Hệ Thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 91)

1.3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất

a/ Quy mô về lao động: là chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một thời điểm nhất định.

Công thức: i i i L t L = t   Trong đó:

L : Nguồn lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu

Li (i = 1,n): Là nguồn lao động tại các thời điểm mà khoảng thời gian giữa các thời điểm không bằng nhau.

ti (i = 1,n): Là độ dài thời gian có mức độ Li

b/ Quy mô về tài sản cố định: Tài sản cố định dùng trong sản xuất là những tài sản vô hình và hữu hình dùng trong sản xuất có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Nó tham gia vào toàn bộ hoặc từng khâu công việc của nhiều chu kỳ sản xuất mà hình thái vật chất không thay đổi, giá trị được chuyển dần vào sản xuất theo mức độ hao mòn.

- Giá trị ban đầu hoàn toàn (Gb) Gb = GTC + CCV + CLC - GCL

- Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ nghiên cứu (GTC) TC TC1 TC2 G + G G = 2 Trong đó: GTC1: Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ GTC2: Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ GTC: Giá trị mua thực tế CCV: Chi phí vận chuyển CLC: Chi phí lắp đặt chạy thử GCL: Giá trị còn lại

c/ Quy mô về vốn (V): Vốn là toàn bộ giá trị đầu vào bao gồm những tài sản, vật phẩm dùng trong sản xuất kinh doanh. Có thể phân vốn thành nhiều loại dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau.

- Theo hình thức luân chuyển: Vốn chia làm 2 loại

+/ Vốn cố định (Vcđ): hầu hết là các TSCĐ

+/ Vốn lưu động (Vlđ): là toàn bộ các tài sản khả biến, chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất.

- Theo hình thức sở hữu: Vốn chia làm 2 loại

+/ Vốn sở hữu (Vsh): Bao gồm vốn thuộc sở hữu của chủ hộ.

+/ Vốn đi vay (Vđv): Là vốn mà chủ hộ chiếm hữu từ nguồn khác không

thuộc quyền sở hữu của chủ hộ như: vay ngân hàng, vay tư nhân,…

1.3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả

Do tính phức tạp của vấn đề hiệu quả trong nông nghiệp, nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế của mọi hiện tượng kinh tế, quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu.

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế.

- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống.

- Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và khả thi.

- Phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp nước ta, đông thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu,

- Kích thích được sản xuất phát triển và tăng cường độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hệ thông chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả. Đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra hay giữa chi phí và kết quả thu được từ chi phí đó. Có thể, thể hiện chỉ tiêu hiệu quả theo công thức cơ bản sau:

Công thức:

H = Q/C

Trong đó:

H: Hiệu quả

Q: Kết quả thu được C: Chi Phí bỏ ra

Công thức này phản ánh rõ hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất. Từ công thức chùng này ta có thể tính được các chỉ tiêu tỷ suất lợi như: tỷ suất giá trị sản xuất tính theo chi phí, chi phí trung gian hay một chi phí yếu tố đầu vào cụ thể nào đó.

* Những chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến tính toán hiệu quả kinh tế: +/ Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất:

- Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là giá trị bằng tiền của các loại sản phẩm trong một đơn vị diện tích trong một vụ hay một chu kỳ sản xuất linh doanh (thường tính cho một năm).

n i i i = 1 GO = Q P Trong đó:

Qi: Khối lượng sản phẩm hay khối lượng công việc thứ i Pi: Giá cả sản phẩm hay công việc thứ i

- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phần khấu hao TSCĐ) và dịch vụ sản xuất,…

n j i = 1 IC = C Trong đó:

Cj: Các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất

- Giá trị gia tăng (Value Added): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng được tính bằng công thức:

VA = GO - IC

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trinh sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:

MI = VA - (A + T)

Trong đó:

A: Phần khấu hao TSCĐ và chi phí phân bổ. T: thuế

- Tỷ suất lợi nhận theo chi phí (Ipr): Là tỷ số giữa lợi nhuận thu được trên tổng chi phí trung gian.

r pr P I = IC

Chỉ tiêu này phản ánh số lần giá trị sản xuất lợi nhuận thu được trên tổng chi phí trung gian cho sản xuất.

Q có thể biểu hiện:

+/ Tổng giá trị sản xuất (GO) +/ Tổng giá trị gia tăng (VA) +/ Lợi nhận (Pr)

C có thể biểu hiện là:

+/ Tổng chi phí sản xuất (TC) +/ Chi phí trung gian (IC) +/ Chi phí lao động sống (L) +/ Đơn vị diện tích đất đai (S)

Từ các biểu hiện trên ta có thể xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sau:

Chỉ tiêu Kết quả sản xuất

GO VA Pr

Chi phí sản xuất

TC GO/TC VA/TC Pr/TC

IC GO/IC VA/IC Pr/IC

L GO/L VA/L Pr/L

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở NÔNG THÔN HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội, tự nhiên huyện Phổ Yên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và thổ nhưỡng huyện Phổ Yên

a. Vị trí địa lý của Huyện:

Phổ Yên là huyện đồi núi và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc . Là một trong cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc , Huyện Phổ Yên giáp Thủ đô Hà N ội và tỉnh Bắc Giang về phía

Nam, giáp thành phố Thái Nguyên về phía Bắc , giáp huyện Phú Bình về

phía Đông và giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây .

Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng

cắt dọc tỉnh Thái Nguyên và chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 15

km. Đến năm 2010 với tuyến đường cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên hoàn

thành, hành lang kinh tế đường quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng gắn liền huyện Phổ Yên với các tỉnh lân cận. Đây có thể coi là thuận lợi lớn trong việc giao lưu liên kết kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên với Hà Nội , với thành phố , các thị xã và huyện của Thái Nguyên cũng như với các tỉnh lân cận.

b. Địa hình

Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

- Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

- Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện, địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.

Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên là có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan.

c. Thổ nhƣỡng

Tổng diện tích của Huyện là 25667,4ha, được chia thành 10 loại đất chính. Trong các loại đất của Phổ Yên có các loại đất phù sa và đất đỏ vàng có độ dốc thấp, tầng đất dày rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Loại đất này chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện, tuy nhiên, những khu đất này có thể bị chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, 61,6% diện tích đất toàn huyện là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, lại có độ dốc trên 250

.

2.1.1.2. Tình hình sử dụng đất

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đất là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai được con người thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, phục vụ cho quá trình sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người càng chú trọng đến việc bồi dưỡng làm cho nguồn tài nguyên này ngày một màu mỡ.

Tuy nhiên việc sử dụng đất đai như thế nào có hiệu quả nhất lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH của từng địa phương. Vì thế việc sử dụng đất đai có hiệu quả đã trở thành một nhiệm vụ có tính chất chiến lược nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của xã hội. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phổ Yên được thể hiện cụ thể qua các năm ta nghiên trong bảng 2.1.

Số liệu bảng 2.1 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 25667,4 ha. Trong những năm gần đây, tình hình sử dụng đất của huyện có nhiều biến động, sự biến động này được thể hiện cụ thể như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp chiếm 75,11% diên tích đất của toàn huyện và có xu hướng giảm dần qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp năm 2008 là 19910,3 ha chiếm 77,57%, đến năm 2010 là 19279,8 ha chiếm 75,11%, bình quân 3 năm giảm 1,59%.

- Đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 11964,8 ha chiếm 62,06% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, bình quân qua 3 năm 2008 - 2010 đất sản xuất nông nghiệp giảm 0,96%. Diện tích đất lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm qua các năm năm 2008 là 7360,95 ha, chiếm 36,97% trong tổng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 là 6960,7 ha, chiếm 36,1%; bình quân qua 3 năm giảm 2,74%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 284,9 ha, chiếm 1,48%, bình quân qua 3 năm tăng 0,5%. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Tuy nhiên, nếu so sánh với các loại đất khác trong tổng thể thì loại đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao vì hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Phổ Yên qua 3 năm (2008 - 2010) ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) DT CC (%) DT CC (%) DT CC (%) 09/08 10/09 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 25667.4 100.00 25667.4 100.00 25667.4 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Đất nông nghiệp 19910.3 77.57 19708.8 76.79 19279.8 75.11 98.99 97.82 98.41

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12197.9 61.26 12079.8 61.29 11964.8 62.06 99.03 99.05 99.04

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8120.1 66.57 7950.6 65.82 7915.1 66.15 97.91 99.55 98.73 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4147.4 34.00 4129.2 34.18 4049.7 33.85 99.56 98.07 98.82

1.2 Đất lâm nghiệp 7360.95 36.97 7276.1 36.92 6960.7 36.10 98.85 95.67 97.26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 282.05 1.42 283.5 1.44 284.9 1.48 100.51 100.49 100.50 1.4 Đất nông nghiệp khác 69.4 0.35 69.4 0.35 69.4 0.36 100.00 100.00 100.00

2. Đất phi nông nghiệp 5453.2 21.25 5654.7 22.03 6287.9 24.50 103.70 111.20 107.45

Trong đó: 2.1 Đất ở 1860.6 34.12 1907.2 33.73 1947.7 30.98 102.50 102.12 102.31 2.1.1 Đất nông thôn 1792.2 96.32 1796.9 94.22 1835.3 94.23 100.26 102.14 101.20 2.1.2 Đất thành thị 68.4 3.68 110.3 5.78 112.4 5.77 161.26 101.90 131.58 2.2 Đất chuyên dùng 2182.4 40.02 2210.5 39.09 2261.5 35.97 101.29 102.31 101.80 3. Đất chƣa sử dụng 303.9 1.18 303.9 1.18 99.7 0.4 100.00 32.81 66.40

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phổ Yên)

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2008 là 5453,2 ha, chiếm 21,25% trong tổng diện tích đất tự nhiên; năm 2010 là 6287,9 ha, chiếm 24,5%; bình quân qua 3 năm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 7,45%. Trong đó, diện tích đất ở năm 2008 là 1860,6 ha, chiếm 34,12 trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp; năm 2010 là 6287,9 ha, chiếm 24,5%; bình quân qua 3 năm diện tích đất ở tăng 2,31%. Diện tích đất chuyên dùng năm 2008 là 2182,4 ha, chiếm 40,02%; năm 2010 là 2261,5 ha, chiếm 35,97%; bình quân qua 3 năm diện tích đất chuyên dùng tăng 1,8%. Điều này cho thấy người dân có xu hướng chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất thổ cư và đất chuyên dùng.

- Diện tích đất chưa sử dụng năm 2008 là 303,9 ha, chiếm 1,18% đến năm 2010 diện tích đất chỉ còn 99,7 ha, chiếm 0,4%; diện tích đất năm 2010 so với năm 2009 giảm 67,19%; bình quân qua 3 năm diện tích đất chưa sử dụng giảm 33,6%. Điều này chứng tỏ huyện đã khai thác tiềm năng đất tốt, không bỏ đất hoang hóa.

Như vậy qua 3 năm 2008 - 2010 tình hình sử dụng đất của huyện có nhiều biến động lớn nhất là trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa thì trọng điểm cũng được tăng cường xây dựng, đường xá được mở rộng hơn,, chính vì vậy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Vì vậy cần phải đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý để tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp của huyện phát triển ổn định để cung cấp đủ cho ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn và các tài nguyên khác

a. Khí hậu

Huyện Phổ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230

khoảng 28-290C, tháng lạnh nhất vào tháng 1 nhiệt độ trung bình khoảng 15-

160C. Khí hậu của huyện chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa

từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm đạt 2.097mm. Trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 và có thể xảy ra lũ. Tháng 12 và tháng 1 mưa ít, với số ngày mưa trung bình là 6,8 ngày. Vào mùa khô, lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa, gây ra tình trạng khô hạn. Chỉ số ẩm ướt K là 2,05, độ ẩm không khí tương đối lớn.

b. Thủy văn:

Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của Huyện. Sông

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 91)