Trên bình diện quốc tế

Một phần của tài liệu Quyền của người đồng tính một số vấn đề lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 56)

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

3.2. Các biện pháp bảo đảm quyền của người đồng tính

3.2.1. Trên bình diện quốc tế

6 cơ quan chính của Liên hợp quốc: Đại hội đồng (ĐHĐ), Hội đồng bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (Economic and Social Council – ECOSOC), Hội đồng Quản thác, Tòa án quốc tế, Ban Thư ký LHQ và hệ thống các cơ quan giúp việc về quyền con người với mục tiêu cơ bản là bảo vệ và thúc đẩy quyền con

56 A/HRC/19/41, chú thích số 25, đoạn 40

57 A/HRC/19/41, chú thích số 25, đoạn 45. Năm nước đó là Cộng hịa Hồi giáo Iran, Mauritania, Arập Xêut, Sudan và Yemen

người, đều có trách nhiệm nhất định trong việc đảm bảo quyền của người đồng tính.

ĐHĐ ra quyết định thành lập Hội đồng quyền con người của LHQ – thay thế cho Ủy ban Quyền con người – là cơ quan hỗ trợ chuyên môn quan trọng nhất của ĐHĐ về quyền con người58. HRC cung cấp cơ hội để vận động và giáo dục các chính phủ cũng như gây áp lực đối với họ để họ tuân thủ lời hứa về quyền con người phổ quát – như một phần quan trọng của phong trào đấu tranh vì quyền của người đồng tính. Với tư cách là diễn đàn liên chính phủ của LHQ, HRC là nơi các nhà hoạt động và các tổ chức phi chính phủ sử dụng những công cụ khác nhau như đối thoại, lập các bản báo cáo… để công nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính. Tháng 6/2011, HRC thông qua HRC/RES/17/19 – nghị quyết đầu tiên của LHQ về khuynh hướng tính dục và bản dạng giới. Nghị quyết bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến bạo lực và sự phân biệt đối xử diễn ra ở tất cả các khu vực trên thế giới đối với các cá nhân dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của họ. HRC đã có một cuộc thảo luận chính thức về vấn đề này tại phiên họp thứ 19 vào tháng 3/1012 – lần đầu tiên một cơ quan liên chính phủ của Liên hợp quốc chính thức thảo luận về vấn đề này. Mục tiêu của cuộc thảo luận là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại mang tính chất xây dựng và am hiểu về vấn đề pháp luật và thực tiễn phân biệt đối xử và hành vi bạo lực đối với cá nhân dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới, hướng tới việc tạo ra các thỏa thuận giữa các quốc gia. Từ đây, LHQ đã có nhiều cuộc thảo luận, hội nghị bàn về vấn đề này, ví dụ: vào ngày 26/9/2013, tại trụ sở LHQ ở New York đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng về chấm dứt bạo lực và phân biệt đối xử với LGBT.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã liên tiếp có những bài phát biểu, các tuyên bố kêu gọi việc thừa nhận và đảm bảo quyền của người đồng tính: đưa ra lời bình luận trong sự kiện đặc biệt về “Sự lãnh đạo trong đấu tranh chống chứng sợ đồng tính” (New York, 11/12/2012); đưa ra Thơng điệp tại sự kiện về chấm dứt bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới (New York, 08/12/2011); tham gia thảo luận về quyền bình đẳng của những người LGBT tại trụ sở LHQ trong sự kiện “Kết thúc bạo lực và trừng phạt hình sự căn cứ vào khuynh hướng tính dục và bản dạng giới” (New York, 10/12/2010)…

Theo yêu cầu của nghị quyết 17/19, Cao ủy Nhân quyền đã trình A/HRC/19/41 lên HRC tại kỳ họp thứ 19 vào tháng 3/2012, bản báo cáo đã cho thấy sự phân biệt đối xử và bạo lực một cách có hệ thống đối với người đồng tính cũng như người LGBT trên khắp thế giới và làm thế nào để luật nhân quyền quốc tế được áp dụng để chấm dứt tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới. Cao ủy Navy Pillay đã thực hiện trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của người đồng tính, đóng vai trị tích cực trong việc thực hiện hóa các quyền con người của người đồng tính và ngăn chặn sự vi phạm những quyền này,… cụ thể như Cao ủy đã lên án Luật chống đồng tính luyến ái ở Uganda là vi phạm nhân quyền và gây nguy hiểm cho cộng đồng LGBT (Geneva, 24/02/2014); Cao ủy cũng bày tỏ sự thất vọng và khuyến khích Quốc hội Ấn Độ xem xét việc áp đặt lại các biện pháp trừng phạt hình sự đối với các mối quan hệ đồng tính ở Ấn Độ. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) cam kết hợp tác với các nước, các cơ quan nhân quyền quốc gia để đạt được tiến trình hợp pháp hóa đồng tính trên phạm vi tồn cầu và các giải pháp xa hơn nhằm bảo vệ con người khỏi sự bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tính dục và bản dạng giới. Văn phịng Nhân quyền của LHQ ra mắt chiến dịch Free and Equal (Cape Town, 26/7/2013) như một chiến

dịch thơng tin cơng cộng tồn cầu dành riêng cho việc chống chứng sợ đồng tính và chứng sợ người chuyển giới, thúc đẩy sự tơn trọng quyền của người đồng tính nói riêng và của người LGBT nói chung.

LHQ cịn hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (non-governmental organizations – NGOs) trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính. Các tổ chức phi chính phủ đã cung cấp thơng tin và tư vấn với LHQ thơng qua Ủy ban về các tổ chức phi chính phủ của ECOSOC. Trong đó phải kể đến ILGA đã được phép tham gia các cuộc họp và hội nghị của LHQ, đệ trình các bản báo cáo hay bài phát biểu bằng văn bản, thực hiện sự can thiệp bằng lời nói và tổ chức các cuộc hội thảo trong các tòa nhà LHQ để làm việc về quyền của người LGBT sau cuộc bỏ phiếu của ECOSOC59.

Bên cạnh đó, các ủy ban giám sát cơng ước về quyền con người (như Ủy ban Nhân quyền; Ủy ban quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Ủy ban về loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Ủy ban chống tra tấn và Ủy ban về quyền trẻ em) trong các bình luận/khuyến nghị chung đã khẳng định khuynh hướng tính dục là một trong những căn cứ phân biệt đối xử bị nghiêm cấm và yêu cầu các quốc gia thành viên của công ước thực hiện nghĩa vụ chấm dứt tình trạng này.

Năm 2006, 29 chuyên gia với kinh nghiệm và chuyên môn liên quan đến pháp luật về quyền con người đã nhất trí thơng qua các Ngun tắc Yogyakarta về việc áp dụng luật Nhân quyền quốc tế liên quan đến khuynh hướng tính dục và bản dạng giới trong đó tập hợp các nguyên tắc pháp lý quốc tế về vấn đề này và đề xuất nghĩa vụ của các quốc gia.

Một phần của tài liệu Quyền của người đồng tính một số vấn đề lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)