hại là trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ với thiệt hại xảy ra
Theo quy định tại khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 và hướng dẫn chung tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần của NQ 03/2006 chúng ta có thể suy ra trong trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật của tự thân nguồn nguy hiểm cao độ và ngược lại sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của tự thân nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra không phải là kết quả tất yếu của sự kiện gây thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và ngược lại sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của tự thân nguồn nguy hiểm cao độ không là nguyên nhân gây ra thiệt hại thì trách nhiệm sẽ khơng phát sinh, hoặc trách nhiệm phát sinh nhưng chúng ta sẽ không áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tức là, thiệt hại xảy ra không phải nguyên nhân từ nguồn nguy hiểm cao độ mà là nguyên nhân từ hành vi trái pháp luật của con người thì dù nó có sự góp mặt của nguồn nguy hiểm cao độ cũng không áp dụng cơ chế bồi thường này. Ví dụ: Vì cơ quan quản lí điện khơng thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình nên đã khơng bảo trì lại các đường dây dẫn điện cao thế, làm dây điện rớt xuống và gây hại cho người dân. Đây là trường hợp có thiệt hại song thiệt hại này không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà do lỗi của cơ quan quản lí điện. Tức là, khơng có mối quan hệ nhân quả giữa sự
24
kiện gây thiệt hại của tự thân nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra nên áp dụng quy định chung tại Điều 604 BLDS 2005 để giải quyết chứ không giải quyết theo quy định tại Điều 623 BLDS 2005.
Tóm lại, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là việc bồi thường mà ở đó, “Việc gây ra thiệt hại khơng phải do hành vi có lỗi của con người mà hồn tồn do sự hoạt động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chẳng hạn, một con hổ trong vườn thú vồ người tham quan, hoặc một xe ô tô đang chạy bị nổ lốp trước và gây tai nạn làm thiệt hại cho người đi đường dù người lái xe khơng vi phạm luật an tồn giao thông đường bộ”33. Do vậy, nếu thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (có hành vi vi phạm pháp luật về an tồn giao thơng đường bộ) gây ra thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp thông thường (áp dụng Điều 604 BLDS 2005) để giải quyết và người có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là người điều khiển phương tiện giao thơng đó.
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ nguyên nhân và kết quả là một mối quan hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng, là một cặp phạm trù thuộc chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề khức tạp cần phải có sự thận trọng trong quá trình giải quyết để tránh mắc phải sai lầm. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ngun nhân bao giờ cũng có trước kết quả, khơng có ngun nhân thì kết quả khơng xảy ra. Trên thực tế, việc nhầm lẫn giữa thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ do hành vi trái pháp luật của con người gây ra là rất phổ biến. Thậm chí trong thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn thường sử dụng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để áp dụng cho trường hợp tai nạn giao thông do lỗi của người điều khiển34(về vấn đề này, chúng tơi sẽ phân tích kĩ tại mục 2.1 Chương 2, vì vậy, xin khơng phân tích ở mục này). Vậy nên, việc xác định chính xác đâu là thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và đâu là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người gây ra đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và áp dụng đúng đắn pháp luật.
Về yếu tố lỗi và hành vi trái pháp luật: Như đã đề cập ở phần đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì ở đây, khơng có hành vi trái pháp luật của con người mà chỉ có sự kiện gây thiệt hại là trái pháp luật. Tức tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại, do vậy khơng có lỗi của con
33 Học viện Tư pháp (Phan ữu Thư và Lê Thu Hà chủ biên), (2007), “Giáo trình Luật Dân sự”, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, tr. 484.
34 Đỗ Văn Đại (2010), “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án”, Nxb.
25
người. Về hành vi trái pháp luật thì đã quá rõ vì thiệt hại xảy ra khơng phải do con người trực tiếp gây ra mà do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nên hành vi trái pháp luật là khơng có và khơng cần phải xét đến. Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ phát sinh khi thỏa mãn điều kiện thứ nhất, thứ hai và thứ ba, điều kiện về lỗi khơng có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường này.
Theo một số tác giả thì đây là trách nhiệm nâng cao chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi khơng có lỗi. Khoản 3 Điều 623 BLDS 2005: “Chủ sở hữu, người
được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi khơng có lỗi…”. Cần lưu ý rằng, lỗi mà Điều 623 BLDS 2005 đề cập ở
đây là lỗi trong quản lí nguồn nguy hiểm cao độ chứ khơng phải lỗi với tư cách là một điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường. Điều đó có nghĩa là khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại, chủ sở hữu, người được chủ ở hữu giao chiếm, hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong quản lí nguồn nguy hiểm cao độ thì họ phải bồi thường; và dù chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khơng có lỗi trong việc quản lí nguồn nguy hiểm cao độ thì họ cũng phải bồi thường.
Tuy nhiên, xung quanh vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đang tồn tại ba quan điểm35:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chỉ cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại, theo đó nếu thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ không cần quan tâm là thiệt hại đó do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi trái pháp luật của người chiếm hữu, sử dụng gây ra thì đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc áp dụng nguyên tắc này dường như đang đổ gánh nặng bồi thường lên vai các chủ thể có trách nhiệm bồi thường.
Quan điểm thứ hai thì hồn tồn ngược lại, quan điểm này cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm hồn tồn loại trừ yếu tố lỗi. Vì vậy, nếu thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà có yếu tố lỗi của chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp thì áp dụng trách nhiệm bồi thường nói chung mà khơng hề quan tâm lỗi đó có phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại hay không. Quan điểm này làm cho việc áp dụng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra rất khó khăn vì thật khó để xác định một thiệt hại nào