CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp tại chi nhánh
4.5.5. Hạn chế rủi ro tín dụng
Bất kỳ trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng có rủi ro. Trong hoạt động
kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng rủi ro là một yếu tố luôn được ngân hàng quan tâm. Rủi ro thường rất đa dạng, nhất là đối với lĩnh vực đầu tư tín dụng nơng
nghiệp nơng thơn. Sau đây là phần phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng:
4.5.5.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đầu tư cho phát triển nông
nghiệp – nơng thơn.
Tín dụng nơng nghiệp – nơng thơn cho vay tập trung vào sản xuất nơng nghiệp. Trên thực tế thì rủi ro tín dụng trong lĩnh vực nơng nghiệp và nông thôn rất đa dạng, phức tạp, xảy ra trong phạm vi và trong không gian rộng lớn, tác động trực tiếp tới số đông bà con nơng dân. Ngun nhân chính dẫn đến rủi ro tín
dụng như:
Nguyên nhân khách quan :
Thiên tai hạn hán xảy ra bất ngờ làm mất mùa màng.
Người vay hoặc các thành viên trong gia đình bị bệnh tật, chết, mất tích, người vay gặp các biến cố bất ngờ trong kinh doanh dẫn đến thua lỗ triền miên…
Tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi như cơ chế, chính sách, thị trường…dẫn đến giá cả sản phẩm nông dân làm ra bị giảm hoặc không
tiêu thụ được, nhất là vào những thời điểm chính vụ thu hoạch…Cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi như nhà nước qui hoạch nông dân nuôi trồng một loại sản phẩm nào đó để thu mua hay chế biến nhưng đến khi
ngân hàng cho vay vốn và nông dân sản xuất ra thì dự án bị đình
hỗn…dẫn đến người sản xuất bị thua lỗ khơng có khả năng trả nợ. Nguyên nhân chủ quan :
* Từ phía khách hàng của ngân hàng:
o Người vay sử dụng vốn sai mục đích. o Người vay cố tình lừa đảo khơng trả nợ.
o Người vay không tuân thủ các nguyên tắc điều kiện và các qui trình
khác trong thể lệ tín dụng hiện hành.
o Người đại diện của tổ liên doanh vay vốn không thực hiện hết trách
nhiệm của mình đối với các món vay và lạm dụng quyền hạn, chức vụ. * Từ phía cán bộ trực tiếp cho vay :
o Cán bộ tín dụng không kiểm tra kỹ trước và sau khi cho vay, từ đó chưa
nắm chính xác các thơng tin về người vay vốn như thực trạng tình hình tài chính, năng lực sản xuất, việc sử dụng vốn vay đối với khách hàng.
o Đánh giá tài sản thế chấp của hộ vay khơng chính xác cho nên khi
khách hàng không đủ hoặc khơng cịn khả năng trả nợ, khi ngân hàng tiến hành phát mãi thì giá trị tài sản thế chấp đó khơng đảm bảo được số tiền
gốc và lãi mà ngân hàng cho vay. * Từ phía quản trị điều hành :
o Cán bộ ngân hàng không xử lý triệt để đối với những khách hàng sử
dụng vốn sai mục đích.
o Việc phân công cán bộ chưa khoa học, chưa chú trọng đến trình độ,
năng lực, sở trường của cán bộ…
o Kiểm tra, kiểm toán nội bộ chưa được chú trọng đúng mức. Còn tư
tưởng xem kiểm tra, giám sát là của cấp trên, không thường xuyên kiểm tra cán bộ thuộc quyền quản lý của mình…
4.5.5.2 Thiệt hại bởi rủi ro gây ra * Đối với ngân hàng :
Rủi ro sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể dẫn đến thiếu tiền để chi trả cho khách hàng, lợi nhuận ngày càng giảm, thấp
đi đến lỗ hoặc mất khả năng chi trả.
* Đối với nền kinh tế - xã hội :
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, các tầng lớp dân cư. Vì vậy khi rủi ro xảy ra có thể phá sản một vài ngân hàng. Khi đó có khả năng xảy ra lây lan sang các ngân hàng khác, do dân chúng sợ hãi và họ nhanh chóng rút tiền ra khỏi ngân hàng nhà nước trước thời hạn thanh toán, dẫn đến các ngân hàng khác mất khả
có thể làm cho hàng loạt các ngân hàng bị phá sản, đồng thời làm tác động đến nền kinh tế của đất nước ảnh hưởng đến an ninh chính trị xã hội.
4.5.5.3 Phân tích đánh giá, phân loại khách hàng
Phân tích đánh giá phân loại khách hàng là một cơng việc rất quan trọng của nghiệp vụ tín dụng ”nhìn mặt mà đắt hàng”. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn
đề vay vốn, chúng ta phải nắm được một cách tồn diện về khách hàng của mình
như: tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lại…bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó, đồng thời
kết hợp nắm bắt thơng tin của địa phương nơi người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề trên của người xin vay vốn. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, củng cố khách hàng truyền thống có uy tín với ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng tín nhiệm.
Việc tổ chức phân lọai khách hàng theo các nội dung sau :
o Hộ có lao động có kỹ thuật nhưng khơng có vốn. o Hộ có lao động, chưa có kỹ thuật, chưa có vốn.
o Hộ có nhân khẩu lao động, nhưng thiếu lao động chính, nhiều người ăn
theo.
o Hộ gia đình neo đơn, ốm đau, già yếu.
o Hộ có lao động nhưng lười biếng, cờ bạc, rượu chè.
Tiếp theo là xem xét cơ cấu sản xuất của từng hộ, xác định mức vốn
thường xuyên thiếu và khả năng phê duyệt của Ngân hàng .
Dân gian có câu “Chọn mặt gởi vàng”, lựa chọn phân loại khách hàng vay vốn một cách kỹ lưỡng sẽ làm cho đồng vốn của Ngân hàng được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
4.5.5.4 Thực hiện tốt các biện pháp để hạn chế rủi ro trong tín dụng
Để hạn chế tối đa nợ xấu, cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng qui trình
cho vay, phải phân tích thơng tin, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai phạm trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý đúng lúc , không chậm trễ để tránh gây mất mát vốn .
Khi xét duyệt cho vay cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng cần cương quyết, dứt khoát đối với những khoản vay không đảm bảo ỵếu tố cần thiết.
o Cho vay phải đúng qui định: hồ sơ vay vốn phải đầy đủ thủ tục giấy tờ,
đầy đủ tính pháp lý, dự án sản xuất phải phù hợp với chương trình phát
triển kinh tế, đảm bảo tính thực thi và có hiệu quả.
o Khi giải quyết cho vay: phải tính tốn nhu cầu một cách chính xác, cho
vay đúng mục đích đúng đối tượng, đúng theo quyền phán quyết, thời gian cho vay, đảm bảo an toàn vốn hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
o Định kỳ hạn nợ, gia hạn nợ: phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của đối
tượng vay vốn và khả năng tận dụng nguồn vốn tổng hợp để trả nợ.
o Phân tích, phân loại nợ thường xuyên để đề ra các biện pháp thu hồi nợ
một cách hữu hiệu, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tập trung xử lý thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn.
o Cần tuyên truyền phổ biến nghiệp vụ cho khách hàng để họ thực hiện
tốt các nguyên tắc, chế độ sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ sịng phẳng, vì một số hộ vay vốn hiện nay có tư tưởng ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với hộ vay sản xuất nông nghiệp gặp phải
rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra…
o Tăng cường sự phối hợp với chính quyền, tạo mơi trường cơ sở pháp lý,
thực hiện sự liên kết với các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn để khuyến khích đầu tư vốn có hiệu quả tránh trường hợp cho vay trùng lắp giữa các tổ chức tín dụng.
o Bản thân mỗi cán bộ ngân hàng phải có trách nhiệm, nhận thức, trình
độ, chấp hành bài bản các quy trình nghiệp vụ đề ra, nhưng cũng tránh
nguyên tắc cứng nhắc mà phải biết linh hoạt, có như vậy cơng việc mới
đựơc tiến hành và có chất lượng.