MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện vĩnh thuận (Trang 68 - 73)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.2.1 Giải pháp trong công tác huy động vốn

Qua phân tích tình hình huy động vốn cho thấy Ngân hàng đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì Ngân hàng cần có những biện pháp linh động và hiệu quả hơn trong việc chăm lo công tác huy động vốn để tạo nguồn vốn tăng trưởng bền vững sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, nhằm đa dạng hố khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành Ngân hàng.

Ngân hàng cần đưa ra những chính sách để khuyến khích người dân tiết kiệm trong tiêu dùng nhằm đầu tư vào sản xuất. Chẳng hạn như khi đi thu nợ, các cán bộ tín dụng nên vận động bà con nên gửi vốn vào Ngân hàng, đưa ra các hình thức thu hút huy động như tiền gửi tiết kiệm có thưởng. Mỗi khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm đều được cấp một sổ tiết kiệm, trong đó có số tài khoản riêng, hàng năm xổ số trúng thưởng dưới hình thức quay số hoặc bốc thăm. Ngân hàng cũng có thể phân chia nhiều số dư tiền gửi khác nhau, với mỗi số dư tiền gửi là một mức lãi suất, số dư tiền gửi càng lớn và thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với số dư tiền gửi nhiều và thời hạn dài. Ngồi ra đối với những khách hàng có số dư tiền gửi cao, những khách hàng giao dịch lâu năm với Ngân hàng cần có những hành động thiết thực như tặng quà, tặng phiếu ưu đãi (những khách hàng có phiếu này sẽ được giảm các chi phí khi sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như chi phí chuyển tiền, chi phí đổi tiền, chi phí mở tài khoản giao dịch,…). Nếu làm được như vậy, Ngân hàng sẽ duy trì được những khách hàng cũ, thu hút những khách hàng mới và khuyến khích họ gắn bó với Ngân hàng qua mọi dịch vụ, đồng thời thu hút thêm nguồn vốn vay cho nông dân.

Tiếp tục vận động các cơ quan, trường học, kể cả khách hàng mở thẻ ATM góp phần tăng thêm thu nhập trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cần phải nghiên cứu mở rộng các sản phẩm huy động vốn của mình cho phù hợp với xu thế phát triển của thị trường như hình thức huy động vốn bằng vàng vì hiện nay người dân trên địa bàn huyện đa số là nơng dân họ thường có thói quen mua vàng cất giữ trong nhà.

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận Bố trí và tập trung huy động vốn các chợ lớn ở các xã và các khu vực công nghiệp và các công ty tạo điều kiện thu tại chỗ. Thường xuyên mở hội nghị khách hàng nhằm thu thập thông tin để Ngân hàng cải tiến dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và cũng nhằm cũng cố lề lối làm việc thật tốt.

Cán bộ làm công tác huy động vốn phải có nghiệp vụ giỏi, khi giao tiếp với khách hàng ngồi việc nói năng niềm nở, lịch sự, cán bộ còn biết tư vấn, đưa lời khuyên, trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách thỏa đáng các vấn đề liên quan đến lãi suất, thể lệ chế độ tiền gửi, việc thanh toán, chuyển tiền… làm được như vậy sẽ tăng niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng và họ sẽ yên tâm khi gửi gắm tài sản của mình.

5.2.2 Giải pháp về công tác cho vay

Phân loại khách hàng như: hộ giàu, trung bình, hộ nghèo, hay hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay để từ đó Ngân hàng đề ra chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể tránh phát sinh nợ quá hạn. Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Đối tượng này Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất và nhu cầu vốn vay tối đa cho họ để động viên khuyến khích họ trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Khách hàng trung bình: Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và phải thường xuyên chăm sóc nhắc nhở họ trong việc đóng lãi và thu hồi nợ gốc. Đối với khách khơng có điều kiện: Ngân hàng khơng nên cho vay để hạn chế rủi ro.

Hiện nay trong cơ cấu cho vay thì cho vay trung – dài hạn chiếm chưa đến 25% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Vì thế trong tương lai Ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn vào cho vay trung và dài hạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của người dân. Muốn tăng tỷ trọng sử dụng vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, ta phải tích cực huy động nguồn vốn trung và dài hạn và cần có những biện pháp giảm thiểu rủi ro hoán chuyển vốn. Ta phải biết rằng khi cho vay trung và dài hạn ta sẽ thu được một khoản phí (lãi suất cho vay) cao hơn bình thường. Tuy nhiên, song song đó Ngân hàng phải gánh chịu cũng khơng ít rủi ro. Chúng ta thấy rằng khoản thu từ cho vay trung – dài hạn là khoản thu khá ổn định cho Ngân hàng trong khoản thời gian khá dài.

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận Ngân hàng cần tập trung tìm kiếm những dự án phát triển địa phương để đầu tư một cách tập trung và có hiệu quả. Việc lồng ghép cho vay các chương trình, dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn ngồi mục đích tăng trưởng nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn một cách an tồn mà cịn nâng cao chất lượng tín dụng. Nguyên nhân là do người vay bắt buộc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích theo sự giám sát của chính quyền địa phương. Hơn nữa khi cho vay có phân kỳ trả nợ, tạo điều kiện cho người vay dễ dàng trả nợ. Ban quản lý dự án có trách nhiệm đơn đốc thu nợ, lãi theo định kỳ nên nợ quá hạn ít. Việc cho vay theo dự án từng bước giảm được tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng vì có nhiều hộ cùng mục đích xin vay, cùng một đối tượng cho vay, cùng một kỳ hạn trả nợ nên dễ dàng quản lý, đơn đốc thu nợ. Đó là những đối tượng để Ngân hàng từng bước cũng cố và mở rộng thị trường tín dụng trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng.

Khách hàng của Ngân hàng đa số là những người nông dân. Trong việc thu hồi nợ đòi hỏi đến nhà mỗi người và công việc này phải nhờ đến xã, ấp. Do đó, có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và một khi đã được chính quyền địa phương giúp đỡ sẽ rất thuận tiện cho Ngân hàng. Trong việc xử lý nợ quá hạn Ngân hàng thường gặp khó khăn ở khâu phát mãi tài sản bởi vì cần kết hợp với nhiều ban ngành như: Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án… đòi hỏi Ngân hàng tăng cường mối quan hệ tốt với các ban ngành hữu quan sẽ là một lợi ích trong công việc kinh doanh của Ngân hàng.

Xác định thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, kể cả thời gian tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho Ngân hàng thu được nợ đúng theo kế hoạch, hạn chế việc xin gia hạn nợ do nguyên nhân chưa có nguồn thu sản phẩm để trả nợ vay. Ta có thể định kỳ hạn nợ cho các xã chia theo lịch thu hoạch của từng vụ lúa trong năm chứ không nên định kỳ hạn trả nợ toàn bộ các xã vào một vụ như đang thực hiện.

Khi nhận tài sản thế chấp cán bộ tín dụng phải thận trọng kiểm tra tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp, các giấy tờ chủ sở hữu kèm theo, vị trí của tài sản thế chấp, giá trị lưu thông của tài sản thế chấp chớ không nên chỉ căn cứ vào giấy tờ rồi định giá cứng nhắc theo khung giá của UBND tỉnh, điều quan trọng nữa là cán bộ tín dụng cịn phải có

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận những hiểu biết về phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân về đất đai, nhà ở. Có như vậy, trường hợp không thuận lợi phải phát mãi tài sản thế chấp thì giảm được nhiều khó khăn.

Tăng cường chế độ ưu đãi, khen thưởng, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Gắn quyền lợi của nhân viên với quyền lợi của Ngân hàng, sự nổ lực của nhân viên phải được bù đắp xứng đáng có như vậy sẽ làm cho các nhân viên làm việc tận tụy và hết mình.

5.2.3 Giảm tỷ lệ nợ xấu, xử lý thu hồi nợ

Đối với vấn đề nợ xấu của Ngân hàng: Nợ xấu trong năm 2009 tăng cao hơn những năm khác là do nợ của những năm trước chuyển sang, điều kiện thiên nhiên bất lợi cho nuôi trồng, doanh nghiệp và hộ sản xuất đều gặp khó khăn nên khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng cần tiến hành những công tác như sau:

Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi, cây trồng: CBTD cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế, tài chính của các hộ để quyết định đúng mức vốn cần thiết, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả Ngân hàng và khách hàng là hiệu quả sử dụng vốn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: cán bộ tín dụng khơng được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường, đến khi khoản vay đó được hồn trả hết. Đối với khoản vay lớn, CBTD phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, đối với các khoản vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú hoặc sản xuất. Mục đích của việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm: Khách hàng sử dụng vốn có mục đích khơng? Kiểm sốt mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong q trình sử dụng vốn vay. Theo dõi việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, từ đó kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp xử lý thích hợp.

Đi đơi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống có uy tín với

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận Ngân hàng, tích cực đơn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng cịn có khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để họ khôi phục sản xuất kinh doanh nhưng Ngân hàng phải bám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hồi được nợ. Nếu thấy khơng có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp Ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động.

Ngân hàng nên kết hợp với Phịng nơng nghiệp, Trạm khuyến nông, Công ty giống, Trạm bảo vệ thực vật của huyện để tổ chức các buổi hội thảo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nơng dân các kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật ni, các phương pháp về phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng trên gia súc và nhất là phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, sử dụng các giống lúa mới… phần nào có thể tăng năng suất, tăng chất lượng nông phẩm, giảm rủi ro do điều kiện thời tiết, khí hậu đảm bảo được thu nhập và khả năng trả nợ Ngân hàng.

Để có thể hồn thành tốt cơng tác thu nợ, Ngân hàng cần thực hiện tốt các công việc sau:

+ Đối với nợ đến hạn: Chủ động gởi giấy báo nợ đến các hộ để đôn đốc, nhắc nhở việc trả nợ vay đúng hạn, hạn chế nợ quá hạn dẫn đến nợ xấu.

+ Đối với các khoản gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Ngân hàng nên có kế hoạch thu ngay tại những thời điểm cụ thể không cần chờ đến khi nợ gia hạn đến hạn trả vì đây là những khoản nợ đã có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

Như vậy, khi Ngân hàng thực hiện tốt các khâu trong suốt quá trình cho vay sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được những rủi ro khơng những cho Ngân hàng mà cịn cho cả khách hàng.

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện vĩnh thuận (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)