (jurisprudence constante). Có thể

nói, các án lệ trong q khứ càng thống nhất thì tính ràng buộc của án lệ càng cao116.

Đây là tính ràng buộc tự nhiên của án lệ mà chuỗi vụ việc áp dụng tiêu chí mục đích- hậu quả là một ví dụ tiêu biểu. Tính ràng buộc tự nhiên này chỉ hình thành khi số lƣợng án lệ là số nhiều (từ 2 trở lên), vậy nên nó khơng thể là nguyên nhân duy nhất.

Qua các ví dụ đã đề cập tại phần án lệ đƣợc cơng khai thay đổi, có thể thấy rằng việc thay đổi phải dựa trên những lập luận thuyết phục, dù có nhắc tới án lệ trƣớc đó hay khơng. Theo giáo sƣ Matsui thì Tịa tối cao phải “giải thích một cách thuyết phục vì sao nó thay đổi án lệ. Nếu khơng, tịa tối cao sẽ chịu sự chỉ trích lớn từ các học giả

và ngƣời chống đối.”117

Trên thực tế, có trƣờng hợp Tịa tối cao đã trình bày nhiều lý do làm căn cứ cho việc thay đổi án lệ nhƣng vẫn không thuyết phục đƣợc một số thẩm

115 Xem Hiroshi Itoh, The Role of Precedent at Japan’s Supreme Court, chú thích số 99, tr. 1640

116 Vincy Fon, Francesco Parisi, Judicial precedents in civil law systems: A dynamic analysis (Án lệ trong các hệ thống dân luật: một phân tích “động”), Vol.26, (2006), tr. 522

117Xem Shigenori Matsui, Constitutional Precedents in Japan: A Comment on the Role of Precedent, chú thích số 95, tr. 1680

52

phán trong Hội đồng lớn và dƣ luận, ví dụ nhƣ trong vụ việc “Nhân viên lâm nghiệp và nơng nghiệp nhà nƣớc đình cơng trái phép” (1973). Đây chính là ngun nhân lớn khiến Tịa tối cao hạn chế thay đổi án lệ của mình.

Tính ràng buộc thực tế của án lệ của Tòa tối cao lên các tịa cấp thấp có thể thấy qua quy định tại Đoạn 2 và 3 Điều 405 Bộ luật Tố tụng hình sự Nhật Bản:

Phán quyết xét xử lần một hoặc hai của tịa cấp cao có thể bị kháng cáo nếu có căn cứ sau:

(ii) Phán quyết đó bộc lộ mâu thuẫn với án lệ của Tòa tối cao, hoặc

(iii) Trong trƣờng hợp khơng có án lệ của Tịa tối cao, phán quyết đó bộc

lộ mâu thuẫn với án lệ của Tòa phá án (Daishin’in)118 hay của tòa cấp cao

là tòa phúc thẩm cuối cùng, hoặc bộc lộ mâu thuẫn với án lệ của tòa cấp cao xét xử lần hai sau khi luật này có hiệu lực.119

Qua quy định trên, có thể thấy khơng chỉ có án lệ của Tịa tối cao, mà án lệ của Tòa phá án và một số án lệ của các tòa cấp cao cũng có giá trị ràng buộc đáng kể. Tuy

ví dụ về ảnh hƣởng của án lệ do Tòa phá án tuyên tƣơng đối hiếm120, nhƣng có một vụ

118 Tòa phá án là tòa tối cao của Nhật Bản trong giai đoạn trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai.

119

Xem tại http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?re=02&dn=1&x=-221&y=-

294&co=1&yo=Procedure&gn=&sy=&ht=&no=&bu=&ta=&ky=criminal+procedure&page=2 (truy cập ngày 9/7/2013)

120

Chỉ một số phán quyết của Tòa phá án đƣợc báo cáo lại, vì theo Điều 4 Luật tố tụng 1875 thì phán quyết của Tịa sẽ khơng đƣợc coi là luật và án lệ. Xem Hiroshi Itoh, The constitutional case law of Japan, chú thích số 78, tr. 9

53

việc khá nổi tiếng là vụ Koyama v Japan (1957)121. Nếu phán quyết của các tòa cấp

thấp đi ngƣợc lại án lệ trƣớc đó của Tịa tối cao, Tịa phá án hay một số án lệ của các tòa cấp cao, phán quyết đó rất có thể sẽ bị hủy hoặc sửa ở cấp phúc thẩm. Hơn nữa, các thẩm phán đã thay đổi các án lệ có thể sẽ gặp bất lợi trong việc thuyên chuyển cơng tác và khó thăng tiến. Khó khăn này xuất phát từ việc Tịa tối cao nắm quyền quản lý toàn bộ nhánh tƣ pháp về mặt hành chính, trong đó gồm cả khâu nhân sự. Vì vậy, các thẩm phán trong các tịa cấp thấp cảm thấy an tồn và đảm bảo khi tuân thủ án lệ của Tòa tối cao.

Lợi ích của án lệ

Án lệ là một sản phẩm của truyền thống pháp luật thông luật. Các luật gia thơng luật đã đƣa ra nhiều lợi ích của án lệ - ”ngƣời ta tin rằng án lệ đƣợc tuân theo nhiều lần có thể trở thành một nguyên tắc pháp lý, đảm bảo sự ổn định cho hệ thống pháp luật và tăng tính chắc chắn trong việc dự đoán các phán quyết trong tƣơng lai.”122 Hơn thế nữa, khi đƣợc tiếp nhận vào Nhật Bản, án lệ có một lợi ích mới hết sức đặc thù: các nguyên tắc pháp lý do tòa án xác lập trong án lệ góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật hiện hành, bổ sung vào khoảng vênh giữa các quy định pháp luật và thực tiễn, điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh chƣa có luật điều chỉnh. Tịa án Nhật Bản thƣờng xác lập các nguyên tắc pháp lý mới trong các án lệ thông qua hoạt động “giải thích pháp luật”. Đây là hoạt động thuộc thẩm quyền chính thức của tịa án vì Nhật Bản là quốc gia theo mơ hình cả ba cơ quan quyền lực

121 Thƣờng đƣợc gọi là vụ việc “Ngƣời tình của quý bà Chatterley”. Trong phán quyết của vụ việc có ghi nhận “Trong quá khứ, Tịa phá án đã lập luận rằng: (Trích dẫn nội dung phán quyết cũ của Tịa phá án).” Xem tồn văn phán quyết tại http://www.courts.go.jp/english/judgments/text/1957.03.13-1953-A-No.1713-112004.html (truy cập ngày 14/7/2013)

54

giải thích pháp luật123. Tại các quốc gia thông luật, các bộ luật thƣờng dài dòng và rắc rối, tòa án khi áp dụng luật bắt buộc phải tuân theo rất nhiều nguyên tắc cứng nhắc và phải giải thích luật rất sát ý vì án lệ là nguồn cơ bản124. Ngƣợc lại, tại Nhật Bản, các bộ luật thƣờng đơn giản và trừu tƣợng, cách tiếp cận và giải thích luật cũng hết sức linh hoạt. Đặc biệt trong lĩnh vực luật tƣ, các thẩm phán thƣờng ít câu nệ vào ý nghĩa câu chữ của quy định. Trong cách hiểu của họ, các quy định thành văn có thể đƣợc giải thích rộng hay hẹp tùy trƣờng hợp125. Án lệ về tiêu chí mục đích-hậu quả là ví dụ tiêu biểu cho việc Tịa tối cao giải thích Hiến pháp một cách linh hoạt.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua phần phân tích về thực tiễn áp dụng án lệ tại Nhật Bản, có thể thấy việc thiếu vắng nguyên tắc stare decisis gây ra một số bất cập cụ thể, nhƣng các ràng buộc thực tế vẫn đủ để đảm bảo tính ổn định tƣơng đối của hệ thống pháp luật. Khi xem xét thực tế Việt Nam hiện tại, có thể thấy việc áp dụng nguyên tắc stare decisis là không phù hợp, vì stare decisis buộc các thẩm phán phải xem xét án lệ của tòa cấp cao trƣớc

khi xem xét tới luật thành văn126. Chính vì vậy, những bất cập và khó khăn mà các tịa

án Nhật Bản gặp phải khi áp dụng án lệ mà không tiếp nhận nguyên tắc stare decisis chính là những kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam khi tiếp nhận án lệ.

123

Phạm Thị Duyên Thảo, Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay, luận văn tiến sĩ (2012), tr. 14

124 Hiroshi Imai, The Role of Case Law in Japan: A Comparative Study of Japanese and Canadian Company

Law (Vai trò của án lệ tại Nhật Bản: một nghiên cứu so sánh giữa Luật doanh nghiệp Nhật Bản và Canada),

(1983), tr. 5

125 Xem Hiroshi Imai, The Role of Case Law in Japan: A Comparative Study of Japanese and Canadian

Company Law, chú thích số 124, tr. 6

126 Xem Ngơ Kim Hồng Ngun, Making and applying case law in Viet Nam legal system, chú thích số 5, tr. 49

55

Cuối năm 2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 về phê duyệt đề án “Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao” đƣa ra một số quy chế pháp lý chặt chẽ hơn so với các quy chế áp dụng án lệ tại Nhật Bản. Ví dụ, Quyết định số 74/QĐ-TANDTC đƣa ra quy định

Một phần của tài liệu Tiếp nhận án lệ trong truyền thống pháp luật thành văn kinh nghiệm từ nhật bản (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)