Cơ sở thực tiễn của quyền thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 27)

1.3.1. Nhu cầu thành lập doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân

Nhu cầu làm giàu là nhu cầu chính đáng chính đáng và được nhà nước thừa nhận và bảo hộ. Kinh doanh ln được xem là con đường nhanh chóng gia tăng tài sản nhà đầu tư. Muốn kinh doanh, nhà đầu tư cần chọn một trong số những loại hình mà nhà nước quy định. Ở Việt Nam, cá nhân, tổ chức có thể kinh doanh nhỏ (lưu động, khơng ổn định về mặt hàng, địa điểm hay dịch vụ), hay thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã…. Thành lập doanh nghiệp để thực hiện những hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ kinh doanh dưới những hình thức thích hợp với khả năng vốn, khả năng quản lý của mình nhằm thu lợi nhuận vừa là nhu cầu tất yếu vừa khá phổ biến so với các hình thức kinh doanh khác. Vì thế, doanh nghiệp trở thành một chủ thể kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Tự do kinh doanh là đòi hỏi nền kinh tế thị trường. Ngay từ thế kỷ XVIII, cơ chế kinh tế của nền kinh tế thị trường đã được Adam Smith xem như “bàn tay vơ

hình” điều tiết nền kinh tế. Khi nói đến kinh tế thị trường là nói đến nguyên tắc “tự do kinh tế”, trong đó bao gồm tự do thành lập doanh nghiệp. Có thể nói, tự do thành

lập doanh nghiệp cũng là một thước đo để đánh giá mức độ tự do của nền kinh tế. Nhu cầu này có được đảm bảo thực hiện hay khơng và việc xác định cơ sở để đảm bảo thực hiện nó là điều có ý nghĩa quan trọng. Mặc dù pháp luật có nhiều thay đổi nhưng nhu cầu thành lập doanh nghiệp vẫn luôn tồn tại. Chắc chắn trong bất cứ nền kinh tế hàng hóa nào cũng khơng thiếu các chủ thể muốn được kinh doanh một cách tự do.

Ở Việt Nam trước năm 1986, pháp luật không công nhận quyền tư hữu về tư liệu sản xuất và vì vậy khơng cơng nhận quyền tự do kinh doanh cho tư nhân. Mặc dù vậy kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và cũng có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Điều này cho thấy nhu cầu kinh doanh là tất yếu trong nền sản xuất xã hội và cần được định hướng bằng pháp luật.

Từ khi thực hiện chủ trương đổi mới đến nay, nhất là từ năm 2005, khi ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất với nhiều sửa đổi mang tính quyết định thì hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp đã phát triển nhanh chóng và thu hút các tầng lớp dân cư tham gia. Số lượng doanh nghiệp tăng dần theo từng năm. Chỉ trong vòng 05 năm số doanh nghiệp đã tăng hơn 2,5 lần; trung bình mỗi năm lại có thêm hơn 35 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, cá biệt có năm tăng gần 50

nghìn và con số tăng hàng năm duy trì đều đặn. Theo kết quả khảo sát gần đây của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2011 cả nước có 541.103 doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 458.153 doanh nghiệp và gấp 4,8 lần so với năm 2005.

Bên cạnh đó, thống kê tốc độ tăng số lượng các đơn vị kinh tế cho thấy nếu so sánh với các hình thức kinh doanh khác thì rõ ràng tốc độ tăng số lượng của loại hình doanh nghiệp vượt trội hơn hẳn các loại hình kinh tế khác. Bình quân hàng năm tính từ năm 2007 – 2012 số doanh nghiệp tăng thêm 22,3%, con số này cao hơn nhiều so với 0,17% của hợp tác xã và 4,3% của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông lâm nghiệp, thủy sản. Điều này cho thấy nhu cầu thành lập doanh nghiệp để kinh doanh là rất lớn.

Từ đó, ta thấy rằng, trong kinh tế hàng hóa, nhất là giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường thì nhu cầu kinh doanh là một nhu cầu chính đáng và tất yếu của các chủ thể kinh tế. Việc đáp ứng hay không đáp ứng nhu cầu kinh doanh là một tác động có thể giải phóng hoặc ức chế sức sản xuất của xã hội. Vấn đề đặt ra là, cần tôn trọng quyền kinh doanh của các chủ thể kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu xã hội mà Nhà nước xác định.

Vậy, tất yếu cần có hệ thống pháp luật về kinh doanh để định hướng cho các chủ thể thực hiện nhu cầu kinh doanh của mình một cách phù hợp với chính sách kinh tế của nhà nước. Trong đó, pháp luật về thành lập doanh nghiệp có tính định hướng rõ nét nhất cho sự ra đời và tồn tại của các đơn vị kinh tế là doanh nghiệp trong nền sản xuất xã hội.

1.3.2. Ý nghĩa của quyền thành lập doanh nghiệp

Quyền thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức, cá nhân. Quyền này tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có thể tạo lập cơ sở kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu làm giàu chính đáng, mang lại lợi ích kinh tế khơng chỉ cho tổ chức, cá nhân mà cho tồn xã hội. Vì vậy, việc thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ý nghĩa ấy được thể hiện ở một số mặt sau đây:

Một là, ý nghĩa về mặt kinh tế

Chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và cho phép thành lập doanh nghiệp đã tác động trực tiếp để “giải phóng nhiều năng lực sản

xuất bị kiềm chế trong xã hội”10. Nổi bật là sự phát triển nhanh và nhiều về số lượng doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp là con đường mang đến những bước tăng trưởng vượt bậc về kinh tế khơng chỉ cho nhà đầu tư mà cịn cho nền kinh tế. Doanh nghiệp là yếu tố cấu thành nền kinh tế quốc dân, là tế bào của bất kỳ nền kinh tế nào. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các doanh nghiệp có vị trí, vai trị rất lớn đối với sự tác động và phát triển kinh tế - xã hội. Sức sản xuất của một quốc gia hay của một nền kinh tế thể hiện ở năng lực và hiệu quả sản xuất của hệ thống doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.

Trước 1986, việc xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã tạo nên cơ chế hoạt động thiếu năng động, không hiệu quả trong các doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế này đã biến các doanh nghiệp nhà nước thành các đơn vị “phi doanh nghiệp”11. Doanh nghiệp không được sản xuất kinh doanh độc lập, khơng có lợi ích kinh tế nên khơng có động lực, khơng có khả năng tự phát triển. Vì vậy dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ và làm suy yếu nền kinh tế.

Năm 1986, thực hiện đường lối mở cửa, đổi mới, chúng ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cơng dân có quyền thành lập doanh nghiệp. Từ đó kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc.

Thứ nhất, cùng với sự ra đời của các doanh nghiệp, kinh tế tăng trưởng

nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Sơ bộ năm 2011, tổng sản phẩm trong nước đạt 2.535.008 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người sơ bộ năm 2011 là 1.375 USD, gấp 2 lần so với thời điểm 2005, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nghèo kém phát triển và bước vào nhóm các quốc gia phát triển có thu nhập trung bình.

Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp được phép tự do thành lập ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Trong cơ cấu GDP của một quốc gia, thơng thường có phần đóng góp của nơng nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đối với các nước phát triển, thường tỷ trọng đóng góp vào GDP của nông nghiệp là rất nhỏ, cơ bản là của dịch vụ và công nghiệp. Và hoạt động trong hai ngành này chính là các doanh nghiệp, với đặc thù của mình là sản

10 Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, tr.169.

11 Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, tr.81.

xuất kinh doanh đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê, thì trong năm 2011, cơng nghiệp và dịch vụ đóng góp 77,98% GDP và con số này đã duy trì liên tục nhiều năm12.

Thứ hai, thừa nhận quyền thành lập doanh nghiệp, nhà nước còn thu về một

phần rất lớn vào ngân sách nhà nước là tiền thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập của những người có thu nhập cao là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, chỉ tính riêng trong năm 2008, thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp tới 32,9% cho ngân sách nhà nước và con số này sẽ là 35,9% trong năm 2009 và ước tính sẽ tăng dần qua từng năm13. Đến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên 43,8%, tương đương ngân sách nhà nước thu từ khối doanh nghiệp đạt 244.668 tỷ đồng. Thơng qua đóng góp này, Nhà nước sẽ đảm bảo các nhu cầu khác cho xã hội như nhu cầu về an ninh, giáo dục, y tế…. và đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, hướng tới phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội.

Thứ ba, một doanh nghiệp ra đời là đã góp phần rất lớn trong việc tạo việc

làm, đảm bảo việc làm và phát triển cơ hội có việc làm. Thơng qua việc tồn tại và phát triển, duy trì và mở rộng quy mô doanh nghiệp đã đảm bảo gia tăng không ngừng cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, năm 2011, tại Việt Nam dân số từ 15 tuổi trở lên là 51,39 triệu người, chiếm 58,5% dân số cả nước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, chiếm 52,9% dân số. Trung bình mỗi năm lại tăng thêm hơn 1 triệu lao động mới. Doanh nghiệp là loại hình dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Tính đến thời điểm 01/4/2012, khối doanh nghiệp thu hút 10,9 triệu lao động, tăng 65% so với năm 2007. Bình quân hàng năm số lượng doanh nghiệp tăng 22,3%, số lao động tăng 10,7%.

Bên cạnh đó, sự ra đời của các doanh nghiệp cũng tạo ra động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Đây cũng là nhân tố tạo nên sự tăng trưởng về kinh tế nói chung.

Như vậy, quyền thành lập doanh nghiệp được mở rộng kéo theo phát triển về kinh tế. Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng phản ánh sự cải thiện chính

12 Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê năm 2011 – Tài sản quốc gia và ngân sách nhà nước, tr.134.

13 Phạm Trí Hùng (2010), Doanh nghiệp giàu, ngân sách mạnh, http://vef.vn/2010-09-24-doanh-nghiep-giau-

sách và hệ thống pháp luật theo hướng mở rộng quyền thành lập doanh nghiệp. Chính sự cải thiện đó đã làm cho các nguồn lực trong nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn, từ đó thức đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai là, ý nghĩa về mặt chính trị - pháp lý

Thứ nhất, quyền thành lập doanh nghiệp là biểu hiện của quyền tự do kinh

doanh, là mục tiêu cũng là động lực phát triển kinh tế, xã hội.

Đây có thể được xem là quyền lợi chính đáng và hợp pháp cấu thành nên nền tảng cơ bản cho một xã hội dân chủ. Thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền thành lập doanh nghiệp cũng là tôn trọng quyền tự do của con người trong lĩnh vực kinh tế.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đảm bảo vấn đề tự do, dân chủ, công bằng trong thực tiễn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa

mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp…”; “Nhà nước tôn trọng và đảm bảo các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người”.

Thứ hai, thành lập doanh nghiệp tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế,

từ đó cũng dẫn đến sự ổn định về kinh tế - xã hội. Những minh chứng ở trên cho thấy, thừa nhận quyền thành lập doanh nghiệp đã đem đến những tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, ổn định giá cả. Do đó các sức ép về vấn đề xã hội đã được giảm đáng kể.

Thứ ba, thừa nhận quyền thành lập doanh nghiệp cùng với cơ chế đảm bảo

tạo nên cơ sở pháp lý giúp nhà kinh doanh an tâm đầu tư. Muốn kinh doanh, các nhà đầu tư phải lựa chọn một loại hình doanh nghiệp hoặc một phương thức kinh doanh nhất định mà pháp luật đã quy định. Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường rất năng động và rất đa dạng xét về chủ thể tham gia. Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của chúng ta trước đây chỉ có một số loại chủ thể ít ỏi, thì trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta có nhiều loại chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Các nhà đầu tư rất muốn có một sự lựa chọn tương đối rộng rãi về loại hình doanh nghiệp và khả năng chuyển đổi dễ dàng từ loại hình doanh nghiệp, phương thức kinh doanh đã chọn sang một loại hình doanh nghiệp và phương thức kinh doanh khác khi cần phải thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế. Nhà đầu tư

chỉ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ đầu tư, kinh doanh trên những cơ sở pháp lý vững chắc.

Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những bước đi quan trọng trong việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp nhằm tạo ra khả năng lựa chọn rộng rãi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Từ một vài loại hình doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật trước 1990, hiện nay, trong hệ thống pháp luật nước ta đã có một danh mục khá dài các loại hình doanh nghiệp với nhiều hình thức đầu tư vốn (đầu tư nhà nước, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngồi, liên doanh). Đó là doanh nghiệp tư nhân, cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh.

Thứ tư, quyền thành lập doanh nghiệp đã đặt ra yêu cầu phải cải cách cơ chế,

thủ tục hành chính sao cho doanh nghiệp có thể đăng ký và hoạt động có hiệu quả nhất. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005 là một bước tiến lớn trong cải cách hành chính ở Việt Nam bởi luật đã xóa bỏ nhiều loại giấy phép, nhiều thủ tục hành chính phiền hà gây tốn kém thời gian và tiền bạc khi đăng ký và hoạt động. Sự ra đời của luật này khẳng định sự thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền thành lập doanh nghiệp của người dân. Qua đó nó cũng giúp cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn và do vậy thể chế chính trị cũng ổn định hơn.

Quá trình thừa nhận quyền thành lập doanh nghiệp cũng đã tạo ra nền tảng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế (như đã đề cập ở trên) và chính sự phát triển này đã chứng minh cho việc mở rộng và đảm bảo tự do kinh doanh ở Việt Nam.

Đối với nhà đầu tư nước ngồi, tạo lập mơi trường kinh doanh thuận lợi, trong đó có việc thừa nhận và tơn trọng quyền thành lập doanh nghiệp được xem như là tiêu chí lựa chọn đầu tư. Thành lập doanh nghiệp cũng là một trong mười chỉ tiêu đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới WB.

Ba là, ý nghĩa về mặt xã hội

Thành lập doanh nghiệp trên thực tế khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và

Một phần của tài liệu Quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)