Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính vàthi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây

Một phần của tài liệu Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (Trang 61 - 68)

34 Điều 72 Luật xử lý VPHC

2.3.2 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính vàthi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây

dựng

Về quy định liên quan đến biện pháp khắc phục hậu quả và tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả:

Như đã nói trên, một trong những hạn chế, khó khăn lớn trong thi hành quyết định xử phạt VPHC trong hoạt động xây dựng là việc tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Vì vậy, Điều 7 và 13 của Nghị định 121/2013/NĐ-CPcần được điều chỉnh theo hướng phải xác định rõ, cụ thể

từng hành vi xây dựng sai phép, sai thiết kế được duyệt để việc áp dụng xử lý vi phạm chặt chẽ, chính xác về hành vi và rõ ràng. Cụ thể nhưsau:

- Đối với việc xây dựng nhà riêng lẽ nằm ngoài khu vực quy hoạch

chi tiết tỷ lệ 1/500, các hành vi xây dựng sai phép g m: + Tăng diện tích xây dựng sàn tầng trệt (tầng 1) + Xây dựng sai tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng

+ Xây dựng vượt quá số tầng quy định trong Giấy phép xây dựng

+ Xây dựng vượt chiều cao xây dựng cơng trình so với Giấy phép xây dựng

+ Thay đổi công năng sử dụng

+ Vi phạm những quy định về quản lý kiến trúc đô thị (đối với những khu vực đã có thiết kế đơ thị được duyệt)

- Đối với việc xây dựng nhà riêng lẽ nằm trong khu vực quy họach

chi tiết tỷ lệ 1/500, các hành vi xây dựng sai phép g m:

+ Tăng diện tích sàn xây dựng so với Giấy phép xây dựng + Xây dựng sai tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng

+ Xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ + Xây dựng diện tích nhỏ hơn so với Giấy phép xây dựng + Xây dựng giảm số tầng so với Giấy phép xây dựng

+ Thay đổi kiến trúc mặt ngồi cơng trình so với Giấy phép xây dựng  Về thi hành quyết định đối với các cơng trình vi phạm xây dựng đã chuyển nhƣợng qua nhiều chủ sở hữu:

Bổ sung quy định về hình thức chế tài xử lý đối với chủ đầu tư các cơng trình xây dựng dù đã chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác. Song song đó cũng quy định hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức đã nhận chuyển nhượng cơng trình xây dựng vi phạm. Có tác động mạnh vào lợi ích thì mỗi cá nhân, tổ chức sẽ có sự thận trọng trong việc

chuyển nhượng nhà, đất cũng như sẽ chấp hành tốt các trình tự, thủ tục luật định trong việc chuyển nhượng để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Việc áp dụng Khoản 9, Điều 13 về “nộp phạt để tồn tại công trình xây dựng vi phạm”

Với những bất cập trong quá trình áp dụng nhất là việc hình thành suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực từ đối tượng bị tác động của quy định này khi cùng là cơng trình xây dựng vi phạm, cơng trình trái ph p nhưng tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện được quy định trong Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ mà có cơng trình bị buộc cưỡng chế, tháo dỡ và ngược lại, có cơng trình tuy xây dựng vi phạm với số tầng nhiều, diện tích lớn vẫn có thể t n tại đã vơ hình chung làm giảm sút nghiêm trọng hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khỏi tránh khỏi việc tạo ra mối ngờ vực trong nhân dân, trong dự luận về “đa kim phá luật lệ” và hậu quả là pháp luật bị khinh nhờn và hình thành hiệu ứng dây chuyền “anh vi phạm mà được t n tại thì tơi cũng sẽ vi phạm vì đâu chắc bị xử lý…”. Do đó, quy định này nên được bãi bỏ và thay vào đó là những quy định xử lý trong từng trường hợp cơng trình xây dựng khơng phép, cơng trình xây dựng sai phép, cơng trình xây dựng sai thiết kế được duyệt, cơng trình xây dựng sai quy họach chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt. Riêng đối với những công trình xây dựng sai thiết kế đô thị được duyệt đang t n tại thì cho điều chỉnh nếu phù hợp với các quy định về cấp phép xây dựng.

Về việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng và việc áp dụng biện pháp đình chỉ, cƣỡng chế tháo dỡ:

Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ khơng quy định về biện pháp đình chỉ thi cơng xây dựng cơng trình và cưỡng chế tháo dỡ đối với cơng trình vi phạm (khơng phép, sai phép, sai thiết kế thẩm định được phê duyệt, sai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, sai thiết kế đô thị được phê duyệt) mà chỉ nêu biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khi đó, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ lại khơng quy định về biện pháp xử

phạt vi phạm hành chính đối với các cơng trình xây dựng vi phạm mà chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn (đình chỉ thi công, ngừng cung cấp các dịch vụ điện nước, cưỡng chế tháo dỡ…). Với những quy định thiếu thống nhất, mâu thuẫn, khơng xun suốt này đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với các cơng trình xây dựng vi phạm. Vì vậy, cần nhất quán các quy định về xử phạt VPHC và áp dụng biện pháp ngăn chặn tháo dỡ giữa hai Nghị định này, tạo điều kiện thuận lợi và đ ng bộ trong xử phạt và tổ chức thi hành các quyết định xử phạt.

Việc tổ chức thi hành Quyết định xử phạt VPHC

Xuất phát từ khó khăn trong thực tiễn khi yêu cầu cung cấp về thông tin tài khoản của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng từ những tổ chức tín dụng, ngân hàng, chi cục thuế ln bị từ chối phúc đáp, gây khó khăn khá nhiều trong việc tổ chức thực hiện quyết định xử phạt VPHC, tác giả kiến nghị bổ sung quy định và chế tài kèm theo đối với trách nhiệm cung cấp số tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm khi nhận được yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi cục thuế… vào Nghị định 166/2013/NĐ-CP nhằm giúp cho việc tiến hành cưỡng chế được thuận lợi và đ ng bộ.

Ngoài ra, Nghị định 121/2013/NĐ-CP chưa quy định cụ thể hướng xử lý trong một số trường hợp đang diễn ra khá nhiều trên thực tế như: việc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng như đã tự nhận thức, tự khắc phục hậu quả trước khi Người có thẩm quyền xử phạt VPHC ban hành Quyết định xử phạt VPHC, việc đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu hồn thành theo quy định. Do đó, cần phải bổ sung đầy đủ các quy định để thống nhất cách xử lý trong mọi trường hợp phát sinh trong vi phạm xây dựng và đảm bảo cơ s pháp lý cho cơ quan, công chức, chủ thể thực hiện việc xử phạt cụ thể như: cần có chế tài đối với hành vi đưa vào khai thác, sử dụng các cơng trình chưa nghiệm thu hồn thành và phạt bổ sung, buộc khôi phục hiện trạng nếu cơng trình có sai phạm,

đối với các tổ chức, cá nhân tự nhận thức, tự khắc phục hậu quả trước khi Người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt VPHC trong hoạt động xây dựng thì vẫn áp dụng hình thức phạt cảnh cáo nhằm răng đe, tránh những sai phạm về sau và cũng động viên cá nhân, tổ chức sai phạm tự khắc phục phần lỗi do mình gây ra.

Mặt khác, Nghị định 121/2013/NĐ-CP lại có những quy định “vượt rào” so với Luật xử lý VPHC mà trong đó nổi bật nhất là thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã và cấp huyện. Trong khi Điều 38 Luật Xử lý VPHC quy định Chủ tịch UBNDcấp xã được phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa nhưng không quá 5 triệu đ ng, Chủ tịch UBND cấp huyện được phạt tiền đến 50% mức phạt tối đa nhưng khơng q 50 triệu đ ng thì Điều 67 và Điều 68 Nghị định 121/2013/NĐ-CP thì lại quy định Chủ tịch UBND cấp xã được phạt đến 10 triệu đ ng, chủ tịch cấp huyện được phạt đến 100 triệu đ ng, các điều khoản này chỉ nói chung chung khơng quy định rõ là đối với tổ chức hay cá nhân dễ dẫn đến hiểu nhầm và áp dụng sai pháp luật. Mặt khác,tuy mức phạt tăng cao nhằm nâng cao tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm và nâng cao trách nhiệm của chủ thể trong quá trình tham gia họat động xây dựng nhưng mâu thuẩn, trái với quy định của Luật xử lý VPHC khơng bảo đảm được tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, có mối liên quan mật thiết với các quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng chính là những quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đơ thị. Do đó, để đảm bảo việc xử phạt và tổ chức thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng, cần có sự điều chỉnh, thay đổi một cách tồn diện và đ ng bộ những quy định có vướng mắc, mâu thuẩn giữa hai Nghị định này. Cụ thể như sau:

Về việc cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng

Để thuận tiện, tạo sự phối hợp chặt chẽ và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ cơng trình xây dựng vi phạm, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các quy định theo hướng sau:

- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện việc

cưỡng chế, tháo dỡ các cơng trình xây dựng vi phạm với ngu n kinh phí thực hiện do Ủy ban nhân dân cấp huyện chi trả. Vì vậy, rất cần thiết có quy định về việc cơ quan ban hành Quyết định xử phạt VPHC được giữ lại 100% tiền thu phạt VPHC để thực hiện các quyết định xử phạt và cưỡng chế tháo dỡ.

- Bãi bỏ việc giao Trư ng Công an cấp xã tổ chức cưỡng chế đối với

các cơng trình xây dựng vi phạm và thay thế bằng cơ chế phối hợp với ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện cưỡng chế theo đúng quy định của ngành công an tại Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 ngày 21 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đ ng thời quy định rõ về chế tài xử lý khi không thực hiện việc phối hợp hoặc dung túng cho hành vi vi phạm, tạo điều kiện để cơng trình xây dựng vi phạm tiếp tục vi phạm, tiếp tục xây dựng thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Song song đó, Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố là một cơ s pháp lý quan trọng hợp cùng các văn bản chỉ đạo khác về công tác quản lý trật tự xây dựng, tạo thành một hệ thống giải pháp đ ng bộ, áp dụng thống nhất trong các cấp, các ngành tại thành phố, từng bước góp phần cho việc thi hành các quy định pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng ngày càng chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn. Trên cơ s đó, 02 năm qua, Thanh tra S Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cá nhân, tổ chức có liên quan đã thực hiện khá nhất qn về trình tự, thủ tục trong cơng tác xử lý VPHC trong lĩnh vực xây dựng, có sự phân cơng rõ ràng và có sự phối hợp khá chặt chẽ trong kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố H Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND đã phát sinh nhiều hạn chế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND là một yêu cầu tất yếu khách

quan, đảm bảo sự đ ng bộ cả hệ thống quy định pháp luật trong xử lý VPHC về xây dựng, trong một số vấn đề sau:

- Khoản 1, Điều 15 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố H Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ- UBND) quy định: “Việc ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng

chế cơng trình vi phạm trật tự xây dựng phải thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007, Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan” mâu thuẫn với Điều 10 của Thông tư số

02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng về áp dụng biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính: “1. Đối với những hành vi vi phạm hành chính quy

định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ mà khơng quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phá dỡ cơng trình xây dựng, bộ phận cơng trình xây dựng vi phạm thì biên bản vi phạm hành chính được lập theo Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP; 2. Những biểu mẫu khác trong xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP”). Có mâu thuẩn này trước hết vì

Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND được ban hành trước Thông tư số 02/2014/TT-BXD và vì Thơng tư số 02/2014/TT-BXD khơng đề cập đến việc áp dụng biểu mẫu Quyết định cưỡng chế đang được áp dụng theo quy định của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

- Điều 15 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố H Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ- UBND)chỉ quy định việc ban hành, thực hiện quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế nhưng không nêu rõ việc ban hành quyết định cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế tháo dỡ cơng trình vi phạm, việc tổ chức cưỡng chế cơng trình vi phạm theo như quy định tại Thơng tư 02/2014/TT-BXD

- Những quy định của quy chế này vẫn còn chung chung và còn nhiều lỗ hỏng trong công tác quản lý nhất là việc ch ng chéo trong công tác quản lý xây dựng tại địa phương. Hiện tại, các quận, huyện thành lập Đội Quản lý trật tự đô thị trực thuộc Phịng Quản lý đơ thị. Dưới đội có các tổ quản lý trật tự đơ thị nằm tại các phường, xã. Từ đó xảy ra sự ch ng chéo chức năng nhiệm vụ với Đội Thanh tra xây dựng địa bàn trong việc xử lý các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng. Cụ thể, khi xử lý xây nhà khơng phép thì Ủy ban nhân dân cấp xã là chủ thể chính, phối hợp với Đội Thanh tra xây dựng địa bàn cùng xử lý.Nhưng với trường hợp nhà xây sai phép, phía thanh tra xây dựng địa bàn chủ trì phối hợp với quản lý trật tự đơ thị giải quyết. Sự ch ng chéo này khiến cho trách nhiệm xử lý không rõ ràng, là kẽ h để đùn đẩy trách nhiệm và lợi dụng để bao che, tiếp tay cho chủ đầu tư, đầu nậu xây nhà không phép tràn lan.

Một phần của tài liệu Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)