Đvt: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Thu nhập 34.767 35.942 43.387 1.175 3,38 7.445 20,71 Thu từ HĐKD 34.074 34.659 41.141 585 1,72 6.482 18,70 Thu khác 693 1.283 2.246 590 85,14 963 75,06 2. Chi phí 29.115 29.916 33.272 801 2,75 3.356 11,22 Chi trả lãi 23.584 23.755 25.734 171 0,73 1.979 8,33 Chi khác 5.531 6.161 7.538 630 11,39 1.377 22,35 3. LN trước thuế 5.652 6.026 10.115 374 6,62 4.089 67,86
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Về thu nhập
Qua Bảng 2 ta thấy tổng thu nhập qua các năm đều tăng. Theo thống kê, thị phần tín dụng của chi nhánh chiếm trên 50% thị phần trong hệ thống tồn huyện, rất có ưu thế về cho vay do đó thu nhập chính của đơn vị là thu từ hoạt động tín dụng. Ngồi ra cịn thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu hoa hồng
làm dịch vụ chi trả tiền nhanh cho tổ chức Western Union, các tổ chức bảo hiểm, thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông….
Năm 2008, tổng thu nhập của ngân hàng là 34.767 triệu đồng, năm 2009
đạt 35.942 triệu đồng tăng 3,38% so với năm 2008, tăng chậm là do từ quý I năm
2009 thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ, lãi suất cho vay đối với hộ
nông dân giảm, mặt khác khu vực kinh tế có thế mạnh của huyện là giá trị nông – lâm – thủy sản, sản lượng lương thực không đạt kế hoạch; đến năm 2010 thu
nhập của ngân hàng đạt 43.387 triệu đồng, cao hơn năm 2009 là 7.445 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,71%, thu nhập tăng là do ngân hàng tận dụng mọi biện pháp để hạn chế việc thu nợ kéo dài như: điều chỉnh kỳ hạn thu nợ và trả nợ, chẳng hạn trước kia khách hàng trả lãi theo năm nhưng hiện nay yêu cầu khách hàng trả nợ theo quý và thu phí dịch vụ chuyển tiền nhanh; tận dụng sự phát triển của nền kinh tế
địa phương như một số hộ làm ăn có hiệu quả, họ cần vay lượng vốn lớn và chủ động trả nợ gốc và lãi trước hạn vay, điều này cũng làm tăng thu nhập cho ngân
hàng. Mặt khác, doanh số cho vay tăng nhanh, tổng dư nợ cũng tăng đáng kể và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống nhiều, cụ thể trong năm 2009 so với năm 2008 nợ xấu giảm 0,08%, năm 2010 giảm 0,02% so với năm 2009, cho thấy hoạt động tín
dụng của ngân hàng ngày càng đem lại hiệu quả trong tương lai, do đó thu nhập
của ngân hàng cũng tăng theo. Hơn nữa, cán bộ tín dụng đã chủ động gửi giấy
báo nợ đến hạn đến khách hàng trước khi khách hàng thu hoạch mùa vụ để khách hàng chủ động tìm nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng, Đồng thời ngân hàng cũng trực tiếp xuống tận nơi để thu nợ gốc và lãi.
Tuy nhiên, hình sau cho thấy nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn là thu lãi cho vay, chiếm tỷ trọng 98% năm 2008; 96,43% trong năm 2009 và 94,82% trong năm 2010.
Hình 3: Tình hình thu nhập của ngân hàng qua các năm (2008-2010)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Về chi phí
Khoản chi chủ yếu mà ngân hàng phải trả là chi phí trả lãi. Bên cạnh đó cịn chịu các khoản chi ngồi lãi như: chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệ phí, chi khấu hao tài sản cố định, chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ cấp, chi hội họp, mua sắm trang thiết bị, chi mua bảo hiểm….
Chi phí qua các năm đều tăng lên tương ứng với thu nhập năm của ngân hàng, được thể hiện ở Bảng 2, cụ thể năm 2008 tổng chi phí là 29.115 triệu đồng và năm 2009 là 29.916 triệu đồng tăng 801 triệu đồng tức tăng với tỷ lệ 2,75% so
với năm 2008. Trong đó, chi trả lãi là 23.755 triệu đồng tăng 171 triệu đồng tức tăng 0,73% so với năm 2008.
Đến năm 2010, tổng chi phí là 33.272 triệu đồng tăng 3.356 triệu đồng
tức tăng với tỷ lệ 11,22% so với năm 2009. Trong đó, chi trả lãi là 25.734 triệu đồng tăng 1.979 triệu đồng tức tăng 8,33% so với năm 2009. Chi phí tăng là do
ngân hàng mở rộng mạng lưới dịch vụ, mở rộng hoạt động tín dụng như chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối và sử dụng nhiều nguồn vốn từ trung ương, mặt khác trong năm 2010 chi nhánh đã mua thêm nhiều trang thiết bị mới như máy vi tính, máy in, máy đếm tiền, bàn ghế văn phòng và sơn sửa lại trụ sở làm việc….
Hình 4: Tình hình chi phí của ngân hàng qua các năm (2008-2010)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Nhìn chung thì chi phí chủ yếu của ngân hàng là chi trả lãi tiền gửi chiếm khoảng 77,34% trong tổng các chi phí, cịn lại 22,66% chi cho các khoản như chi cho nhân viên, mua sắm trang thiết bị và các khoản chi khác (năm 2010) (Hình 4). Vì nhu cầu tín dụng tăng cao nên ngân hàng phải nâng mức vốn huy
động; thêm vào đó, ngân hàng đang còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân
hàng khác trên địa bàn, chi phí tăng nên ngân hàng phải tăng lãi suất huy động,
đầu tư vào các khoản chi phí quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ được tốt hơn. Điều
này làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng đấy vẫn là thế mạnh của ngân hàng vì có khoản chi đó ngân hàng mới hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, do cơn sốt giá nhà, đất, giá vàng và giá xăng dầu đang biến động theo hướng tăng liên tục nên nhiều khách hàng có tiền nhàn rỗi sẽ tập trung mua bán bất động sản, dự trữ kim loại vì khả năng sinh lời cao hơn nhiều so với gửi
tiền vào ngân hàng. Vì vậy muốn thu hút được đối tượng này ngân hàng phải tốn kém nhiều chi phí trong việc vận động kèm theo các hình thức thưởng như tổ
chức xổ số tiền gửi tiết kiệm, trao giải trúng bằng hiện vật… Về lợi nhuận
Trong việc kinh doanh thì mục tiêu cần đạt được đó là lợi nhuận, nó
phản ánh khá đầy đủ q trình hoạt động của ngân hàng. Lợi nhuận như một đòn bẩy kích thích q trình hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của các thành phần kinh tế, nó đem lại hiệu quả cho mình thơng qua đó tạo sự phát triển cho các
thành phần kinh tế khác.
Hình 5: Lợi nhuận trước thuế của NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng Riềng 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2008 2009 2010 tr i ệ u đ ồ n g
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng
Ta biết lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ Bảng 3 và biểu đồ cho thấy Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giồng
Riềng luôn tạo được khoản chênh lệch trong thu chi do hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua ba năm, lợi nhuận đạt được của ngân hàng tương đối cao và ổn định , tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận tăng dần: năm 2008 lợi nhuận là 5.652
triệu đồng, năm 2009 đạt 6.026 triệu đồng, tăng 374 triệu đồng hay tăng 6,62%
so với năm 2008, năm 2010 đạt 10.115 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 67,86% hay tăng 4.089 triệu đồng so với năm 2009 (Bảng 2). Đạt hiệu quả như vậy, ngoài lý do do thu nhập tăng liên tục qua các năm và nhờ vào các dịch vụ của ngân hàng mà cịn có sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo, sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên chi nhánh. Bên cạnh đó, cịn có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền địa
phương trong việc đánh giá phân loại khách hàng giúp ngân hàng đầu tư tín dụng
đúng đối tượng qua từng ngành nghề thích hợp, tạo điều kiện đầu tư sản xuất cho
nông dân, giúp họ cải thiện mức sống thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần được quan tâm và khắc phục. Trong những năm tới, Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực để gia tăng tối đa thu nhập, giảm thiểu chi phí xuống mức thấp nhất, đặc biệt là giữ vững kết quả đạt được đồng thời phát huy những mặt mạnh
của ngân hàng để ngân hàng đứng vững trên thị trường và phục vụ tốt hơn cho
nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của cả nước.
3.4.3 Thuận lợi và khó khăn
3.4.3.1 Thuận lợi
o Trụ sở ngân hàng được đặt tại trung tâm thị trấn huyện Giồng Riềng tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng.
o Tiềm năng kinh tế nông nghiệp đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, hệ
thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã tồn tại và phát triển tương đối vững chắc, sự hỗ trợ quan tâm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp.
o Tên ngân hàng là một điểm mạnh giúp chi nhánh luôn đứng vững và
chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác. Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – chính thương hiệu của nó đã nói lên sự gắn bó, gần gũi với người nơng dân với ngành nông nghiệp giúp mối quan hệ giữa ngân hàng và người dân càng thân thiết tin tưởng nhau hơn. Đó
cũng là điểm mạnh mà các tổ chức khơng có được.
o Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng luôn được
NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo; lãnh đạo trực tiếp, các ban ngành cấp huyện, cấp ủy, chính quyền địa
phương các cấp phối hợp tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh
doanh như việc chuyển tải đồng vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả cao.
o NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT tỉnh có nhiều cơ chế, chính
phẩm mới trong cơng tác cho vay, huy động vốn, hoạt động dịch vụ phát
triển mạnh trên nền tảng của công nghệ thông tin tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh năng động, sáng tạo hơn.
o Tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định.
o Ngân hàng đã trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, công nghệ hiện đại,
cơ sở hạ tầng giúp giao dịch với khách hàng được nhanh chóng và chính
xác.
o Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình đồn kết và có nhiều kinh nghiệm, nắm
vững điều lệ tín dụng trong q trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặt chẽ.
3.4.3.2 Khó khăn
o Thời tiết diễn biến thất thường, nắng nóng, mưa trái mùa, dịch bệnh cây
trồng, vật nuôi; thị trường giá cả biến động liên tục, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nguồn vốn huy động tại chỗ chưa đạt, trong đó
tiền gửi dân cư khơng ổn định, mặt bằng dân trí, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cơng chức khơng đồng đều, cịn những mặt hạn chế yếu kém
o Nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng thấp đã ảnh
hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng, thị phần, thị trường của chi nhánh.
o Trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo
NHNo và các ngân hàng thương mại kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội và tăng
trưởng bền vững, trả phí điều hịa vốn ngân hàng cấp trên và lãi suất huy động vốn tăng cao, chênh lệch đầu vào – đầu ra thấp, dự trữ bắt buộc, thanh
toán tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính.
o Nhiều tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn cạnh tranh ngày càng gay
gắt và đa dạng, lãi suất huy động cao hơn NHNo tạo áp lực lớn về nguồn
vốn huy động tại địa phương.
o Tình trạng q tải cơng việc đối với cán bộ tín dụng trong khi địa bàn
hoạt đông rộng, việc quán xuyến món vay rất khó.
o Thị trường tiêu thụ nơng sản cịn bấp bênh, khơng ổn định, khơng kích
thích được đầu tư phát triển kinh doanh kéo theo đầu tư mở rộng tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Giồng Riềng đạt hiệu quả tương đối tốt và có sự phấn đấu vươn lên, thể
hiện ở huy động vốn, dư nợ tín dụng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tạo
đà phát triển cho những năm tới. Tuy nguồn vốn cho vay chưa đạt được mức tăng
trưởng theo chiến lược kinh doanh nhưng việc huy động, cho vay đã có mức tăng trưởng liên tục. Bên cạnh đó, tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn là mối quan tâm hàng
CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNNo & PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG 4.1 Phân tích hoạt động tín dụng đối với nông hộ (2008-2010)
Đầu tư cho nơng hộ ngồi thực hiện theo chủ trương, chính sách của Nhà
nước cịn mang lại lợi ích cho ngân hàng. Đối với NHNo&PTNT huyện Giồng
Riềng thì cho vay nơng hộ là chủ yếu. Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng là mối quan hệ cả hai cùng có lợi. Ngân hàng giúp khách hàng có vốn để phục vụ sản xuất, ngược lại khách hàng giúp ngân hàng có thêm chi phí để hoạt
động. Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm củng cố thị trường vốn tín dụng đối với lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương, đồng thời tiếp tục khai thác và tìm kiếm những dự án đầu tư có hiệu quả. Trong ba năm qua, việc đầu tư tín dụng mang lại cho ngân hàng kết quả như sau: