Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 38)

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và thổ nhưỡng huyện Phổ Yên

a. Vị trí địa lý của Huyện:

Phổ Yên là huyện đồi núi và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc . Là một trong cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc , Huyện Phổ Yên giáp Thủ đô Hà N ội và tỉnh Bắc Giang về phía

Nam, giáp thành phố Thái Nguyên về phía Bắc , giáp huyện Phú Bình về

phía Đông và giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây .

Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng

cắt dọc tỉnh Thái Nguyên và chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 15

km. Đến năm 2010 với tuyến đường cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên hoàn

thành, hành lang kinh tế đường quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng gắn liền huyện Phổ Yên với các tỉnh lân cận. Đây có thể coi là thuận lợi lớn trong việc giao lưu liên kết kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên với Hà Nội , với thành phố , các thị xã và huyện của Thái Nguyên cũng như với các tỉnh lân cận.

b. Địa hình

Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

- Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

- Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện, địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.

Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên là có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan.

c. Thổ nhƣỡng

Tổng diện tích của Huyện là 25667,4ha, được chia thành 10 loại đất chính. Trong các loại đất của Phổ Yên có các loại đất phù sa và đất đỏ vàng có độ dốc thấp, tầng đất dày rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Loại đất này chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện, tuy nhiên, những khu đất này có thể bị chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, 61,6% diện tích đất toàn huyện là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, lại có độ dốc trên 250

.

2.1.1.2. Tình hình sử dụng đất

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đất là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai được con người thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, phục vụ cho quá trình sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người càng chú trọng đến việc bồi dưỡng làm cho nguồn tài nguyên này ngày một màu mỡ.

Tuy nhiên việc sử dụng đất đai như thế nào có hiệu quả nhất lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH của từng địa phương. Vì thế việc sử dụng đất đai có hiệu quả đã trở thành một nhiệm vụ có tính chất chiến lược nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của xã hội. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phổ Yên được thể hiện cụ thể qua các năm ta nghiên trong bảng 2.1.

Số liệu bảng 2.1 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 25667,4 ha. Trong những năm gần đây, tình hình sử dụng đất của huyện có nhiều biến động, sự biến động này được thể hiện cụ thể như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp chiếm 75,11% diên tích đất của toàn huyện và có xu hướng giảm dần qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp năm 2008 là 19910,3 ha chiếm 77,57%, đến năm 2010 là 19279,8 ha chiếm 75,11%, bình quân 3 năm giảm 1,59%.

- Đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 11964,8 ha chiếm 62,06% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, bình quân qua 3 năm 2008 - 2010 đất sản xuất nông nghiệp giảm 0,96%. Diện tích đất lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm qua các năm năm 2008 là 7360,95 ha, chiếm 36,97% trong tổng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 là 6960,7 ha, chiếm 36,1%; bình quân qua 3 năm giảm 2,74%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 284,9 ha, chiếm 1,48%, bình quân qua 3 năm tăng 0,5%. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Tuy nhiên, nếu so sánh với các loại đất khác trong tổng thể thì loại đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao vì hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Phổ Yên qua 3 năm (2008 - 2010) ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) DT CC (%) DT CC (%) DT CC (%) 09/08 10/09 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 25667.4 100.00 25667.4 100.00 25667.4 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Đất nông nghiệp 19910.3 77.57 19708.8 76.79 19279.8 75.11 98.99 97.82 98.41

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12197.9 61.26 12079.8 61.29 11964.8 62.06 99.03 99.05 99.04

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8120.1 66.57 7950.6 65.82 7915.1 66.15 97.91 99.55 98.73 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4147.4 34.00 4129.2 34.18 4049.7 33.85 99.56 98.07 98.82

1.2 Đất lâm nghiệp 7360.95 36.97 7276.1 36.92 6960.7 36.10 98.85 95.67 97.26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 282.05 1.42 283.5 1.44 284.9 1.48 100.51 100.49 100.50 1.4 Đất nông nghiệp khác 69.4 0.35 69.4 0.35 69.4 0.36 100.00 100.00 100.00

2. Đất phi nông nghiệp 5453.2 21.25 5654.7 22.03 6287.9 24.50 103.70 111.20 107.45

Trong đó: 2.1 Đất ở 1860.6 34.12 1907.2 33.73 1947.7 30.98 102.50 102.12 102.31 2.1.1 Đất nông thôn 1792.2 96.32 1796.9 94.22 1835.3 94.23 100.26 102.14 101.20 2.1.2 Đất thành thị 68.4 3.68 110.3 5.78 112.4 5.77 161.26 101.90 131.58 2.2 Đất chuyên dùng 2182.4 40.02 2210.5 39.09 2261.5 35.97 101.29 102.31 101.80 3. Đất chƣa sử dụng 303.9 1.18 303.9 1.18 99.7 0.4 100.00 32.81 66.40

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phổ Yên)

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2008 là 5453,2 ha, chiếm 21,25% trong tổng diện tích đất tự nhiên; năm 2010 là 6287,9 ha, chiếm 24,5%; bình quân qua 3 năm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 7,45%. Trong đó, diện tích đất ở năm 2008 là 1860,6 ha, chiếm 34,12 trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp; năm 2010 là 6287,9 ha, chiếm 24,5%; bình quân qua 3 năm diện tích đất ở tăng 2,31%. Diện tích đất chuyên dùng năm 2008 là 2182,4 ha, chiếm 40,02%; năm 2010 là 2261,5 ha, chiếm 35,97%; bình quân qua 3 năm diện tích đất chuyên dùng tăng 1,8%. Điều này cho thấy người dân có xu hướng chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất thổ cư và đất chuyên dùng.

- Diện tích đất chưa sử dụng năm 2008 là 303,9 ha, chiếm 1,18% đến năm 2010 diện tích đất chỉ còn 99,7 ha, chiếm 0,4%; diện tích đất năm 2010 so với năm 2009 giảm 67,19%; bình quân qua 3 năm diện tích đất chưa sử dụng giảm 33,6%. Điều này chứng tỏ huyện đã khai thác tiềm năng đất tốt, không bỏ đất hoang hóa.

Như vậy qua 3 năm 2008 - 2010 tình hình sử dụng đất của huyện có nhiều biến động lớn nhất là trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa thì trọng điểm cũng được tăng cường xây dựng, đường xá được mở rộng hơn,, chính vì vậy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Vì vậy cần phải đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý để tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp của huyện phát triển ổn định để cung cấp đủ cho ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn và các tài nguyên khác

a. Khí hậu

Huyện Phổ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230

khoảng 28-290C, tháng lạnh nhất vào tháng 1 nhiệt độ trung bình khoảng 15-

160C. Khí hậu của huyện chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa

từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm đạt 2.097mm. Trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 và có thể xảy ra lũ. Tháng 12 và tháng 1 mưa ít, với số ngày mưa trung bình là 6,8 ngày. Vào mùa khô, lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa, gây ra tình trạng khô hạn. Chỉ số ẩm ướt K là 2,05, độ ẩm không khí tương đối lớn.

b. Thủy văn:

Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của Huyện. Sông Công chảy qua huyện Phổ Yên chia huyện thành hai khu vực khác biệt về địa hình. Sông Công có lưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lòng sông có chiều rộng trung bình 13m, độ dốc lưu vực

27,3%, độ dốc lòng sông 1,03%. Lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7m3

/s và trong mùa khô là 4,2m3/s.

Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng. Sông chảy dọc địa giới phía Đông, giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang. Sông Cầu có lưu

lượng nước lớn, trung bình trong năm là 136m3

/s. Chế độ nước phù hợp với chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn phù hợp với mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa lũ chiếm 75% lượng nước, mùa cạn chỉ chiếm 25% lượng nước cả năm.

Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận huyện, còn có hệ thống suối, ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện là 704,1ha. Nhìn chung, chất lượng nước tốt nên có thể khai thác mặt nước để

nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, các nhà máy là nhà máy giấy chợ Mới tỉnh Bắc Cạn và Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên, các xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên làm cho nước sông chảy qua địa phận huyện Phổ Yên bị ô nhiễm nặng.

c. Các tài nguyên khác:

- Tài nguyên rừng: Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây huyện. Diện tích rừng của Huyện là 6.743,9 ha, chiếm 23,29% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên có 2.635,2ha, chiếm 39,2% diện tích đất lâm nghiệp. Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ như bạch đàn, keo lá chàm, họ ve vầu. Tầng dưới là các loại cây dây leo và bụi như sim, mua, lau lách và các loại cây cỏ dại. Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá chàm trồng theo các dự án. Cây rừng đa số đã được khép tán. Hệ động vật rừng còn nghèo nàn, hiện chỉ còn lớp chim, bò sát, lưỡng cư, trong đó lớp chim nhiều hơn cả.

Nhìn chung, rừng của huyện Phổ Yên mang tính chất môi sinh, góp phần xây dựng môi trường bền vững cho huyện hơn là mang tính chất kinh tế.

- Tài nguyên du lịch: Tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng du lịch phong phú từ hình thái du lịch nhân văn nhờ có nhiều các di tích lịch sử , các công trình kiến trúc nghệ thuật , các lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hoá dân tộc đến du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình . Trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng để khai thác như khu phía tây hồ Núi Cốc , các công viên, hồ nước trên vùng hồ Suối lạnh xã Thành Công, hồ Nước Hai,...

- Tài nguyên khoáng sản: Về tài nguyên khoáng sản, theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn huyện không có các điểm mỏ, quặng. Tuy nhiên, tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương với thăm dò có 34 loại hình khoáng

sản phân bổ tập trung ở Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Khả năng khai thác của các loại khoáng sản này có thể quyểt định đến phương hướng phát triển công nghiệp của huyện Phổ Yên.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thông huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 38)