Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
2.2. Các quyền con người cơ bản của người đồng tính
2.2.2. Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
a. Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng
Quyền này được ghi nhận lần đầu tiên tại khoản 1 Điều 25 UDHR “Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các phương diện ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết”. Theo đó, mọi người cũng có quyền được bảo trợ trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống xuất phát từ những hoàn cảnh khách quan mà vượt quá khả năng đối phó của họ. Đáp ứng các điều kiện về ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế… là đáp ứng những nhu cầu cơ bản để mỗi cá nhân có thể tồn tại và phát triển. Nếu quyền có nhà ở thích đáng là cơ sở để đảm bảo hưởng thụ đầy đủ các quyền khác như quyền tự do cư trú, tự do hội họp và tự do biểu đạt… thì quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng là quyền đóng vai trị nền tảng thiết yếu để một cá nhân được hưởng tất cả các quyền con người. Đây được xem là hai quyền quan trọng nhất trong tập hợp các quyền liên quan đến quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng. Mặc dù khi đề cập đến hai quyền này, ICESCR sử dụng cụm từ “bản thân và gia đình anh ta” (“himself and his family”) nhưng quyền có nhà ở thích đáng và quyền có lương thực, thực phẩm thích đáng áp dụng cho tất cả mọi người mà khơng có sự phân biệt về bất cứ yếu tố nào41, kể cả dựa trên khuynh hướng tình dục.
b. Quyền làm việc và hưởng thù lao công bằng, hợp lý
Điều 23 UDHR ghi nhận “Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp”, cũng như quy định rõ mọi người đều có quyền được trả cơng ngang nhau cho những cơng việc như nhau mà khơng có
41 Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, Bình luận chung số 4 về Quyền có nhà ở thích đáng và bình luận chung số 12 về Quyền có lương thực, thực phẩm (đoạn 1)
bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Điều 6, 7, 8 ICESCR khẳng định lại một lần nữa và cụ thể hóa quyền này. Khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên khuynh hướng tính dục, người đồng tính cũng như tất cả mọi người hồn tồn có quyền có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận; được hưởng thù lao một cách thỏa đáng và cơng bằng; có cơ hội ngang với những người khác trong việc được đề bạt lên chức vụ thích hợp cao hơn, chỉ xét tới thâm niên và năng lực làm việc; được thành lập và gia nhập cơng đồn;…
c. Quyền được hưởng an sinh xã hội
Tất cả người, bao gồm người đồng tính, vì là thành viên của xã hội, có quyền được hưởng an sinh xã hội, theo quy định tại Điều 22 UDHR và Điều 9 ICESCR. Theo hướng dẫn thiết lập báo cáo quốc gia về việc thực hiện ICESCR của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa thì an sinh xã hội gồm: chăm sóc y tế; trợ cấp tàn tật; trợ cấp tuổi già; trợ cấp tai nạn lao động; trợ cấp đau ốm bằng tiền; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp gia đình; trợ cấp làm mẹ; trợ cấp cho người còn sống.
d. Quyền được hỗ trợ về gia đình
Theo khoản 3 Điều 16 UDHR “Gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xã hội bảo vệ”. Khoản 2 Điều 25 UDHR ghi nhận “Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và sự giúp đỡ đặc biệt. Mọi trẻ em, dù sinh ra trong hay ngoài giá thú, đều phải được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau”. Nội dung của quyền này được cụ thể hóa trong Điều 10 ICESCR. Như đã phân tích trước đó, người đồng tính cũng có quyền được có gia đình. Những gia đình được tạo lập nên bởi những cặp đơi đồng giới phải nhận được sự giúp đỡ và bảo hộ tới mức tối đa có thể được từ các quốc gia là thành viên của Cơng ước như đối với những gia đình khác; các bà mẹ được dành một sự bảo hộ đặc biệt trong một khoảng thời gian thích hợp trước và sau khi sinh con; mọi trẻ em và
thanh thiếu niên là con trong gia đình của các cặp đơi đồng giới (có quan hệ huyết thống hay không) hay trẻ em là người đồng tính đều phải được bảo vệ và trợ giúp đặc biệt mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
e. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Quyền này đầu tiên được quy định tại Điều 25 UDHR như một trong những quyền thuộc quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng. Điều 7, 11, 12 ICESCR cụ thể hóa nội dung của quyền này. Như vậy, mọi người đều có khả năng có thể tiếp cận với các cơ sở chăm sóc y tế, dịch vụ y tế; sự phục vụ của các cơ sở y tế, dịch vụ y tế và chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia dành cho mọi người là như nhau, khơng có sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục.
f. Quyền được giáo dục
Điều 26 UDHR nêu rõ “Mọi người đều có quyền được học tập”. Điều 26 được cụ thể hóa trong các Điều 13 và 14 ICESCR. Khoản 2 Điều 26 UDHR và khoản 1 Điều 13 ICESCR đề cập đến mục tiêu của giáo dục là hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách, ý thức về nhân phẩm; tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người… Giáo dục là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện quyền con người của người đồng tính. Các cơ sở và chương trình giáo dục phải mở cho sự tiếp cận bình đẳng của tất cả mọi người, khơng có bấât kỳ sự phân biệt đối xử nào42, kể cả dựa trên khuynh hướng tính dục.
k. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học
42 Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, Bình luận chung số 13 về Quyền được giáo dục thông qua tại phiên họp lần thứ 21 năm 1999, đoạn 7
Quyền này được ghi nhận đầu tiên tại Điều 27 UDHR, theo đó “Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học. Mọi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả”. Quy định của Điều 27 UDHR được cụ thể hóa tại Điều 15 ICESCR.