Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 68)

3.1.1.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn

DNN&V phát triển sẽ làm tăng thêm nhu cầu sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, khuyến khích hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành các mô hình sản xuất liên hoàn từ gieo giống, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và chế biến. Sự hình thành và phát triển với tốc độ nhanh các trang trại, các vùng nguyên liệu tập trung ở một số địa phương đã thúc đẩy sự hình thành và các doanh nghiệp chế biến với quy mô vừa và nhỏ. Như vậy, giữa các doanh nghiệp công nghiệp chế biến với các trang trại, các vùng nguyên liệu hình thành các mối quan hệ thúc đẩy và hỗ trợ nhau phát triển. Phát triển DNN&V ở nông thôn, đặc biệt là hộ ngành nghề phù hợp với điều kiện và tiềm năng của từng địa phương được coi là con đường cơ bản để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, chuyển sản xuất tự cấp, tự túc ở nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập. Phát triển DNN&V nông thôn cũng chính là quá trình đô thị hoá nông thôn, phát triển các thị trấn, thị tứ, phát triển thị trường nông thôn, hạn chế dòng di chuyển tự do lao động nông thôn vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung.

3.1.1.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với lợi thế và tiềm năng của huyện Phổ Yên

Phát triển DNN&V nông thôn trước hết phải tập trung vào các ngành có nhiều tiềm năng, có lợi thế so sánh nhằm thu hút nhiều và nhanh lực lượng lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Những tiềm năng và lợi thế so sánh đó là: Nguyên vật liệu tại chỗ, nghề truyền thống và nghề mới, lao động dồi dào và giá nhân công hạ, thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn và yêu cầu không cao. Phổ Yên là huyện có tiềm năng về du lịch. Mỗi địa phương theo đặc điểm của mình, trong từng thời kỳ nhất định cần đề ra mục tiêu, giải pháp thích hợp. Phát triển DNN&V nông thôn phải gắn liền với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của địa phương và không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất về kinh tế, xã hội mà còn góp phần bảo tồn và duy trì những di sản văn hóa truyền thống của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành lựa chọn

Trước hết, cần ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ hải sản sau thu hoạch, chế biến lương thực thực phẩm và một số ngành thích hợp với điều kiện phân tán ở nông thôn, gắn với nguồn tài nguyên tự nhiên, sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động tại chỗ nhưng không đòi hỏi trình độ tay nghề cao như các ngành bảo quản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp máy móc;... đồng thời phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp phục vụ cho nông nghiệp như sản xuất vật tư, thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp, thiết bị và nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, chế tạo và sửa chữa phục vụ nhu cầu tại chỗ như gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa điện dân dụng.

3.1.1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được khuyến khích phát triển trong một số ngành mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia

Trước hết cần phát triển có chọn lọc các doanh nghiệp thuộc một số ngành trực tiếp phục vụ nông nghiệp: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, xây dựng nông thôn... Đặc biệt chú trọng công nghiệp chế biến nông lâm hải sản bởi lẽ đây là ngành có quan hệ trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Gắn việc chế biến với sản xuất nguyên vật liệu, gắn sơ chế ở nông thôn với tinh chế ở thành thị, đa dạng hoá ngành nghề và sản phẩm chế biến. Đưa công nghiệp chế biến nông lâm hải sản từ chỗ sơ chế là chủ yếu tiến lên tinh chế là chủ yếu và từng bước thực hiện tổng hợp sử dụng nguyên vật liệu, áp dụng công nghệ chế biến hiện đại phù hợp với quy mô nhỏ và vừa của các doanh nghiệp.

3.1.1.5. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mối liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau, với doanh nghiệp lớn và với thành thị

Các doanh nghiệp đều coi những doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh của mình trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu cũng như trong tiêu thụ sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm. Chính sự thiếu tin cậy giữa các doanh nghiệp bị hạn chế khả năng phát triển chuyên sâu của doanh nghiệp, hạn chế cơ hội để doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Để khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp cần phải coi hợp tác, phối hợp hoặc chuyển giao lợi thế giữa các doanh nghiệp có liên quan và sự hỗ trợ lẫn nhau sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh; coi đây như một cơ chế giúp cho việc nâng cấp và cải thiện sự phát triển của chính doanh nghiệp. Sự liên kết giữa DNN&V với doanh nghiệp lớn được thực hiện thông qua việc hình thành sự phân công theo chuyên môn hoá giữa doanh nghiệp lớn với DNN&V, DNN&V vừa có chức năng cung cấp đầu vào vừa góp phần tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp lớn hỗ trợ DNN&V trong hoạt động đào tạo, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ;... giao thầu lại cho DNN&V một số phần việc, biến các DNN&V thành những vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu góp phần làm tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu của các DNN&V. Mối quan hệ giữa DNN&V nông thôn với thị trường tiêu thụ khu vực thành thị ngày càng phát triển. Một mặt, do các doanh nghiệp liên tục tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 68)