Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
2.3. Các quyền con người đặc thù của người đồng tính
Các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền của người đồng tính hiện nay khơng xác lập các quyền con người mới dành cho người đồng tính mà thay vào đó đã chỉ rõ tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử đối với người đồng tính trên khắp thế giới; đưa ra các nguyên tắc pháp lý quốc tế về việc áp dụng luật nhân quyền quốc tế dựa trên khuynh hướng tính dục và đề xuất nghĩa vụ của các quốc gia để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của người đồng tính. Do đó, những quyền của người đồng tính được trình bày ở đây tuy không phải là quyền mới nhưng là những quyền cần được thúc đẩy và quan tâm đặc biệt để đảm bảo người đồng tính được bình đẳng trong việc hưởng thụ các quyền con người cơ bản.
a. Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân khơng có sự phân biệt dựa trên khuynh hướng tính dục
Theo quy định tại Điều 3 UDHR “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân”. Điều 6 ICCPR khẳng định rằng “Tất cả mọi người vốn dĩ đều có quyền được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước đi mạng sống một cách tùy tiện”. Điều 9 ICCPR nêu rõ “Mọi người đều có quyền được tự do và an toàn cá nhân”. Việc đối xử bạo lực đối với người đồng tính căn cứ vào khuynh hướng tính dục của họ được thực hiện bởi các chủ
thể tư nhân như các nhóm, các tổ chức cực đoan hay các cá nhân là đi ngược lại các quy định trên.
Việc tước đoạt mạng sống của một người vì họ là người đồng tính hay vì họ có hành vi tình dục đồng giới đồng thuận (giữa những người thành niên) là tùy tiện và vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế. Các quốc gia có nghĩa vụ ngăn chặn, trừng phạt và yêu cầu các nhóm, tổ chức cực đoan và cá nhân phải bồi thường vì đã tước đoạt mạng sống của một người chỉ vì khuynh hướng tính dục của người đó43. Các vụ hành quyết không qua xét xử và dựa trên khuynh hướng tính dục phải được ngăn chặn. Các vụ giết người dựa trên khuynh hướng tính dục như vậy phải được khởi tố, điều tra, xét xử và xử lý nghiêm.
Việc áp dụng hình phạt tử hình đối với hành vi tình dục đồng thuận giữa những người trưởng thành có cùng giới tính ở một số nước khơng chỉ xâm phạm quyền riêng tư và khơng bị phân biệt đối xử mà cịn xâm phạm quyền sống của người đồng tính được ghi nhận tại Điều 3 UDHR và Điều 6 ICCPR. Theo Điều 6 ICCPR, án tử hình chỉ được áp dụng đối với những tội ác nghiêm trọng nhất và rõ ràng hành vi tình dục đồng giới đồng thuận giữa những người thành niên không thể bị xem là một trong những “tội ác nghiêm trọng nhất”. Ủy ban nhân quyền đã có những nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên “khơng áp dụng án tử hình cho những hành vi phi bạo lực như… quan hệ tình dục đồng thuận giữa những người trưởng thành”44.
Người đồng tính có quyền được bảo vệ trước các hình thức bạo lực khác về thể chất và tinh thần. Những hành vi như tấn công, đánh đập, bắt cóc đối với người đồng tính chỉ vì khuynh hướng tính dục; đặc biệt là hiếp dâm, “cưỡng hiếp
43 Ủy ban Nhân quyền, Bình luận chung số 6 (về quyền sống) và Bình luận chung số 31 (về bản chất của nghĩa vụ pháp lý chung đối với các quốc gia thành viên Công ước), đoạn 8
44Các nghị quyết của Ủy ban nhân quyền về vấn đề án tử hình: E/CN.4/RES/2005/59, đoạn 5; E/CN.4/RES/2004/67, đoạn 4; E/CN.4/RES/2003/67, đoạn 4; E/CN.4/RES/2002/77, đoạn 4
để chữa trị”, lạm dụng tình dục, ép có thai đối với người đồng tính nữ là một sự xâm phạm trắng trợn quyền con người cơ bản này. Trong nhận xét kết luận về Jamaica (CCPR/C/JAM/CO/3), đoạn 8, Ủy ban Nhân quyền tuyên bố rằng quốc gia thành viên “cần đảm bảo để những cá nhân kích động bạo lực chống lại người đồng tính phải bị điều tra, truy tố và trừng phạt thích đáng”.
Khoản 1 Điều 33 Công ước về vị thế của người tị nạn (1951) ghi nhận “Không một quốc gia nào tham gia Công ước được trục xuất hoặc bắt người tị nạn hồi hương bằng bất kỳ hình thức nào đến biên giới thuộc những lãnh thổ nơi mà cuộc sống hay sự tự do của người ấy bị đe dọa vì các lý do chủng tộc, tơn giáo, quốc tịch hay vì lý do là thành viên của các nhóm xã hội nhất định, hay bởi quan điểm chính trị”. Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), những cá nhân sợ bị ngược đãi do xu hướng tính dục của mình có thể được coi là thành viên của một “nhóm xã hội đặc biệt”. Trong hồn cảnh người đồng tính có nguy cơ bị ngược đãi, bạo lực, phân biệt đối xử hay bị kết tội hình sự ngay tại chính đất nước của mình thì quyền này có ý nghĩa quan trọng giúp họ tìm kiếm một nơi chốn an toàn để trốn tránh sự nguy hiểm đó. Trong Hướng dẫn về quyền yêu cầu tị nạn liên quan đến khuynh hướng tính dục và bản dạng giới, Cao ủy LHQ về người tị nạn khẳng định các quốc gia là thành viên của Công ước cần đảm bảo để cho những cá nhân này không bị trả về đất nước mà ở đó, cuộc sống hay sự tự do của họ có thể bị đe dọa và nếu cá nhân đó đáp ứng các tiêu chí về quy chế tị nạn thì có thể được coi là người tị nạn và được đối xử theo quy định của Công ước.
b. Quyền không bị tra tấn, đối xử tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm vì khuynh hướng tính dục
Quyền này của người đồng tính được ghi nhận trong Điều 5 UDHR và Điều 7 ICCPR, theo đó: Khơng ai có thể bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một
cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Thuật ngữ “tra tấn” theo Điều 1 Công ước chống tra tấn là:
… bất kỳ hành vi nào gây ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ dù về mặt thể xác hay tinh thần – do cố ý gây ra cho một người nhằm lấy thông tin hay lời thú nhận từ người đó hoặc từ một người thứ ba, nhằm trừng phạt người đó hoặc một người thứ ba vì một hành vi đã phạm phải hoặc bi nghi là đã phạm phải, hoặc nhằm đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hay vì bất cứ lý do gì, dựa trên bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy do cán bộ nhà nước hoặc một người khác hành động trên cương vị chính quyền gây ra hoặc theo sự xúi giục hoặc với sự đồng ý hay chấp thuận của những người này.
Theo Ủy ban chống tra tấn, các quốc gia là thành viên của Công ước phải bảo vệ tất cả mọi người, khơng có bất kỳ sự phân biệt nào dựa trên khuynh hướng tính dục, khỏi sự tra tấn hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm45. Do sự kỳ thị và thù ghét, người đồng tính là nạn nhân của sự tra tấn và ngược đãi bởi cảnh sát, nhân viên quản giáo và những quan chức thực thi pháp luật khác. Đặc biệt, việc cưỡng ép kiểm tra hậu môn của người đồng tính nam và bạo lực tình dục là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền này của người đồng tính. Vì chủ thể thực hiện hành vi là quan chức hay cảnh sát nên những vụ việc xâm phạm quyền con người của người đồng tính thường được che dấu và khơng bị xử lý. Chính vì thế, quyền này địi hỏi các quốc gia phải nghiêm cấm, ngăn chặn và buộc bồi thường cho hành vi tra tấn và ngược đãi trong mọi bối cảnh giam giữ hoặc kiểm soát mà quốc gia đó thực hiện46. Việc khơng thực hiện những nghĩa vụ kể trên như không điều tra hay không đưa thủ
45 Ủy ban chống tra tấn, Bình luận chung số 2, đoạn 21
phạm tra tấn hoặc ngược đãi ra trước pháp luật sẽ là một vi phạm khác đối với luật pháp quốc tế về quyền con người47.
c. Quyền riêng tư và chống lại sự bắt, giam giữ tùy tiện dựa trên khuynh hướng tính dục
Hiện ít nhất có 76 nước đang sử dụng một số luật để hình sự hóa mối quan hệ đồng thuận giữa những người thành niên có cùng giới tính48. Ủy ban quyền con người, trong phán quyết về vụ Toonen kiện Australia (1994) khẳng định việc hình sự hóa những hành vi tình dục đồng giới như thế cấu thành sự vi phạm luật quốc tế về quyền con người. Như vậy, việc hình sự hóa quan hệ tình dục đồng giới đồng thuận giữa những người thành niên là vi phạm luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó có nghĩa vụ của các quốc gia thành viên về bảo vệ quyền riêng tư cá nhân được ghi nhận tại Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR rằng: Khơng ai có thể chịu sự can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Quyền riêng tư là cơ sở để bảo vệ người đồng tính khỏi sự can thiệp tùy tiện và bất hợp pháp vào đời sống riêng tư; sự tấn cơng và buộc tội dựa trên hành vi tình dục đồng thuận giữa những người trưởng thành được thực hiện theo khuynh hướng tính dục của họ. Bởi vì, theo Điều 12 UDHR “Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xâm phạm như vậy”. Sự hình sự hóa hành vi tình dục đồng thuận giữa những người thành niên có cùng giới tính thể hiện sự phân biệt đối xử khi hành vi tình dục đồng thuận giữa những người khác giới thành niên lại không bị kết tội. Điều này xâm phạm quyền không bị phân biệt đối xử quy định tại Điều 2 UDHR và khoản 1 Điều 2 ICCPR và làm gia tăng sự kỳ thị.
47 Ủy ban chống tra tấn, Bình luận chung số 31, đoạn 18
Sự hình sự hóa quan hệ đồng tính sẽ làm nảy sinh tình trạng người đồng tính bị bắt, giam giữ chỉ vì tham gia vào quan hệ đồng tính đồng thuận giữa những người trưởng thành. Quyền không bị bắt, giam giữ một cách tùy tiện được ghi nhận tại Điều 9 của UDHR và Điều 9 ICCPR. “Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ”49, vì thế, việc bắt hay giam giữ một người chỉ vì khuynh hướng tính dục của họ là “tùy tiện” và vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế.
d. Quyền không bị phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục
Mọi người đều có quyền khơng bị phân biệt đối xử, kể cả dựa trên khuynh hướng tính dục của họ. Quyền này được bảo đảm theo quy định tại Điều 2 UDHR cũng như bởi các điều khoản về không phân biệt đối xử trong các văn kiện pháp lý quốc tế khác như Điều 2 ICCPR, Điều 2 ICESCR và Điều 2 Công ước về Quyền trẻ em... Một trong những căn cứ phân biệt đối xử bị nghiêm cấm trong những điều khoản trên là “địa vị khác” – căn cứ khiến cho danh mục mang tính mở. Theo quan điểm nhất quán của các cơ quan giám sát hiệp ước Liên hợp quốc thì khuynh hướng tính dục là một trong những căn cứ phân biệt đối xử bị nghiêm cấm theo luật pháp quốc tế. Dựa trên ghi nhận tại Điều 7 UDHR và Điều 26
ICCPR, người đồng tính có quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào với những người có khuynh hướng tính dục khác với họ. Người đồng tính có quyền được bảo vệ một cách bình đẳng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, cũng như chống lại bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào như vậy.
Người đồng tính phải gánh chịu sự phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức. Sự phân biệt đối xử có thể là hiển nhiên và hợp pháp ở nhiều nơi thơng qua pháp luật, sự hình sự hóa quan hệ tình dục đồng tính hay các chính sách về việc làm, phúc lợi xã hội, công nhận mối quan hệ… Sự phân biệt đối xử có khi khơng được thừa nhận
trên giấy nhưng lại diễn ra khắp nơi như sự kỳ thị, định kiến xã hội, ruồng bỏ… Chính vì vậy, đảm bảo quyền khơng bị phân biệt đối xử đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho người đồng tính được hưởng thụ đầy đủ các quyền con người, đặc biệt trong bối cảnh các quyền con người cơ bản của họ đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Ủy ban Nhân quyền cho rằng các quốc gia “có nghĩa vụ pháp lý… nhằm đảm bảo cho mọi người được hưởng các quyền được Công ước thừa nhận… mà khơng có sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục”50. Ủy ban về Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng khẳng định sự đảm bảo không phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục được bao hàm trong các quyền như: quyền được có làm việc, quyền được hưởng an sinh xã hội, quyền được sử dụng nước, quyền được hưởng mức tiêu chuẩn cao nhất trong chăm sóc sức khỏe51.
Theo Ủy ban về Quyền trẻ em, quyền không bị phân biệt đối xử được quy định tại Điều 2 Công ước về Quyền trẻ em bao hàm cả phân biệt đối xử trên khuynh hướng tính dục. Tại Bình luận chung số 13 về Quyền của trẻ em không phải chịu bất cứ hình thức bạo lực nào, đoạn 60 và 72 (g) tập trung thể hiện rằng các quốc gia thành viên phải giải quyết tình trạng phân biệt đối xử đối với nhóm trẻ em dễ bị tổn thương và yếu thế, trong đó có trẻ đồng tính nữ, đồng tính nam. Trong khuyến nghị chung số 28 về Nghĩa vụ cốt lõi của các quốc gia thành viên theo Điều 2 Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, đoạn 18, Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ khẳng định sự phân biệt đối xử với phụ nữ dựa trên khuynh hướng tính dục phải bị nghiêm cấm.
50 Concluding observations of the Human Rights Committee, United States of American, CCPR/C/USA/CO/3/Rev.1, 87th session of Human Rights Committee, 2006, đoạn 25
51 Ủy ban về Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Bình luận chung số 20 (Khơng phân biệt đối xử về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa), đoạn 32; số 19 (Quyền được hưởng an sinh xã hội), đoạn 29; số 18 (Quyền được làm việc), đoạn 12; số 15 (Quyền được sử dụng nước), đoạn 13; số 14 (Quyền được hưởng mức tiêu chuẩn cao nhất có thể trong chăm sóc sức khỏe), đoạn 18
e. Quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp khơng có sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục
Quyền này của người đồng tính được đảm bảo bởi Điều 19 và 20 UDHR, Điều 19, 21 và 22 ICCPR. Điều 19 UDHR ghi nhận “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến”. Điều 20 UDHR khẳng định “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách hịa bình”.
Người đồng tính có quyền “tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thơng qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng tùy theo sự lựa chọn của họ”52. Những hạn chế về các quyền kể trên căn cứ vào khuynh hướng tính dục như đạo luật cấm “cơng khai thúc đẩy quan hệ đồng tính”, “tuyên truyền về tình dục đồng tính”; việc các cuộc biểu tình, diễu hành, các hình thức tụ họp khác của người đồng tính khơng được cấp