Nhóm giải pháp gián tiếp (bên ngoài Doanh nghiệp)

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 91)

3.2.2.1. Tăng cường vai trò của Nhà Nước trong việc hỗ trợ

- Ban hành bổ sung và sửa đổi các chính sách, quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là giải pháp nhằm để loại bỏ sự mâu thuẫn trong hệ thống văn bản, quy định pháp luật gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Hệ thống chính sách này định kỳ cần được xem xét nghiên cứu và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại. Đồng thời cần thay đổi quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật. Hiện nay các văn bản pháp luật, pháp lệnh được ban hành trước sau đó các cơ quan chức năng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy trên thực tế thời điểm thực hiện các văn bản thường bị chậm so với thời hiệu quy định tại văn bản. Bên cạnh đó việc áp dụng các văn bản cũng không thống nhất về thời gian và không gian, gây nên tình trạng bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, trong quá trình xây dựng luật cần tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để sau khi văn bản có hiệu lực thì lập tức được áp dụng mà không cần phải đợi các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản phải đảm bảo tính ổn định lâu dài và tính đồng bộ thống nhất để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản suất kinh doanh. Tính ổn định lâu dài trước hết thể hiện ở quan điểm nhất quán của Nhà nước đối với các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt đối sử trong văn bản cũng như tổ chức thực hiện. Khi ban hành sửa đổi các văn bản không chỉ tính đến đòi hỏi hiện tại mà phải tính đến cả những đòi hỏi cho sự phát triển trong tương lai.

- Ban hành các luật riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như Luật cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật về các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật về bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay việc quản lý các doanh nghiệp này có khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước quy mô vừa và nhỏ do các bộ, các ngành các địa phương quản lý. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh chưa có cơ quan quản lý nào đích thực mà mới chỉ thực hiện cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh và thực hiện các chức năng hạn chế như thu thuế, kiểm tra về ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có quá nhiều đầu mối quản lý: các cơ quan chính quyền các tổ chức xã hội thậm chí các tổ chức đoàn thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đã đến lúc cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý Nhà Nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực. Cơ quan này cần được thành lập ít nhất 2 lĩnh vực công nghiệp và thương mại chẳng hạn cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ công nghiệp và Bộ thương mại.

3.2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế là điều kiện cơ bản, là tiền đề rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần đầu tư xây mới và nâng cao các cơ sở hạ tầng đã có.

- Chủ tịch uỷ ban nhân dân Huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng sản xuất phù hợp chỉ đạo dành quỹ đất và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các khu công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc di dời nội thành nội thị ra đảm bảo cảnh quan môi trường. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

- Tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông trong Huyện, đặc biệt là các tuyến đường nối giữa các huyện và các xã.

- Tiến hành xây dựng các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vào nề nếp, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, lâu dài của các doanh nghiệp đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đối với các cơ sở có quy mô sản xuất nhỏ không có khả năng tham gia vào các khu công nghiệp tập trung thì huyện Phổ Yên cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ có trọng điểm, tiến tới hình thành các làng nghề sản xuất công nghiệp.

3.2.2.3. Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính sách vốn có tác động mạnh tới việc cải thiện tình hình vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn an toàn thuận lợi và khó hiệu quả cần thiết phải đổi mới theo hướng:

* Chính sách vốn chung:

- Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ: có chính sách chống độc quyền kinh doanh, Ngân hàng giảm mức dự trữ bắt buộc, Nhà Nước chỉ nên điều tiết lãi suất bằng phương pháp thị trường mở và dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất trần một cách linh hoạt sát với cung cầu về vốn trên thị trường. Việc khống chế mức lãi suất trần cứng nhắc như hiện nay sẽ làm hoạt động cho vay của các ngân hàng bị hạn chế đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mở rộng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng, giải pháp này nhằm thiết lập lãi suất thị trường thực sự, ổn định lãi suất giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp vay vốn.

- Giảm bớt thủ tục vay vốn mở rộng mạng lưới cho vay và các hình thức huy động khuyến khích cạnh tranh hợp pháp.

- Phát triển quỹ tín dụng nhân dân.

- Phát triển các định chế tài chính cung cấp vốn trung và dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường vốn trung và dài hạn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

* Chính sách và các giải pháp về vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Để hỗ trợ vốn có hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải đổi mới chính sách vốn đối với các doanh nghiệp này theo hướng.

- Hiện nay lãi suất tiền gửi ngân hàng là khoảng 0,7%/tháng là tương đối thấp vì vậy muốn huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thông qua hệ thống ngân hàng ở Tỉnh nên tăng mức lãi suất tiền gửi lên 1%/ Tháng như vậy sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiệm và bảo đảm được nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa được phép thanh toán và sử dụng các phương tiện thanh toán như thư tín dụng, séc ngoại tệ rễ chuyển đổi để thanh toán trong nước và quốc tế.

- Hiện nay ngành công nghiệp khai thác và chế biến chè - một đặc sản ở Thái Nguyên đang rất phát triển nhưng do thiếu vốn mà việc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy các ngân hành Nông nghiệp nên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và chế biến chè trong tỉnh như cho các doanh nghiệp này vay đinh mức vốn là 200 triệu VNĐ trong vòng 5 năm đầu với lãi suất không đáng kể để các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nên thành lập trung tâm thẩm định tài sản thế chấp tại tỉnh để thực hiện công việc thẩm định tài sản thế chấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh hơn hiệu quả hơn tránh tình trạng thẩm định ở nhiều cấp dẫn đến chậm trễ trong vay vốn làm mất đi các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Ưu đãi lãi suất: Lãi suất vay hiện nay là khá cao đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, do số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế khá lớn mà nguồn tài chính để hỗ trợ thì có hạn, nên khó có thể ưu đãi được tất cả các doanh nghiệp này. Do vậy, trong chính sách ưu đãi vốn cần chọn đúng đối tượng với nguồn lực ít thì mới có thể hỗ trợ hiệu quả. Chỉ nên ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ chiến lược và hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư vào công nghệ mới, sản xuất thử, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ mới, đào tạo nghề, các hoạt động dịch vụ tư vấn... tuy nhiên để hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp trong điều kiện tài chính có hạn cần có những giải pháp đặc biệt, một trong những giải pháp đó là trợ cấp lãi suất cho đối tượng được hỗ trợ, tức là bù chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay.

- Thành lập trung tâm bảo lãnh: Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa một trong những khó khăn nhất là không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Do đó rất cần các tổ chức trung gian làm cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Một trong các hình thức đó là quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, vừa là hình thức ràng buộc chặt chẽ giữa người vay vốn (doanh nghiệp), người cho vay (ngân hàng), tổ chức trung gian (các công ty bảo lãnh) là Nhà nước, nhờ đó mà giảm bớt được mức độ rủi ro khi vay vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2.4. Đổi mới chính sách thuế

* Hệ thống thuế chung đổi mới theo hướng:

- Đơn giản hoá hệ thống thuế suất, hạ mức thuế suất. - Tránh đánh thuế chồng chéo.

- Cải cách cơ chế thu nộp, kiểm tra thuế theo hướng có sự độc lập giữa các bộ phận này, có thể kiểm tra lẫn nhau.

- Thực hiện cơ chế tự khai báo mức thuế, Nhà nước kiểm định và doanh nghiệp tự nộp thuế.

- Bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đồng thời ưu tiên các doanh nghiệp trong nước hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay đang có tình trạng trái ngược nhau: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều ưu thế mạnh hơn thì chỉ nộp thuế lợi tức 10- 15%, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước phải nộp thuế lợi tức tới 35-50%.

* Chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đổi mới theo hướng mở rộng đối tượng được ưu đãi thuế, tăng mức độ ưu đãi.

- Mở rộng đối tượng được ưu đãi: Đến nay trong các chính sách thuế của Nhà nước, loại đối tượng được ưu đãi về thuế không nhiều chỉ có các doanh nghiệp được thành lập sau năm 1993 ( mà phần lớn đã qua 2 năm được ưu đãi như luật định) Các doanh nghiệp ở vùng núi như số doanh nghiệp trong ngành chế biến nông sản. Như vậy trong chính sách ưu đãi thuế chưa quan tâm đến sự yếu ớt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ các doanh nghiệp này đứng vững và kinh doanh có hiệu quả. Do đó trong chính sách ưu đãi thuế cần mở rộng đối tượng hơn nữa vì có như vậy mới nuôi dưỡng được nguồn thu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tích luỹ để phát triển sản xuất mở rộng quy mô.

- Hiện nay thuế VAT đang tồn tại ở 4 mức thuế là 0%, 5%, 10%, và 20%, trừ một số loại hàng hoá như rượu bia, thuốc là và hàng xa xỉ phần còn lại tất cả các hàng hoá khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính quyền Huyện Phổ Yên nên đánh thuế ở đồng mức là 5% để tiến tới hội nhập APTA.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì các doanh nghiệp đang xin giảm thuế từ 20% xuống còn 10%, từ 10% xuống còn 5%, trong điều kiện quản lý doanh thu sát với doanh thu thực tế thì việc thuế suất 5% áp dụng với các doanh nghiệp sẽ giảm bớt được sự kêu ca suy tị và gian lận trong kê khai nộp thuế. Đồng thời việc đưa về chung một thuế suất 5% sẽ bãi bỏ hết những quy định về miễn giảm thuế, điều này làm cho chính sách thuế đơn giản hơn hạn chế được việc lợi dụng để trốn thuế và tiêu cực trong quản lý thu nộp thuế. Mặt khác tạo điều kiện để thực hiện đúng nguyên tắc có thu mới có khấu trừ thuế, không khấu trừ khống, mua hàng hoá có hoá đơn mới được khấu trừ thuế đầu vào. Từ đó khuyến khích sử dụng hoá đơn và tạo điều kiện quản lý thu sát thực tế hơn.

- Thực hiện việc thu thuế tại Chi cục thuế tại huyện Phổ Yên nhằm tránh các hiện tượng hạch sách và gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì các cán bộ của Chi cục thuế nắm vững được chế độ chính sách, quyết đoán nhanh tránh sự kiểm tra thanh tra thuế từ nhiều cấp như chi cục và phường. Hơn nữa việc thu thuế tại Chi cục vừa gần vừa thuận lợi lại có độ tin tưởng cao.

- Nên ưu đãi thuế thấp ở mức 5% cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Tỉnh như chè, khai khoáng, sắt thép.

- Tăng mức độ ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thời gian qua mức ưu đãi đã tăng lên nhưng vẫn còn chậm, chỉ miền giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 1 đến 2 năm trong khi đó ở các nước khác là 4-5 năm. Hơn nữa mức giảm thuế còn thấp số đồi tượng được miễn thuế còn ít. Do đó để các doanh nghiệp có tích luỹ ban đầu cho phát triển sản xuất đứng vững được thì cần thiết phải tăng mức ưu đãi thuế lên 3 đến 5 năm. Miễn thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư công nghệ hiện đại, công nghệ sạch. Miễn thuế cho các khâu như chi phí đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp cũng như đầu tư cho sản xuất sản phẩm mới.

- Có hình thức và mức độ ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, huy động nhiều vốn. Hiện này đang có tình trạng, doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

càng huy động thì mức thuế càng cao. Như vậy sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô. Các nước đang phát triển đều có chính sách để mở rộng quy mô doanh nghiệp, vì quy mô quá nhỏ sẽ không có hiệu quả.

3.2.2.5. Đào tạo trình độ lao động trong các doanh nghiệp

Như đã trình bày, hiện nay trình độ đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở TỉnhThái Nguyên khá thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng trên, Thái Nguyên cần phải có những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

- Ngoài các tổ chức, các trung tâm dạy nghề các cơ sở đào tạo hiện có, cần sớm đào tạo dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đầy

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)