Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguông nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 35 - 39)

35 Vũ Thị Hải Yế n Trường Đại học Luật Hà Nội, (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy

1.4.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe là quyền nhân thân của con người và vô cùng đáng quý. Nếu như thiệt hại do tài sản bị xâm phạm có thể quy đổi thành tiền một

31

cách dễ dàng thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm lại rất khó có thể tính thành tiền. Vì vậy, bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thực chất chỉ có ý nghĩa là đền bù một phần thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình nạn nhân khắc phục khó khăn do tai nạn gây ra. Trong một số trường hợp chỉ có ý nghĩa là một trợ cấp cho nạn nhân hay gia đình nạn nhân40. Việc xác định thiệt hại về sức khỏe được quy định tại Điều 609 BLDS 2005 và được hướng dẫn cụ thể tại mục 1 phần NQ 03/2006 có hướng dẫn cụ thể bao gồm các khoản sau:

Một là, chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe

và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Theo đó, chi phí này bao gồm: Tiền phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lí trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có). Theo quy định này, các nhà làm luật quy định các chi phí này phải là chi phí hợp lí và ở dạng liệt kê, có bỏ ngõ để tùy từng trường hợp có thể có các chi phí khác. Nghĩa là ngồi các khoản chi phí này, chúng ta vẫn có thể có các chi phí khác sẽ được bồi thường nếu nó là chi phí hợp lí (thực tế, cần thiết) và phục vụ vào việc chữa bệnh cho người bị thiệt hại. Để xác định các khoản chi phí này, người ta thường căn cứ vào hóa đơn, chứng từ tuy nhiên, khơng phải khoản chi phí nào cũng có hóa đơn chứng từ. Vì vậy, theo chúng tơi, khi có các khoản chi phí khơng có hóa đơn, chứng từ nhưng nếu bệnh nhân hoặc gia đình họ chứng minh được là nó có thật và cần thiết cho việc cứu chữa bệnh nhân thì nên xem nó là chi phí hợp lí có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của người bị thiệt hại. Về vấn đề lắp các bộ phận giả hay khắc phục thẩm mỹ cũng chỉ giới hạn trong phạm vi phục hồi chức năng bình thường cho người bị thiệt hại. Ví dụ: Chị A bị hệ thống tải điện của gia đình anh B giật làm chị A bị văng ra một đoạn khá xa làm chị A bị gãy bốn răng cửa, gãy tay phải cấp cứu ở bệnh viện. Chị A yêu cầu anh B phải trả chi phí để chị ra nước ngồi chữa trị vì cho rằng ở Việt Nam chưa có loại răng giả mà chị muốn. Yêu cầu này là khơng hợp lí vì trường hợp này ở Việt Nam có thể chữa trị được chứ khơng cần phải ra nước ngồi nên anh B chỉ có trách nhiệm thanh tốn những khoản hợp lí để phục hồi chức năng cho chị A như bình thường cịn việc ra nước ngồi nếu muốn chị A tự bỏ chi phí để đi. Quy định

40 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), “Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2”, Nxb. Công an nhân dân, Hà

32

này của pháp luật cũng là nhằm hạn chế sự đòi hỏi quá mức cần thiết của người bị thiệt hại và cũng là đảm bảo sự cơng bằng đối với người có trách nhiệm bồi thường nhất là đối với chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu giao chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ - những chủ thể khơng hề có lỗi gây ra thiệt hại này.

Hai là, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Chủ thể có trách nhiệm bồi thường về sức khỏe bị xâm phạm phải có trách nhiệm bồi thường khoản thu nhập này vì chính việc làm thiệt hại về sức khỏe là nguyên nhân dẫn đến người bị thiệt hại không thể tiếp tục làm việc. Vì vậy, họ khơng có những thu nhập mà đáng ra họ sẽ có nếu khơng có thiệt hại về sức khỏe xảy ra. Chú ý, thu nhập này phải là thu nhập trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại đã có và đây phải là khoản thu nhập thực tế từ tiền lương, tiền công hay tiền thu được từ việc làm cụ thể nào đó chứ khơng thể là thu nhập do suy đốn. Vì vậy, nếu trước khi bị thiệt hại về sức khỏe người bị thiệt hại đang bị thất nghiệp và chưa có khoản thu nhập nào thì khơng xem xét đến trách nhiệm bồi thường này của chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, thu nhập thực tế của người bị xâm hại có thể là ổn định hoặc khơng ổn định vì vậy tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần NQ 03/2006 có hướng dẫn cụ thể cách xác định. Theo đó, có bốn trường hợp xảy ra và tùy từng trường hợp mà có cách xác định khác nhau. Trường hợp thứ nhất, trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động... Trường hợp thứ hai, trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau... Trường hợp thứ ba, trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng khơng ổn định và không thể xác định được... Trường hợp thứ tư, trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì khơng được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS. Một số vấn đề cần lưu ý nữa đó là: Một là, việc xác định thời gian điều trị cũng rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến mức bồi thường. Thường thì thời gian điều trị được hiểu là khoảng thời gian cần thiết để người bị thiệt hại có thể bình phục hồn tồn. Vì vậy, thời gian ở đây có thể là thời gian ở bệnh viện hay ở nhà. Vì thế, tùy từng trường hợp mà có cách xác định thời gian phù hợp, linh hoạt. ai là, về việc xác định thu nhập bị mất, bị giảm sút ở thời điểm nào thì hợp lí? Về vấn đề này cũng có những quan điểm khác nhau có người cho rằng nên xác định vào thời điểm xảy ra thiệt hại, có người cho rằng nên xác định vào thời điểm tòa xét xử hay là thời điểm bồi thường. Theo chúng tơi, cách xác định thứ hai là vơ lí vì giá cả thị trường ln biến động, mức thu nhập cũng vì thế mà thay đổi theo nên không thể lấy một mức thu nhập ở năm 2012 để xác định cho thiệt hại xảy ra vào năm 2008 điều này là không khách quan. Vậy nên, cần phải xác định thu nhập vào thời điểm xảy ra thiệt hại thì thuyết phục hơn.

33

Ba là, chi phí hợp lí và phần thu nhập thực tế bị mất của

người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, quy định tại tiểu mục 1.3 mục 1 NQ 03/2006 như sau:

“Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao

gồm: Tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế”. Chú ý, có hai

loại thiệt hại được đề cập ở đây là “chi phí hợp lí” và “thu nhập bị mất”, chúng ta cũng cần lưu ý là các chi phí này chỉ dành cho một người chăm sóc người bị thiệt hại. Về thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị cơ bản giống với cách xác định thu nhập bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, ở đây chỉ tính đến thu nhập bị mất mà khơng có thu nhập bị giảm sút.

“Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xun chăm sóc (người bị thiệt hại khơng cịn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại”.

Có thể nói, đây là quy định rất tiến bộ để bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại, vì với mức thiệt hại về sức khỏe nêu trên thì họ sẽ khó duy trì một cuộc sống bình thường nếu như khơng có người giúp đỡ. Vì vậy, chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại nêu trên bao gồm:

“Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: Chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại”.

“Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền cơng trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động”.

Bốn là, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe

bị xâm phạm. Về khoản bù đắp này được quy định cụ thể tại tiểu mục 1.5 mục 1 phần NQ 03/2006, theo đó, người được bù đắp tổn thất về tinh thần là chính bản thân người bị xâm phạm sức khỏe. Mức bồi thường tối đa là 30 tháng lương tối thiểu và các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường. Việc bồi thường cũng phải căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân… vì một vận động viên đánh bóng chuyền mà bị cắt một tay sẽ khác hoàn toàn so với một cụ già trong trường hợp tương tự.

34

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguông nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)