CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
4.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng nông hộ của ngân hàng
Hiệu quả hoạt động tín dụng nơng hộ được xem xét qua nhiều yếu tố, nó có thể được tính tốn bằng các chỉ tiêu cụ thể mang tính định lượng hoặc định tính (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội theo định hướng của địa phương....). Trong đề tài này, em chỉ dùng các chỉ số
mang tính định lượng để đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay nông hộ
của ngân hàng một cách khái quát. .
Bảng 13: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNNo & PTNT huyện Giồng Riềng
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số cho vay Triệu đồng 165.061 228.698 264.909 Doanh số thu nợ Triệu đồng 155.284 192.383 226.073
Dư nợ Triệu đồng 134.920 171.235 210.071
Dư nợ bình quân Triệu đồng 158.453 188.611 152.752
Vịng quay vốn tín dụng Vòng 0,98 1,02 1,48
Hệ số thu nợ % 94,08 84,12 85,34
Vốn huy động Triệu đồng 62.695 78.900 98.323
Dư nợ/vốn huy động Lần 2,15 2,17 2,14
Nguồn Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Dựa vào bảng trên ta đánh giá kết quả hoạt động tín dụng nơng họ của ngân hàng:
* Vịng quay vốn tín dụng: là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín
dụng, thu hồi vốn nhanh hay chậm trong một kỳ nhất định. Trong năm 2008 vịng quay vốn tín dụng là 0,98 vịng và tăng lên ở năm 2009 là 1,02 vòng sang năm
2010 đạt 1,48 vòng. Tuy chỉ số này chưa cao nhưng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Mặt khác, chúng ta thấy công tác chỉ đạo thu hồi nợ của ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được nợ gốc và lãi, góp phần ổn định
vịng quay vốn tín dụng.
* Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay ngân
hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ của ngân hàng đạt 94,08% trong năm 2008 nhưng sang năm 2009 chỉ còn 84,12% giảm hơn năm trước 9,96%, đến năm 2010 chỉ số này tăng lên đạt 85,34%, tăng hơn năm 2009 là 1,22%. Nhìn
chung hệ số thu nợ của ngân hàng đạt khá cao chỉ có năm 2009 thấp hơn 2 năm cịn lại. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt, rủi ro trong hoạt động tín dụng thấp.
* Dư nợ/vốn huy động: chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều
không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Năm 2008 tỷ lệ này là 2,15 lần, có nghĩa là cứ 2,15 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia cùng. Năm 2009 dư nợ/vốn huy động tăng thêm 0,02 lần so
với năm 2008, năm 2010 giảm xuống còn 2,14 lần tức là 2,14 đồng dư nợ thì có 1
đồng vốn huy động tham gia. Từ chỉ tiêu này ta thấy nguồn vốn huy động từ dân
cư trên địa bàn còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dư nợ cho vay tăng cao qua các năm trong khi đó nguồn vốn huy động có tăng
nhưng thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ do phải trả lãi suất cho vốn điều hòa cao làm tăng lãi suất đầu vào, giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặt khác do sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn tăng lãi suất huy động vốn thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức mình, từ đó thị
phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống dân cư cịn nghèo khơng có tiền gửi vào ngân hàng, do đó cơng tác huy động vốn của ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng cần có biện pháp thu hút vốn huy động trên địa bàn.