Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Do phần lớn người dân trong khu vực sống bằng nghề nông nên Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, và thời hạn cho vay gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận qua 3 năm 2009 – 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 đạt được kết quả sau:
Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn qua 3 năm (2009 – 2011)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn 149.273 166.632 232.379 17.359 11,63 65.747 39,46 Trung - dài hạn 38.398 38.580 55.933 182 0,47 17.353 44,98
Tổng cộng 187.671 205.212 288.312 17.541 9,35 83.100 40,49
Bảng 4.6: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2011 2012 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%)
Ngắn hạn 154.118 160.594 6.476 4,20 Trung – dài hạn 37.238 39.574 2.336 6,27
Tổng cộng 191.356 200.168 8.812 4,61
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận)
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất
Qua bảng số liệu 4.5 và bảng 4.6 ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuất liên tục tăng qua 3 năm và tăng trong 6 tháng đầu năm 2012, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung - dài hạn. Nguyên nhân chính là do phần lớn người dân trong huyện sống bằng nghề nông như trồng lúa, hoa màu, chăn ni gia cầm…có chu kỳ sản xuất ngắn. Chẳng hạn một vụ lúa thông thường khoảng 4 tháng hay một đàn gia cầm khoảng 3 tháng dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do Ngân hàng ngày càng mở rộng mức tín dụng trong cho vay ngắn hạn, nếu như trước đây người đi vay chỉ vay được 1 triệu đồng/ 1 công/ 1 vụ đối với lúa và 2 triệu đồng/ 1 cơng/ 1 vụ đối với vườn thì đến nay số tiền cho vay được tăng lên lần lượt là 1,2 triệu và 2,5 triệu, đây cũng là nguyên nhân làm cho số tiền cho vay tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, người dân đã biết tận dụng nguồn vốn đi vay vào sản xuất. Trong những năm trước đó, họ chỉ sử dụng nguồn vốn có sẵn tại nhà để sản xuất, khả năng tài chính tới đâu thì họ sản xuất tới đó, nhiều khi khơng sử dụng hết diện tích đất mà họ có hoặc vay bên ngồi với lãi suất cao để sản xuất. Cùng với việc mở rộng tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng với lãi suất ưu đãi, người dân trong huyện đã dần tiếp cận và vay vốn tại Ngân hàng, lượng khách hàng của Ngân hàng cũng dần tăng lên và doanh số cho vay cũng tăng đáng kể. Ngoài ra, nguồn vốn tại ngân hàng tăng qua các năm nên ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay. Mặt khác, cho
vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, từ đó có thể kiểm tra, giám sát cũng như biết được hiệu quả của việc sử dụng vốn, đồng thời hạn chế được rủi ro do biến động của thị trường.
Tình hình cho vay ngắn hạn tăng, có được kết quả như vậy một phần là do sự cố gắng của CBTD trong việc mở rộng và khai thác địa bàn. Mặt khác, do nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển cao, giá cả thị trường biến động trong một vài năm trở lại đây làm nhu cầu vốn ngắn hạn để giải quyết các vấn đề cấp thiết tăng lên. Chẳng hạn nhu cầu vốn cho việc mua nguyên vật liệu với giá cao hơn, chi phí cho việc sản xuất nơng nghiệp tăng (giá giống, phân bón, thuốc trừ sâu, ...) làm thiếu vốn tạm thời.
Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với hộ sản xuất
Mục tiêu của Ngân hàng là tập trung tính thanh khoản nên doanh số cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu nên Ngân hàng rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi cho vay thì áp dụng với phương thức trả lãi hàng tháng, trả vốn gốc theo kỳ. Tuy vậy doanh số cho vay trung – dài hạn của Ngân hàng cũng luôn tăng, năm 2010 đạt 38.580 triệu đồng tăng 182 triệu đồng tương ứng tăng 0.47% so với năm 2009, đến năm 2011 doanh số cho vay tiếp tục tăng đạt 55.933 triệu đồng tăng 17.353 triệu đồng tương ứng tăng 44,98% so với năm 2010. 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay trung – dài hạn cũng tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm doanh số cho vay trung – dài hạn tăng là do Ngân hàng muốn tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho nhân dân để thực hiện các mơ hình có thời gian lâu dài như mơ hình VAC, hay mơ hình múc kênh bờ bao để thực hiện mơ hình sản xuất ở vùng đệm U Minh Thượng.
Nhìn chung, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng, góp phần làm tăng trưởng doanh số cho vay của Ngân hàng.
Trong đó, hình thức cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn hết vì nguồn vốn vay phần lớn được dùng để bổ sung vốn lưu động, nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, hoặc dùng để mua sắm vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa đối với nông dân vay vốn.
Doanh số cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn là do khả năng đáp ứng vốn trung – dài hạn của Ngân hàng có phần hạn chế, một phần do hộ vay trả nợ khơng theo phân kỳ trong hợp đồng tín dụng nên nguồn vốn đầu tư cho khoản vay này bị hộ chiếm dụng trong thời gian dài, chênh lệch lãi suất thấp, rủi ro tiềm ẩn cao nên đầu tư cho mảng vay này không mang lại hiệu quả cao.
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo đối tượng vay vốn
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay mà nguồn vốn cho vay hộ sản xuất được phân theo từng đối tượng cho vay bao gồm: cho vay trồng trọt, thủy sản, kinh tế tổng hợp… Phân tích cho vay theo đối tượng giúp Ngân hàng xác định rõ hiệu quả tín dụng ở từng đối tượng.
Cho vay phục vụ trồng trọt: Trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn
hộ sản xuất thì ngành trồng trọt ln chiếm tỷ trọng cao, cây trồng chủ yếu của huyện là cây lúa, hoa màu và một số nơng sản khác như: cam, xồi… Năm 2009, cho vay trồng trọt đạt 80.510 triệu đồng, năm 2010 tăng 15.529 triệu đồng với tốc độ 19,29% so với năm 2009. Sang năm 2011 cho vay trồng trọt đạt 134.843 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 4,61% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn đất đai trong huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong những năm gần đây giá lúa tăng cao nên bà con nông dân đầu tư mạnh vào đồng ruộng để tăng năng suất. Mặt khác do thời tiết mà trên đồng ruộng cũng dễ xảy ra nạn cháy rầy, vàng lùn… do đó cần phải phịng ngừa trong khi đó giá vật tư nơng nghiệp thì ngày càng tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên cộng thêm vào đó là diện tích mía ngày càng tăng do giá mía đường tăng nhanh, diện tích cây lâu năm năng suất giảm xuống nên bà con phá bỏ để trồng giống cây trồng mới nên nhu cầu vốn ngắn hạn để sản xuất lúa, mua giống cây trồng là rất lớn.
Bảng 4.7: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo đối tượng vay qua 3 năm (2009 – 2011) (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trồng trọt 80.510 96.039 134.843 15.529 19,29 38.804 40,40 Thủy sản 281 1.149 6.371 868 308,90 5.222 454,48 Kinh tế tổng hợp 41.684 55.162 61.989 13.478 32,33 6.827 12,38 Khác 65.196 52.862 85.109 (12.334) (18,92) 32.247 61,00 Tổng cộng 187.671 205.212 288.312 17.541 9,35 83.100 40,49
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận)
Bảng 4.8: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo đối tượng vay qua 6 tháng đầu năm 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2011 2012 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Trồng trọt 94.391 98.943 4.552 4,82 Thủy sản 4.446 4.672 226 5,08 Kinh tế tổng hợp 42.772 44.056 1.284 3,00 Khác 49.747 52.497 2.750 5,53 Tổng cộng 191.356 200.168 8.812 4,61
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận)
Cho vay nuôi trồng thủy sản: Doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản đều tăng trong 3 năm qua và cả 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó tăng cao nhất vào năm 2011 doanh số cho vay tăng lên 5.222 triệu đồng tương đương tăng 454.48% so với năm 2010, tuy nhiên sự tăng lên này là khá thấp trong tổng
doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay ngành này tăng 226 triệu đồng, tương đương tăng 5,08% so với 6 tháng đầu năm 2011. Trong giai đoạn này nhu cầu nuôi trồng thủy sản của người dân tăng lên, đặc biệt là việc nuôi tôm sú do thấy được lợi nhuận có được từ hoạt động này lớn hơn nhiều so với việc trồng lúa thông thường. Tuy nhiên Ngân hàng luôn phải cân nhắc đối với những khoản cho vay nuôi trồng thủy sản do lĩnh vực này dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước làm cho việc nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm sú bị thua lỗ nặng, việc thu hồi vốn rất khó khăn. Điều đó làm cho doanh số cho vay trong lĩnh vực thủy sản là rất thấp trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng.
Cho vay kinh tế tổng hợp: Mơ hình kinh tế tổng hợp là mơ hình sản xuất khép kín theo phương thức lấy ngắn ni dài, hỗ trợ vốn lẫn nhau tạo hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay. Mơ hình kinh tế tổng hợp đã giúp cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đáng kể và nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh số cho vay ngắn hạn. Hiện tại Ngân hàng đã đầu tư vào một đối tượng sản xuất mới, có thời hạn dài hơn nhưng tối đa là 12 tháng bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ kết hợp lại với nhau tạo thành chu trình khép kín, có thể tận dụng những khoản chi phí với những nguồn lực sẵn có để hỗ trợ nhau mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn như mơ hình VAC, VACR được NHNO & PTNT huyện Vĩnh Thuận khuyến khích đầu tư và đã thu hút được đa số
bà con nông dân.
Trong những năm qua, doanh số cho vay lĩnh vực kinh tế tổng hợp chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Cụ thể năm 2010, doanh số cho vay là 55.162 triệu đồng tăng 13.478 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng lên 61.989 triệu đồng với tốc độ 12,38 % so với năm 2010, doanh số cho vay trong lĩnh vực này tiếp tục tăng lên chỉ mới 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt được 200.168 triệu đồng. Việc cho vay theo mơ hình kinh tế tổng hợp đã mang lại nhiều thuận lợi khơng những cho khách hàng mà cịn cho cả Ngân hàng. Hộ sản xuất chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn vay làm sao cho đạt lợi nhuận cao nhất, đây cũng là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay đối tượng này liên tục tăng lên. Đối với Ngân hàng thì sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí vì giảm được thủ tục vay nhiều lần trong cùng một hộ. Hiện tại, NHNo & PTNT
huyện đang tăng cường tín dụng thuộc đối tượng này và hướng cho người dân một cách hiệu quả hơn bằng việc cho vay kinh tế tổng hợp.
Cho vay khác: Bao gồm các khoản vay để xây dựng, sửa chữa nhà cửa,
cải tạo vườn, ao nuôi tôm, chăn nuôi, mua máy nông nghiệp và mua sắm đồ dùng sinh hoạt trong gia đình…Trong đó, tập trung cho vay nhiều vào việc xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay mua máy nông nghiệp và chăn nuôi là rất thấp do dịch lở mồm long móng, dịch heo tay xanh, cúm gia cầm… làm cho người dân trong huyện không cịn chú tâm nhiều đến việc chăn ni. Máy móc nơng nghiệp thì thơng thường là th mướn, bởi những loại máy này chi phí rất cao mà thu hồi lại chi phí rất lâu, nên rất hiếm những khoản cho vay loại này. Doanh số cho vay thuộc đối tượng khác chiếm tỷ trọng không nhỏ trong các khoản mục cho vay theo đối tượng của Ngân hàng, các khoản cho vay này tăng mạnh trong năm 2011 (tăng 61% so với năm 2010). Trong 6 tháng đầu năm 2012 khoản cho vay này đạt 52.497 triệu đồng, tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước.