Các biện pháp về tổ chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (Trang 68 - 74)

34 Điều 72 Luật xử lý VPHC

2.3.3. Các biện pháp về tổ chức thực hiện pháp luật

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin,

liên lạc hiện đại như : m hộp thư điện tử, lập đường dây nóng, hệ thống tin nhắn nóng... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân báo về các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đặc biệt là những trường hợp có quyết định xử phạt nhưng vẫn tiếp tục tổ chức thi cơng.Từ đó thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia,hỗ trợ tích cực trong việc quản lý trật tự xây dựng; tổ chức cho họ tham gia rộng rãi vào các họat động thực hiện, áp dụng pháp luật xây dựng nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của mình và góp phần đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật về xây dựng. Số lượng báo tin vi phạm xây dựng thông qua các đường dây nóng được S Xây dựng công bố ngày một nhiều với những thông tin rất kịp thời, nhanh nhạy là một trong những minh chứng sinh động cho việc tham gia vào công cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật xây dựng của người dân.

Thứ hai,áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát thi hành

quyết định, đặc biệt là cần viết phần mềm liên thông về thông tin giữa Thanh tra s xây dựng, ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã và các cơ quan liên

quan đến công tác thi hành quyết định nhằm giúp các cơ quan nắm bắt được kết quả thi hànhquyết định của các tổ chức, cá nhân vi phạm từ đó kịp thời tham mưu ban hành các giải pháp cưỡng chế phù hợp và kịp thời.

Thứ ba, cần m rộng các hình thức tư vấn pháp lý và dịch vụ pháp lý để

giúp nhân dân hiểu luật và thực hiện tốt qui định của pháp luật về xây dựng với hoạt động có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và đ i hỏi của đông đảo nhân dân.

Thứ tư, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các cơ

quan, đơn vị nhất là các cơ quan ngành xây dựng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng, góp phần nhâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về xây dựng.

Đ ng thời, việc nắm chắc các quy định pháp luật để triển khai, thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức khơng chỉ góp phần phát huy vai trị của pháp luật là công cụ của Nhà nước để quản lý xã hội và mà cũng là công cụ để mọi tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với trách nhiệm: “Tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp đào

tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật”37, đội ngũ cán bộ, cơng chức là nhóm đối tượng cần được tuyền truyền,

giáo dục pháp luật với n t đặc thù vì họ đóng vai tr “k p” trong phổ biến, giáo dục pháp luật khi vừa là đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và đ ng thời cũng là chủ thể tham gia phổ biến giáo dục pháp luật trong quan hệ với nhân dân. Đây là nhóm đối tượng cần được quan tâm hàng đầu trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về xây dựng, b i lẽ họ chính là tấm gương phản chiếu tính pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, trong quá trình thực thi cơng vụ, họ là đối tượng dễ bị lơi kéo, mua chuộc hoặc có khi chủ động có hành vi tiêu cực trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, họ rất cần, ln cần am hiểu về pháp luật xây dựngđể xây dựng ý thức, thái độ đúng đắn khi thi hành công vụ. Mặt khác, Nhà nước cần phải có kế hoạch m lớp đào tạo cơ bản, b i dưỡng không những về pháp luật mà còn cả kinh

37

nghiệm xử phạt, đối thoại với người vi phạm, việc tổ chức cưỡng chế…để họ tr thành những người am hiểu pháp luật, tinh thông kinh nghiệm,đ ng thời là người phát hiện kịp thời những bất cập, chỗ h của pháp luật để hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về xây dựng và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng

- Cần tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác thi hành quyết định. Thực tế cho thấy mỗi quận, huyện hiện nay tuy có tổ thi hành quyết định nhưng đa phần chỉ có 1 cán bộ đội trật tự được phân cơng tống đạt và theo dõi q trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Một số nơi cán bộ c n yếu về nghiệp vụ chuyên môn, việc nắm bắt pháp luật chủ yếu theo kinh nghiệm và các điều khoản cần thiết cho việc tống đạt quyết định mà thiếu các kỹ năng, chun mơn nhằm thuyết phục, giải thích và tạo điều kiện cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm chấp hành. Gặp những trường hợp khó khăn đa phần cán bộ thi hành quyết định làm cho đủ thủ tục hoặc tìm cách thuyết phục người dân theo hướng đóng phạt để được làm đơn cứu x t phần khắc phục hậu quả. Vì vậy các cơ quan nhà nước cần bổ sung thêm cán bộ làm cơng tác thi hành quyết định và có chế độ b i dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phù hợp.

- Đưa kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng vào đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức hàng năm. Ủy ban nhân dân các cấp lấy hiệu quả thi hành quyết định làm thước đo năng lực thực hiện công tác của thủ trư ng các cơ quan liên quan. Xây dựng đạo đức công vụ, kỷ luật công vụ, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ. Xây dựng chế độ trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu, của từng cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kiên quyết xử lý đối với những trường hợp cán bộ, cơng chức có hành vi tiêu cực trong phát hiện, xử lý các cơng trình xây dựng vi phạm pháp luật.

- Đưa báo cáo kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng vào nội dung đánh giá định kỳ hàng tháng của cơ quan, đơn vị đặc biệt là của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện. Báo cáo phải có số liệu đầy đủ và cụ thể nhằm cho ngành dọc, cơ quan quản lý cấp đánh giá được hiệu quả thi hành quyết định, đánh giá được năng lực thực thi của các cơ quan cấp dưới.

KẾT LUẬN

Hiện nay các quy định của pháp luật về thi hành quyết định xử phạt hành chính nói chung và trong hoạt động xây dựng nói riêng khá hồn thiện, trong đó các Luật, Nghị định, Thơng tư và Hướng dẫn có quy định chi tiết về trình tự thủ tục các bước tiến hành việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Có thể nói, trong 5 năm qua sự hoàn thiện về các quy định của pháp luật đã góp phần tích cực vào hiệu quả của cơng tác thi hành quyết định định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Luật Xây dựng, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị Định 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, Nghị định 81/2013/NĐ- CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính,Nghị Định121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công s , Nghị Định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Thông Tư 02/2014/TT-BXDngày 12 tháng 02 năm 2014 Bộ xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng;kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công s đã giúp cho các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền phát huy tốt quyền điều hành, quản lý, xử lý trên lĩnh vực mình phụ trách, thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo trật tự do pháp luật quy định. Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng được nâng cao.

Từ thực tiễn công tác thi hành quyết định xử phát vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng tại Thành phố H Chí Minh cho thấy trong thời

gian qua việc thực thi cũng c n gặp những khó khăn nhất định trong đó phần lớn nguyên nhân là pháp luật vẫn c n những kẽ h , chưa hoàn thiện, vai tr , trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi chức trách nhiệm vụ c n chưa cao, công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân c n chưa được thực hiện có hiệu quả. Những khó khăn vướng mắc này đã gây ảnh hư ng khơng nhỏ đến q trình đưa pháp luật vào cuộc sống.

Qua đề tài nhiên cứu tác giả cũng đã kiến nghị 3 nhóm giải pháp chính nhằm thay đổi thực trạng g m :

- Bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực xây

dựng, xử phạt vi phạm hành chính và đặc biệt là tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

- Đẩy mạnh, coi trọng công tác thực hiện pháp luật về xây dựng

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về

xây dựng và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Tác giả mong muốn những nhóm giải pháp mà mình đưa ra sẽ cung cấp cho những nhà làm luật các vấn đề cụ thể đang diễn ra trong quá trình thực thi pháp luật và các nhóm giải pháp trên sẽ góp phần hoàn thiên các quy định của pháp luật cũng như giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhìn thấy thực tại và có giải pháp cụ thể tại cơ quan, đơn vị mình.

Và để đảm bảo việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành quyết định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng đ i hỏi cần có sự quan tâm đóng góp của các ngành chức năng, các nhà nghiên cứu cũng như sự đ ng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân trong quá trình thực thi pháp luật đó mới là vấn đề mấu chốt nhằm giúp cho pháp luật đi vào cuộc sống và nhận được sự đ ng tình ủng hộ của xã hội.

Một phần của tài liệu Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)