Một số ưu điểm, nhược điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 91)

2.2.3.1. Ưu điểm

Do quy mô nhỏ nên các DNN&V rất cơ động, linh hoạt, dễ chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Những ưu thế nổi bật của các doanh nghiệp này là: + Khi thành lập doanh nghiệp cần ít vốn, diện tích mặt bằng không nhiều, các điều kiện sản xuất đơn giản.

+ Nhạy cảm với những thay đổi của thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, máy móc, đổi mới công nghệ.

+ Có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt ngay cả khi điều kiện sản xuất, kinh doanh có nhiều hạn chế.

2.2.3.2. Nhược điểm

Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít nên cũng có nhiều bất lợi, hạn chế:

+ Khó khăn trong đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Có nhiều hạn chế về đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, phát triển... do đó khó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.

+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường bị động trong các quan hệ thị trường, khả năng tiếp thị.

+ Khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài...

Ngoài ra, do nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, đặc biệt là giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, do trình độ quản lý Nhà nước còn hạn chế, nên các doanh nghiệp còn bộc lộ những khiếm khuyết của nó trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, như:

+ Trốn thuế

+ Một số doanh nghiệp còn không đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng như đăng ký.

+ Chất lượng sản phẩm kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở KHU VỰC NÔNG THÔN

HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Một số định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn huyện Phổ Yên

* Một số định hướng phát triển kinh tế, xã hội huyện Phổ Yên đến năm 2020

Đến năm 2020, huyện Phổ Yên sẽ phát triển thành vùng trọng điểm phía Nam của tỉnh Thái Nguyên:

Có trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cao hơn mức bình quân chung của tỉnh Thái Nguyên;

Có cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu, giữ vững an ninh lương thực tại chỗ và đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển Khu công nghiệp Nam Phổ Yên và Khu công nghiệp sinh thái Tây Phổ Yên; các khu, cụm công nghiệp gắn với quá trình phát triển đô thị, phát triển nông - lâm nghiệp bền vững;

Có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động;

Xây dựng và phát triển một số thị trấn gắn với các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng thị trấn Ba Hàng thành đô thị loại IV và chuẩn bị các điều kiện cho việc xây dựng Phổ Yên thành thị xã công nghiệp.

3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Phổ Yên

3.1.1.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn

DNN&V phát triển sẽ làm tăng thêm nhu cầu sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, khuyến khích hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành các mô hình sản xuất liên hoàn từ gieo giống, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và chế biến. Sự hình thành và phát triển với tốc độ nhanh các trang trại, các vùng nguyên liệu tập trung ở một số địa phương đã thúc đẩy sự hình thành và các doanh nghiệp chế biến với quy mô vừa và nhỏ. Như vậy, giữa các doanh nghiệp công nghiệp chế biến với các trang trại, các vùng nguyên liệu hình thành các mối quan hệ thúc đẩy và hỗ trợ nhau phát triển. Phát triển DNN&V ở nông thôn, đặc biệt là hộ ngành nghề phù hợp với điều kiện và tiềm năng của từng địa phương được coi là con đường cơ bản để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, chuyển sản xuất tự cấp, tự túc ở nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập. Phát triển DNN&V nông thôn cũng chính là quá trình đô thị hoá nông thôn, phát triển các thị trấn, thị tứ, phát triển thị trường nông thôn, hạn chế dòng di chuyển tự do lao động nông thôn vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung.

3.1.1.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với lợi thế và tiềm năng của huyện Phổ Yên

Phát triển DNN&V nông thôn trước hết phải tập trung vào các ngành có nhiều tiềm năng, có lợi thế so sánh nhằm thu hút nhiều và nhanh lực lượng lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Những tiềm năng và lợi thế so sánh đó là: Nguyên vật liệu tại chỗ, nghề truyền thống và nghề mới, lao động dồi dào và giá nhân công hạ, thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn và yêu cầu không cao. Phổ Yên là huyện có tiềm năng về du lịch. Mỗi địa phương theo đặc điểm của mình, trong từng thời kỳ nhất định cần đề ra mục tiêu, giải pháp thích hợp. Phát triển DNN&V nông thôn phải gắn liền với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của địa phương và không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất về kinh tế, xã hội mà còn góp phần bảo tồn và duy trì những di sản văn hóa truyền thống của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành lựa chọn

Trước hết, cần ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ hải sản sau thu hoạch, chế biến lương thực thực phẩm và một số ngành thích hợp với điều kiện phân tán ở nông thôn, gắn với nguồn tài nguyên tự nhiên, sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động tại chỗ nhưng không đòi hỏi trình độ tay nghề cao như các ngành bảo quản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp máy móc;... đồng thời phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp phục vụ cho nông nghiệp như sản xuất vật tư, thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp, thiết bị và nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, chế tạo và sửa chữa phục vụ nhu cầu tại chỗ như gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa điện dân dụng.

3.1.1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được khuyến khích phát triển trong một số ngành mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia

Trước hết cần phát triển có chọn lọc các doanh nghiệp thuộc một số ngành trực tiếp phục vụ nông nghiệp: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, xây dựng nông thôn... Đặc biệt chú trọng công nghiệp chế biến nông lâm hải sản bởi lẽ đây là ngành có quan hệ trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Gắn việc chế biến với sản xuất nguyên vật liệu, gắn sơ chế ở nông thôn với tinh chế ở thành thị, đa dạng hoá ngành nghề và sản phẩm chế biến. Đưa công nghiệp chế biến nông lâm hải sản từ chỗ sơ chế là chủ yếu tiến lên tinh chế là chủ yếu và từng bước thực hiện tổng hợp sử dụng nguyên vật liệu, áp dụng công nghệ chế biến hiện đại phù hợp với quy mô nhỏ và vừa của các doanh nghiệp.

3.1.1.5. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mối liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau, với doanh nghiệp lớn và với thành thị

Các doanh nghiệp đều coi những doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh của mình trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu cũng như trong tiêu thụ sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm. Chính sự thiếu tin cậy giữa các doanh nghiệp bị hạn chế khả năng phát triển chuyên sâu của doanh nghiệp, hạn chế cơ hội để doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Để khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp cần phải coi hợp tác, phối hợp hoặc chuyển giao lợi thế giữa các doanh nghiệp có liên quan và sự hỗ trợ lẫn nhau sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh; coi đây như một cơ chế giúp cho việc nâng cấp và cải thiện sự phát triển của chính doanh nghiệp. Sự liên kết giữa DNN&V với doanh nghiệp lớn được thực hiện thông qua việc hình thành sự phân công theo chuyên môn hoá giữa doanh nghiệp lớn với DNN&V, DNN&V vừa có chức năng cung cấp đầu vào vừa góp phần tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp lớn hỗ trợ DNN&V trong hoạt động đào tạo, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ;... giao thầu lại cho DNN&V một số phần việc, biến các DNN&V thành những vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu góp phần làm tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu của các DNN&V. Mối quan hệ giữa DNN&V nông thôn với thị trường tiêu thụ khu vực thành thị ngày càng phát triển. Một mặt, do các doanh nghiệp liên tục tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã.

3.2. Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn huyện Phổ Yên huyện Phổ Yên

3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp (nội tại bên trong Doanh nghiệp)

3.2.1.1. Nâng cao năng lực tài chính

Có thể nói vốn là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và các doanh nghiệp ở huyện Phổ Yên nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đang lâm vào trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng do đó có nhiều phương án kinh doanh đã bị bỏ lỡ trong khi đáng ra nếu có được nguồn vốn cần thiết sẽ tạo cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Tình hình chung hiện nay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh nghiệp này đang đứng trước hai khó khăn: Khi mua nguyên vật liệu để sản xuất phải trả tiền trước thì mới có thể mua được trong khi muốn bán được sản phẩm nhanh thì lại phải bán chịu. Đã thế loại hình kinh doanh này lại rất khó huy động vốn từ các quỹ tín dụng. Khi muốn huy động và vay vốn trong dân lại phải vay với lãi suất cao. Và như vậy khi chu kỳ kinh doanh kết thúc thì sau khi trả lãi vay doanh nghiệp nhận được lợi nhuận gần như không đáng kể. Hiệu quả kinh doanh thấp trong khi điều kiện để vay vốn từ các nguồn tín dụng lại khó khăn các điều kiện về bảo lãnh và thế chấp mà hệ thống các ngân hàng quy định còn nhiều bất cập. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng khó khăn hơn.

Để giải quyết những khó khăn về vốn đối với các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải sử dụng một số biện pháp sau:

- Một là, thực hiện sự hợp tác dưới nhiều hình thức như liên doanh, liên kết… để tăng cường khả năng tài chính. Dưới hình thức này, một số doanh nghiệp ít vốn tại địa bàn có thể tìm thấy những người bạn liên minh có nhiều vốn ở địa phương khác muốn làm ăn trên địa bàn mình, hoặc thuần tuý chỉ muốn mở rộng địa bàn hoạt động. Bằng cách này, nhiều doanh nghiệp ít vốn nhưng có quan hệ công nghệ với nhau có thể liên minh lại để đối phó với sự ép giá, ép thể thức thanh toán của cả người bán nguyên liệu với người mua sản phẩm hoặc đẩy nhanh vòng quay của vốn do có sự tin cậy lẫn nhau, giảm bớt thủ tục thanh toán, thậm chí có thể tránh được thuế đánh trùng lặp nhiều lần. Quan hệ liên minh với các doanh nghiệp lớn có thể là chỗ dựa để các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa vay được vốn trên cơ sở uy tín của các doanh nghiệp này với các ngân hàng.

- Hai là, đẩy nhanh quá trình tích lũy, tái đầu tư mở rộng kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Bằng cách đó, có thể huy động được vốn dưới hình thức tín chấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ba là, sử dung có hiệu quả nguồn vốn tự có và vốn đi vay. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ra mâu thuẫn là vừa thiếu vốn lại vừa sử dụng vốn rất lãng phí. Để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các doanh nghiệp phải tránh tình trạng để vốn nằm đọng ở các khâu (như dự trữ vật tư quá lớn, vốn nằm ở sản phẩm dở dang hoặc tồn kho quá nhiều). Biện pháp để khắc phục tình trạng này là thực hiện phương thức thanh toán qua ngân hàng, thông qua đó những khoản tiền nhàn rỗi vẫn có thể sinh lời. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng tiếp cận với các tri thức và kinh nghiệm quản trị vốn hiện đại. Hiện tại, hiệu quả sử dụng vốn vẫn được xem xét một cách giản đơn.

- Bốn là, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả được quyền phát hành cổ phiếu nhằm thu hút vốn nhàn rỗi của người lao động làm việc trong doanh nghiệp của dân và của các doanh nghiệp khác.

- Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kinh tế:

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn từ địa phương khác đầu tư vào dự án phát triển kinh tế, đặc biệt là các cụm công nghiệp của Huyện và vào các ngành sản xuất sản phẩm có tiềm năng. Muốn thu hút được nguồn này, cần: (1) tạo các điều kiện thuận lợi về: giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính... cho các nhà đầu tư vào huyện; (2) Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư ra các địa phương khác về tiềm năng, thế mạnh của huyện, đặc biệt là tiềm năng công nghiệp; (3) Xây dựng các dự án có căn cứ khoa học, tính khả thi cao để gọi vốn đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách.

+ Vốn từ các doanh nghiệp và dân cư: cần có chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn này, coi đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định, lâu dài, và chiếm tỷ trọng ngày càng cao cho thực hiện quy hoạch phát riển KT - XH huyện.

- Tuỳ theo từng tính chất của dự án đầu tư mà có những hình thức gọi vốn linh hoạt:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đối với các chợ, hình thức huy động vốn là kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài Thành phố theo phương thức BOT hoặc BTO, BT từng phần, từng hạng mục, góp vốn hoặc huy động vốn từ dân.

+ Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vốn đầu tư chủ yếu của các cơ sở này là dưới hình thức vốn vay. Để các cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh, cần có chính sách cho vay hợp lý khuyến khích các cơ sở tự đầu tư.

3.2.1.2. Đổi mới công nghệ

Như đã phân tích ở phần thực trạng hiện nay không chỉ riêng các DNN&V ở Phổ Yên mà các DNN&V nói chung hiện nay tình hình công nghệ

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 91)