Quy định về quyền lựa chọn ngành nghề kinhdoanh

Một phần của tài liệu Quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 49)

2.1. Thực trạng pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp

2.1.5. Quy định về quyền lựa chọn ngành nghề kinhdoanh

Một khía cạnh rất quan trọng của quyền thành lập doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần được đảm bảo, đó là tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Quyền thành lập doanh nghiệp sẽ không thể thành hiện thực nếu nhà đầu tư không được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mình muốn và có khả năng tiến hành hiệu quả; cũng rất dễ bị xâm phạm nếu bị hạn chế một cách tùy tiện.

Điều 7.1 Luật Doanh nghiệp 2005 đã nêu rất rõ quan điểm của Nhà nước là

“Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm”.

Những ngành nghề bị cấm là những ngành nghề có thể gây phương hại đến quốc phịng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường như kinh doanh các chất ma túy, các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy và mê tín dị đoan, các loại phế liệu nhập khẩu gây ơ nhiễm mơi trường… Bên cạnh đó, pháp luật cịn xác định các ngành nghề kinh doanh mà khi tiến hành phải đáp ứng những điều kiện nhất định, chẳng hạn điều kiện về vốn, điều kiện về chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh….

Ngoài những hạn chế trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh vừa nêu để đảm bảo khơng làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước và của xã hội thì tổ chức, cá nhân có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến của bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Thêm vào đó, cũng tồn tại những ngành nghề mà nhà nước cần khuyến khích đầu tư nên dành những ưu đãi đặc biệt. Ví dụ: sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất giống cây trồng và giống vật nuôi mới…

Một phần của tài liệu Quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)