CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện
huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Với vai trò, vị trí, chức năng của một Chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, trong
những năm qua NHNo&PTNT Giồng Riềng đã kiên trì thực hiện theo định
hướng là lấy nông nghiệp nông thôn làm thị trường mục tiêu, luôn bám sát các chủ trương của Đảng, nhà nước, tỉnh, huyện, các định hướng công tác trong
ngành, đưa đồng vốn của ngân hàng vào các chương trình kinh tế trong điểm của huyện, các dự án có hiệu quả về kinh tế - xã hội, đảm bảo hoạt động tín dụng,
thu nhập cho ngân hàng. Kết quả một số hoạt động chính của NHNo&PTNT
huyện Giồng Riềng trong thời gian qua được thể hiện qua các bảng dưới đây.
3.4.1 Công tác huy động vốn
3.4.1.1 Vốn huy động tại địa phương
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trị quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và vốn vay từ ngân hàng cấp trên.
Nguồn vốn huy động: ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm
trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn.
Nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn, nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động.
Do nguồn vốn huy động có vai trị quan trọng trong q trình kinh doanh nên NHNo&PTNT chi nhánh huyện Giồng Riềng đã nổ lực lớn để huy động
nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để ngân hàng
hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay.
Bảng 1A: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % I.Vốn huy động 62.695 31,29 78.900 32,85 98.323 30,47
1.Tiền gửi tiết kiệm 42.621 21,27 54.774 22,80 74.000 22,93 - Có kỳ hạn 20.778 10,37 46.500 19,35 57.000 17,66 - Không kỳ hạn 21.843 10,90 8.274 3,44 17.000 5,27 2.TG tổ chức kinh tế 8.936 4,46 12.100 5,04 13.023 4,03 - Có kỳ hạn 177 0,09 248 0,10 316 0,10 - Không kỳ hạn 8.759 4,37 11.852 4,93 12.707 3,93 3.TG kho bạc 11.138 5,56 12.026 5,01 11.300 3,50 II.Vay NH cấp trên 137.700 68,71 161.300 67,15 224.400 69,53 Tổng 200.395 100 240.200 100 322.723 100
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Bảng trên cho thấy tỷ trọng vốn huy động luôn chiếm trên 30%/tổng
Qua Bảng 1B ta thấy vốn huy động tăng qua các năm: năm 2008 doanh số vốn huy động là 62.695 triệu đồng, năm 2009 đạt 78.900 triệu đồng, tăng 16.205 triệu đồng tức 25,85% so với năm 2008, đến năm 2010 đạt 98.323 triệu đồng,
tăng 19.423 triệu đồng tức 24,62% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: * Tiền gửi tiết kiệm (TGTK)
Nguồn vốn của dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích là để tích lũy vốn nên họ có thể gửi cả tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, có hộ tài chính tương
đối ổn định thì thích gửi tiết kiệm có kỳ hạn vì mong muốn có lãi suất cao hơn,
có hộ nguồn vốn khơng ổn định thì gửi tiết kiệm bậc thang.
Qua Bảng 1A ta thấy năm 2008 chiếm tỷ trọng 21,27% tức 42.621 triệu
đồng, trong năm này do ảnh hưởng của suy thối tồn cầu, nền kinh tế bị lạm
phát, do vậy ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động rất cao, có lúc lên đến
14,5%; năm 2009 tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng 22,8% hay 54.774 triệu đồng, nguyên nhân là do ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gửi tiết
kiệm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước; đến năm 2010 thì tiền gửi tiết kiệm đạt 74.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22,93%/tổng nguồn vốn huy động.
TGTK tăng đều qua các năm do đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập tăng lên, tiền nhàn rỗi ngày càng nhiều (Bảng 1B): năm 2009 tăng 25,85% hay tăng 16.205 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 35,1% hay tăng 19.226 triệu đồng so với năm 2009.
Trong TGTK của dân cư chủ yếu là TGTK có kỳ hạn, số này không ngừng tăng lên năm 2008 là 20.778 triệu đồng, năm 2009 TGTK có kỳ hạn tăng 25.722 triệu đồng tức tăng 123,79% so với năm 2008, năm 2010 TGTK có kỳ hạn tăng 10.500 triệu đồng tức tăng 22,58% so với năm 2009 (Bảng 1B).
GVHD: Trương Thị Bích Liên 34 SVTH: Cao Thị Diệu Linh
Bảng 1B: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010)
Đvt: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
I.Vốn huy động 62.695 78.900 98.323 16.205 25,85 19.423 24,62
1.Tiền gửi tiết kiệm 42.621 54.774 74.000 12.153 28,51 19.226 35,10
- Có kỳ hạn 20.778 46.500 57.000 25.722 123,79 10.500 22,58 - Không kỳ hạn 21.843 8.274 17.000 -13.569 -62,12 8.726 10,59 2.TG tổ chức kinh tế 8.936 12.100 13.023 3.164 35,41 923 7,63 - Có kỳ hạn 177 248 316 71 40,11 68 27,42 - Không kỳ hạn 8.759 11.852 12.707 3.093 35,31 855 7,21 3.TG kho bạc 11.138 12.026 11.300 888 7,97 -726 -6,04 II.Vay NH cấp trên 137.700 161.300 224.400 23.600 17,14 63.100 39,12 Tổng 200.395 240.200 322.723 39.805 19,86 54.300 22,61
* Tiền gửi các tổ chức kinh tế
Các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong những năm gần đây đa số là họ gửi với loại không kỳ hạn và không ngừng tăng lên qua các năm: năm 2008 TG không kỳ hạn là 8.759 triệu đồng, năm 2009 số tiền gửi tăng thêm 3.093 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,31%, năm 2010 tiếp tục tăng thêm 855 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 7,21% (Bảng 1B). Nguyên nhân tăng là do kinh tế của huyện phát triển có nhiều doanh nghiệp được thành lập, nếu như năm 2008 mới có 70 doanh nghiệp và cơng ty TNHH được thành lập thì năm 2010 số lượng doanh nghiệp lên đến 112 doanh nghiệp. Mặt khác, nhu cầu gửi tiền của khách hàng vừa dùng để thanh tốn chuyển khoản vừa có thu nhập từ tiền gửi,
bên cạnh đó theo Luật thuế giá trị gia tăng mua hàng hóa từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, do vậy các doanh nghiệp chế biến gỗ, cán tôn, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bưu điện, điện lực, ban quản lý dự án của huyện, khi có khoản tiền dôi ra là họ gửi ngay vào ngân hàng, giúp cho họ hoạt động kinh doanh được thuận tiện. Gửi tiền loại khơng kỳ hạn họ có thể rút ra dễ dàng, không cần phải chờ đến hạn tăng khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp.
* Tiền gửi của kho bạc
Bảng 1A cho thấy tỷ trọng của loại tiền gửi này tăng giảm không đều qua các năm: năm 2008 là 5,56%, năm 2009 là 5,01%, năm 2010 giảm xuống còn 3,5%.
Năm 2009 tiền gửi của kho bạc đạt 12.026 triệu đồng, tăng 7,97% triệu đồng hay tăng 888 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 tiền gửi của kho
bạc là 11.300 triệu đồng, giảm 726 triệu đồng hay giảm 6,04% (Bảng 1B) do
chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng để giúp cho việc
đi lại của người dân dễ dàng hơn.
3.4.1.2 Vốn vay ngân hàng cấp trên
Tỷ trọng của nguồn vốn này luôn chiếm trên 65% tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hòa của ngân hàng tỉnh.
lên 23.600 triệu đồng hay tăng 17,14% so với năm 2008, nguồn vốn điều hịa
càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng càng nhiều, điều này cải thiện được tình hình kinh tế xã hội. Năm 2010 nguồn vốn điều hòa tăng 34.877 triệu đồng hay tăng 21,62% (Bảng 1B) nguyên nhân của sự tăng này là do nông nghiệp rất cần nguồn vốn để sản xuất vì dịch bệnh ở gà, heo trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra cịn lúa thì xảy ra tình trạng cháy rầy.
Nhìn chung, tình hình huy động vốn qua 3 năm đều tăng nhưng không đủ
đáp ứng nhu cầu cho vay mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp
trên. Điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có
những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại
địa phương, có thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả, bởi vì lãi
suất vốn vay từ ngân hàng cấp trên cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ.
3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2008-2010)
NHNo&PTNT là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng như các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, muốn hoạt động có hiệu quả trước hết phải biết sử dụng nguồn vốn vững mạnh và thật hiệu quả, nó ln có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Mục tiêu hàng đầu của ngân hàng là làm thế nào để đạt lợi nhuận
cao nhất và rủi ro thấp nhất trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ của ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng ngân hàng có điều kiện trích dự phịng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Vì vậy, thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của tồn thể cán bộ cơng nhân viên của NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng đã thu được một số kết
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Đvt: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Thu nhập 34.767 35.942 43.387 1.175 3,38 7.445 20,71 Thu từ HĐKD 34.074 34.659 41.141 585 1,72 6.482 18,70 Thu khác 693 1.283 2.246 590 85,14 963 75,06 2. Chi phí 29.115 29.916 33.272 801 2,75 3.356 11,22 Chi trả lãi 23.584 23.755 25.734 171 0,73 1.979 8,33 Chi khác 5.531 6.161 7.538 630 11,39 1.377 22,35 3. LN trước thuế 5.652 6.026 10.115 374 6,62 4.089 67,86
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Về thu nhập
Qua Bảng 2 ta thấy tổng thu nhập qua các năm đều tăng. Theo thống kê, thị phần tín dụng của chi nhánh chiếm trên 50% thị phần trong hệ thống toàn huyện, rất có ưu thế về cho vay do đó thu nhập chính của đơn vị là thu từ hoạt động tín dụng. Ngồi ra cịn thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu hoa hồng
làm dịch vụ chi trả tiền nhanh cho tổ chức Western Union, các tổ chức bảo hiểm, thu phí đổi tiền khơng đủ tiêu chuẩn lưu thông….
Năm 2008, tổng thu nhập của ngân hàng là 34.767 triệu đồng, năm 2009
đạt 35.942 triệu đồng tăng 3,38% so với năm 2008, tăng chậm là do từ quý I năm
2009 thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ, lãi suất cho vay đối với hộ
nông dân giảm, mặt khác khu vực kinh tế có thế mạnh của huyện là giá trị nông – lâm – thủy sản, sản lượng lương thực không đạt kế hoạch; đến năm 2010 thu
nhập của ngân hàng đạt 43.387 triệu đồng, cao hơn năm 2009 là 7.445 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,71%, thu nhập tăng là do ngân hàng tận dụng mọi biện pháp để hạn chế việc thu nợ kéo dài như: điều chỉnh kỳ hạn thu nợ và trả nợ, chẳng hạn trước kia khách hàng trả lãi theo năm nhưng hiện nay yêu cầu khách hàng trả nợ theo quý và thu phí dịch vụ chuyển tiền nhanh; tận dụng sự phát triển của nền kinh tế
địa phương như một số hộ làm ăn có hiệu quả, họ cần vay lượng vốn lớn và chủ động trả nợ gốc và lãi trước hạn vay, điều này cũng làm tăng thu nhập cho ngân
hàng. Mặt khác, doanh số cho vay tăng nhanh, tổng dư nợ cũng tăng đáng kể và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống nhiều, cụ thể trong năm 2009 so với năm 2008 nợ xấu giảm 0,08%, năm 2010 giảm 0,02% so với năm 2009, cho thấy hoạt động tín
dụng của ngân hàng ngày càng đem lại hiệu quả trong tương lai, do đó thu nhập
của ngân hàng cũng tăng theo. Hơn nữa, cán bộ tín dụng đã chủ động gửi giấy
báo nợ đến hạn đến khách hàng trước khi khách hàng thu hoạch mùa vụ để khách hàng chủ động tìm nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng, Đồng thời ngân hàng cũng trực tiếp xuống tận nơi để thu nợ gốc và lãi.
Tuy nhiên, hình sau cho thấy nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn là thu lãi cho vay, chiếm tỷ trọng 98% năm 2008; 96,43% trong năm 2009 và 94,82% trong năm 2010.
Hình 3: Tình hình thu nhập của ngân hàng qua các năm (2008-2010)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Về chi phí
Khoản chi chủ yếu mà ngân hàng phải trả là chi phí trả lãi. Bên cạnh đó cịn chịu các khoản chi ngồi lãi như: chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệ phí, chi khấu hao tài sản cố định, chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ cấp, chi hội họp, mua sắm trang thiết bị, chi mua bảo hiểm….
Chi phí qua các năm đều tăng lên tương ứng với thu nhập năm của ngân hàng, được thể hiện ở Bảng 2, cụ thể năm 2008 tổng chi phí là 29.115 triệu đồng và năm 2009 là 29.916 triệu đồng tăng 801 triệu đồng tức tăng với tỷ lệ 2,75% so
với năm 2008. Trong đó, chi trả lãi là 23.755 triệu đồng tăng 171 triệu đồng tức tăng 0,73% so với năm 2008.
Đến năm 2010, tổng chi phí là 33.272 triệu đồng tăng 3.356 triệu đồng
tức tăng với tỷ lệ 11,22% so với năm 2009. Trong đó, chi trả lãi là 25.734 triệu đồng tăng 1.979 triệu đồng tức tăng 8,33% so với năm 2009. Chi phí tăng là do
ngân hàng mở rộng mạng lưới dịch vụ, mở rộng hoạt động tín dụng như chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối và sử dụng nhiều nguồn vốn từ trung ương, mặt khác trong năm 2010 chi nhánh đã mua thêm nhiều trang thiết bị mới như máy vi tính, máy in, máy đếm tiền, bàn ghế văn phịng và sơn sửa lại trụ sở làm việc….
Hình 4: Tình hình chi phí của ngân hàng qua các năm (2008-2010)
Nguồn: Phịng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Nhìn chung thì chi phí chủ yếu của ngân hàng là chi trả lãi tiền gửi chiếm khoảng 77,34% trong tổng các chi phí, cịn lại 22,66% chi cho các khoản như chi cho nhân viên, mua sắm trang thiết bị và các khoản chi khác (năm 2010) (Hình 4). Vì nhu cầu tín dụng tăng cao nên ngân hàng phải nâng mức vốn huy
động; thêm vào đó, ngân hàng đang cịn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân
hàng khác trên địa bàn, chi phí tăng nên ngân hàng phải tăng lãi suất huy động,
đầu tư vào các khoản chi phí quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ được tốt hơn. Điều
này làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng đấy vẫn là thế mạnh của ngân hàng vì có khoản chi đó ngân hàng mới hoạt động kinh doanh có hiệu