Thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 63)

huyện Phổ Yên hiện nay

Bảng 2.4: Số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Phổ Yên ĐVT: Số doanh nghiệp Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh(%) DN Cơ cấu (%) DN Cơ cấu (%) DN Cơ cấu (%) 09/08 10/09 BQ Tổng số doanh nghiệp 90 100,00 122 100,00 135 100,00 135,56 110,66 123,11 1. Hợp tác xã 13 14,44 16 13,11 17 12,59 123,08 106,25 114,66

2. Doanh nghiệp tư nhân 39 43,33 55 45,08 58 42,96 141,03 105,45 123,24

3. Công ty TNHH 21 23,33 29 23,77 35 25,93 138,10 120,69 129,39

4. Công ty cổ phần 17 18,89 22 18,03 25 18,52 129,41 113,64 121,52

(Nguồn: Số liệu Chi Cục Thống kê huyện Phổ Yên)

Qua bảng số liệu 2.4 trên ta thấy rằng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Phổ Yên không ngừng tăng lên. Năm 2008 là 90 DN, năm 2009 122 DN, đến năm 2010 là 135 DN,, bình quân qua 3 năm số lượng DN tăng 23,11%. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường chiếm trên 40%, năm 2008 chiếm 43,33%, năm 2009 là 45,08%, năm 2010 là 42,96%). Số lượng công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn cũng tăng lên đáng kể. Năm 2008 số lượng công ty TNHH là 21 công ty(chiếm 23,33%) thì đến năm 2010 là 35 công ty(chiếm 25,93%), bình quân qua 3 năm số công ty TNHH tăng 29,39%. Công ty cổ phần năm 2008 là 17 công ty nhưng đến năm 2010 tăng lên 25 công ty, như vậy bình quân qua 3 năm số lượng công ty cổ phần tăng 21,52%. Điều này đã thể hiện xu hướng phát triển và cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa của huyện Phổ Yên theo hướng tăng các công ty cổ phần và công ty TNHH đây cũng là xu hướng chung của toàn tỉnh Thái nguyên, góp phần phát triển kinh tế của huyện.

2.2.2.1. Về quy mô

a. Tình hình lao động:

Nhìn vào bảng số liệu 2.5 ta thấy cùng với sự tăng lên của dân số trung bình của huyện qua từng năm (năm 2008 là 136746 người đến năm 2010 là 138817người, bình quân qua 3 năm tăng 0,75%) thì nguồn lao động cũng có sự tăng lên rõ rệt (năm 2008 là 89736 lao động đến năm 2010 là 91020 lao động, bình quân qua 3 năm tăng 0,71%), bên cạnh đó số doanh nghiệp nhỏ và vừa lại ngày càng tăng lên đã khiến cho nhu cầu về lao động trong các doanh nghiệp có xu hướng tăng dần (năm 2008 số lao động làm việc trong DN vừa và nhỏ chỉ có 2.235 người thì đến năm 2010 con số này đã tăng gấp rưỡi 3.460 người, bình quân qua 3 năm số lao động tăng 24,97%).

Bảng 2.5: Tình hình dân số, lao động và phân bố nguồn lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Phổ Yên

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh(%)

09/08 10/09 BQ

Dân số trung bình Người 136.746 138.092 138.817 100,98 100,53 100,75 Nguồn lao động Lao động 89.736 90.791 91.020 101,18 100,25 100,71 Tỷ lệ% trong tổng nhân khẩu % 65,62 65,75 65,57 100,19 99,729 99,959 Số người trong độ tuổi lao động Người 80.265 81.472 82.130 101,5 100,81 101,16 Số lao động làm việc trong DNN&V Lao động 2.235 3.055 3.460 136,69 113,26 124,97

(Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Phổ Yên)

Nếu phân doanh nghiệp theo quy mô lao động ta thấy năm 2010 số lao động từ 5 đến 9 lao động là 56 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng cao nhất 41,48%; tiếp đến là số doanh nghiệp có lao động từ 10 đến 49 lao động là 50 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 37,04%; còn lại là số doanh nghiệp dưới 5 lao động chiếm 15,56%; từ 50 lao động trở lên chiếm 5,93%. Điều này cho thấy nếu xét theo quy mô lao động thì số doanh nghiệp ở huyện Phổ Yên hoạt động với quy mô còn nhỏ.

Bảng 2.6: Doanh nghiệp phân theo quy mô lao động ĐVT: Doanh nghiệp Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 09/08 10/09 BQ Tổng số 90 100,00 122 100,00 135 100,00 135,6 110,7 123,1 Dưới 5 lao động 18 20,00 20 16,39 21 15,56 111,11 105,00 108,06 Từ 5 lao động đến 9 lao động 37 41,11 49 40,16 56 41,48 132,43 114,29 123,36 Từ 10 lao động đến 49 lao động 30 33,33 46 37,70 50 37,04 153,33 108,70 131,01 Từ 50 lao động trở lêm 5 5,56 7 5,74 8 5,93 140,00 114,29 127,14

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 - 2010)

b. Tình hình tài sản và nguồn vốn:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản và nguồn vốn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản cũng như nguồn vốn là một vấn đề cốt yếu để cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.

Nếu phân số doanh nghiệp theo quy mô vốn thì ta thấy số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 0,5 tỷ năm 2008 là 29 DN (chiếm 32,22%) đến năm 2010 là 39 DN (chiếm 28,89%), bình quân qua 3 năm số doanh nghiệp này tăng 16,06%; số doanh nghiệp có vốn từ 0,5 tỷ đến 1 tỷ năm 2008 là 35 DN (chiếm tỷ trọng 38,89%) đến 2010 là 57 DN (chiếm tỷ trọng 42,22%) chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân qua 3 năm tăng 29,92%; còn số doanh nghiệp từ 1 tỷ trở lên chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Điều này cho thấy, số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn lớn ở Phổ Yên không nhiều.

Bảng 2.7: Doanh nghiệp phân theo nguồn vốn ĐVT: Doanh nghiệp Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 09/08 10/09 BQ Tổng số 90 100,00 122 100,00 135 100,00 135,6 110,7 123,1 Dưới 0,5 tỷ 29 32,22 35 28,69 39 28,89 120,69 111,43 116,06 Từ 0,5 đến 1 tỷ 35 38,89 54 44,26 57 42,22 154,29 105,56 129,92 Từ 1 tỷ đến 5 tỷ 14 15,56 18 14,75 20 14,81 128,57 111,11 119,84 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 9 10,00 12 9,84 15 11,11 133,33 125,00 129,17 Từ 10 tỷ trở lên 3 3,33 3 2,46 4 2,96 100,00 133,33 116,67

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 - 2010)

Nếu nghiên cứu theo tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thì theo bảng số liệu 2.8 ta thấy:

Kết cấu vốn cố định/vốn lưu động: Theo số liệu của bảng 2.8, ta thấy năm 2008 tỷ lệ này là 35,37/42,17; năm 2010 tỷ lệ này 30,45/44,03.

Trong vốn cố định thì có khoảng 70% là vốn bằng đất, nhà, làm trụ sở văn phòng cho doanh nghiệp. Do đó tài sản này có nhưng ít sử dụng làm ra doanh thu.

Phân tích sau cho thấy:

+ Các doanh nghiệp sản xuất xây dựng có tỷ lệ vốn cố định cao hơn vốn lưu động.

+ Trong nguồn vốn thì vốn đăng ký công khai chỉ chiếm 35% tổng vốn thực cho kinh doanh.

+ Trong vốn kinh doanh thì vốn tự năm 2010 chiếm 42,17% trong tổng nguồn vốn. Vốn vay ngoài là 30,13% tổng nguồn vốn. Vốn vay Ngân hàng là 27,5%, vốn Nhà nước chỉ chiếm 0,2%. Như vậy có thể nói nguồn vốn kinh doanh được khai thác trong dân cư và tích lũy là chủ yếu chiếm khoảng gần 70%.

Bảng 2.8: Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 09/08 10/09 BQ I. Tổng tài sản 998.407 100,00 1.357.680 100,00 1.514.725 100,00 135,98 111,57 123,78 1. Tài sản ngắn hạn 645.250 64,63 901.150 66,37 1.053.475 69,55 139,66 116,90 128,28 2. Tài sản dài hạn 353.157 35,37 456.530 33,63 461.250 30,45 129,27 101,03 115,15 Trong đó: TSCĐ 258.325 73,15 328.642 71,99 330.675 71,69 127,22 100,62 113,92 II. Tổng nguồn vốn 998.407 100,00 1.357.680 100,00 1.514.725 100,00 135,98 111,57 123,78 1. Nợ phải trả 577.390 57,83 769.255 56,66 847.849 55,97 133,23 110,22 121,72 2. Vốn chủ sở hữu 421.017 42,17 588.425 43,34 666.876 44,03 139,76 113,33 126,55

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 - 2010)

Khả năng về vốn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các DNN&V ở khu vực nông thôn, đồng thời cũng thể hiện các tiềm năng kém hiệu quả của các DNN&V khu vực này. Nó sẽ làm khác biệt về phát triển kinh tế cũng như chênh lệch ngay giữa các DNN&V khu vực nông thôn. Các DNN&V sẽ phát triển những nơi nào có nhu cầu lớn về việc làm và thu nhập, hoặc ở những nơi có điều kiện tốt nhất để phát triển những loại hình hoạt động phi nông nghiệp

c. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Với việc mở rộng ngành nghề đa lĩnh vực kinh doanh và sự thông thoáng trong kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Phổ Yên đã có kết quả rất khả quan trong thời gian qua.

Bảng 2.9: Kết quả sản xuất kinh doanh của DNN&V ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh(%) Tổng số BQ/ Cơ sở Tổng số BQ/ Cơ sở Tổng số BQ/ Cơ sở 09/08 10/09 BQ I. Doanh thu (DT) 1.513.717 16.819 2.096.325 17.183 2.397.608 17.760 138,49 114,37 126,43 1. Doanh thu bán

hàng & cung câp DV 1.402.200 15.580,00 1.944.680 15.940,00 2.227.500 16.500,00 138,69 114,54

126,62

2. Doanh thu từ hoạt

động tài chính 65.750 730,56 89.487 733,50 100.458 744,13 136,10 112,26 124,18

3. Thu nhập khác 45.767 508,52 62.158 509,49 69.650 515,93 135,81 112,05 123,93

II. Tổng lợi nhuận

trƣớc thuế 46.939 521,54 74.338 609,33 103.815,00 769,00 158,37 139,65 149,01

- LN SXKD 37.625 418,06 61.698 505,72 89.485 662,85 163,98 145,04 154,51

- LN hoạt động

tài chính 2.350 26,11 3.215 26,35 3.685 27,30 136,81 114,62 125,71

- LN hoạt động khác 6.964 77,38 9.425 77,25 10.645 78,85 135,34 112,94 124,14

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 - 2010)

Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy phần lớn các doanh nghiệp chủ yếu doanh thu thu từ hoạt động bán hàng là chính, còn doanh thu từ các hoạt động khác là ít. Doanh thu bình quân 1 cơ sở năm 2008 là 16.819 triệu đồng đến năm 2010 doanh thu bình quân 1 cơ sở 17.760 triệu đồng, bình quân qua 3 năm doanh thu tăng 26,43%.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế bình quân của một cơ sở năm 2008 là 521,54 triệu đồng đến năm 2010 là 769 triệu đồng, bình quân qua 3 năm tổng lợi nhuận trước thuế tăng 49,01%. Lợi nhuận chủ yếu là thu từ hoạt động sản xuất kinh.

Nếu xét theo lao động và thu nhập của người lao động ta thấy số lao động thu hút vào doanh nghiệp năm 2008 là 2.235 lao động đến năm 2010 là 3.460 lao động, tăng 1,5 lần so với năm 2008. Lương bình quân năm 2008 là 1.750.000đồng/người/năm thì đến năm 2010 đã đạt 2.510.000đồng/người/năm.

Bảng 2.10: Lao động và thu nhập của ngƣời lao động

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

- Lao động bình quân Lao động 2.235 3.055 3.460

- Tổng thu nhập của người lao động Tr.đồng 46.935 74.346 104.215

- Thu nhập bình quân/người/tháng Tr.đồng 1,750 2,028 2,510

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 - 2010)

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Với các doanh nghiệp cũng vậy, các chủ doanh nghiệp ai cũng muốn có hiệu quả kinh tế cao. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sẽ là những tiêu thức đánh giá chính xác nhất tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên ta nghiên cứu bảng 2.11

Nếu xét theo hiệu quả kinh tế tính BQ/ 1 cơ sở ta thấy bình quân 1 lao động tạo ra doanh thu năm 2008 là 677,28 triệu đồng/lao động/năm, đến năm 2010 là 692,95 triệu đồng/lao động/năm, bình quân qua 3 năm tăng 1,82%; Đối với doanh nghiệp cứ đầu tư 1 triệu đồng TSCĐ thì năm 2008 tạo ra 5,85 triệu đồng doanh thu, đến năm 2010 tạo ra được 7,25 triệu đồng doanh thu, bình quân qua 3 năm tăng 16,41%.

Qua đây ta thấy: nếu xét hiệu quả kinh tế đơn thuần trên một số tiêu chí truyền thống thì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn nhưng nếu tính hiệu quả kinh tế xã hội trong tổng thể thì hiệu quả kinh doanh của khu vưc doanh nghiệp nhỏ và vừa cao hơn nhiều. Điều đó thể hiện qua những vấn đề sau:

Thu hút một lượng vốn nhàn rỗi trong dân (Không sinh lời hoặc sinh lời ít và hoạt động sinh lời cao hơn).

Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp và chủ yếu bằng vốn của dân mà lẽ ra Nhà nước phải tốn rất nhiều vốn đầu tư để giải quyết việc làm (Trung bình Nhà nước phải đầu tư hơn 10 triệu đồng để tạo ra một chỗ làm việc).

Tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế do số lượng doanh nghiệp và số lượng chủng loại hàng hoá tăng lên rất nhanh.

Làm cho nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp lớn hoạt động hiệu quả hơn.

Tăng mức độ an toàn giảm bớt rủi ro trong nền kinh tế thị trường biến động do tăng lượng hàng hoá cũng như số doanh nghiệp có thể thay thế.

Đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với giá rẻ hơn và thuận tiện hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.11: Hiệu quả kinh tế tính BQ/1 cơ sở DNN&V

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%) 09/08 10/09 BQ Doanh thu/Lao động Tr.đ/lđ 677,28 686,19 692,95 101,32 102,31 101,82 Doanh thu/ Tổng TS Lần 1,51 1,54 1,58 101,99 104,64 103,31 Doanh thu/TSCĐ Lần 5,85 6,37 7,25 108,89 123,93 116,41 Lợi nhuận/Lao động Lần 21,00 24,33 30,00 115,86 142,86 129,36 Lợi nhuận/ Tổng TS Lần 0,04 0,05 0,07 125,00 175,00 150,00 Lợi nhuận/TSCĐ Lần 0,18 0,23 0,31 127,78 172,22 150,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 - 2010)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Các DNN&V khu vực nông thôn có hai loại thị trường chính: một loại chủ yếu để bán cho thị trường địa phương, một loại chủ yếu để bán trên thị trường các thành phố lớn. Khoảng 1/3 các doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của mình trên thị trường địa phương, 18% số doanh nghiệp hộ gia đình và 14% số doanh nghiệp tư nhân bán toàn bộ sản phẩm ở các thành phố lớn. Như vậy, trên 70% số sản phẩm của các doanh nghiệp được tiêu thụ tại địa phương và thị trường trong tỉnh, thị trường ngoài tỉnh chỉ chiếm 22,7%. Việc tiêu thụ hàng hoá phụ thuộc chủ yếu vào mạng lưới phân phối cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân không chính thức ở địa phương. Còn DNN&V ở nông thôn hầu như chưa đủ năng lực để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nên hầu hết các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tại thị trường trong nước, bên cạnh đó lại luôn bị sức ép cạnh tranh lớn của các sản phẩm nhập ngoại, của các sản phẩm cùng loại do các doanh nghiệp lớn sản xuất. Khoảng 80% doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ đáp ứng 50-60% nhu cầu nguyên liệu dùng vào sản xuất.

Bảng 2.12: Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của DNN&V

ĐVT:%

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm 100 100 100

- Thị trường tiêu thụ tại huyện 52,2 44,7 40,6

- Thị trường tiêu thụ trong tỉnh 25,6 28,1 29,4

- Thị trường ngoài tỉnh 18,7 21,8 22,7

- Thị trường xuất khẩu 3,5 5,4 7,3

(Nguồn: Số liệu điều tra 2008 - 2010)

Giá thành cao, chất lượng thấp, mẫu mã kiểu dáng chậm được cải thiện, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém là những thách thức lớn đối với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DNN&V ở nông thôn mong muốn xuất khẩu, đến nay mới chỉ có khoảng 7- 10% các sản phẩm của các DNN&V nông thôn và khoảng 1% sản phẩm các hộ ngành nghề được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, trong khi đó các doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu 21% sản lượng.

Mối quan hệ giữa các DNN&V khu vực nông thôn với khách hàng dường như ít mật thiết hơn so với hệ thông các DNN&V trong nền kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp nông thôn dường như có nhiều khách hàng hơn, ít khi sản phẩm theo đơn đặt hàng trước và hiếm có các hợp đồng phụ. Sự khác nhau giữa các DNN&V khu vực nông thôn với các DNN&V ở chỗ các DNN&V khu vực nông thôn có mối quan hệ không được chặt chẽ với khu vực Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ cung ứng dưới 10% đầu vào

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 63)