35 Vũ Thị Hải Yế n Trường Đại học Luật Hà Nội, (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
1.7. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi có bảo hiểm trách nhiệm nguồn nguy hiểm cao độ
cao độ gây ra khi có bảo hiểm trách nhiệm nguồn nguy hiểm cao độ
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh được những rủi ro, rủi ro ln tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với nguồn nguy hiểm cao độ (đặc biệt là các phương tiện giao thơng) thì rủi ro càng nhiều. Vì vậy, để hạn chế những thiệt hại và có một cơ chế tốt để bảo vệ chủ thể bị thiệt hại và cũng là để bảo vệ lợi ích cơng cộng, an tồn xã hội thì Nhà nước đã bắt buộc các chủ sở hữu xe cơ giới và chủ hãng hàng không phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010). Ngoài ra, nếu các chủ sở hữu của tàu biển hay các nguồn nguy hiểm cao độ khác muốn tham gia các loại bảo hiểm tự nguyện thì vẫn có thể tham gia để chuyển giao trách nhiệm cho cơ quan bảo hiểm nếu có thiệt hại xảy ra cho người thứ ba.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin đi vào hai loại hình bảo hiểm phổ biến và bắt buộc đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ hãng hàng không đối với người thứ ba. Xuất phát từ nguyên nhân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm tàng nguy cơ gây hại lớn, có thể gây thiệt hại cho những người xung quanh bất cứ lúc nào mà khơng phải chủ sở hữu nào cũng có đủ điều kiện về tài chính để có thể bồi thường cho người bị thiệt hại. Vì vậy, việc mua bảo hiểm là nghĩa vụ của chủ phương tiện giao thông cơ giới và chủ hãng hàng không. Cụ thể:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đây là
loại hình bắt buộc ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm loại hình bảo hiểm này còn được điều chỉnh bởi Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Thông tư 126/2008/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong loại hình bảo hiểm này lại có ba hình thức bảo hiểm khác nhau đó là, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa vận chuyển trên xe. Tuy nhiên, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe và hàng hóa vận chuyển trên xe, nếu có thiệt hại xảy ra thì đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Vì vậy, để đi vào trọng tâm của đề tài
44
chúng tôi chỉ đề cập đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đối với trường hợp bảo hiểm này, có các vấn đề cần lưu ý sau:
- Về đối tượng bảo hiểm: Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh giữa chủ phương tiện xe cơ giới và người bị thiệt hại.
- Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của bên bảo hiểm: Căn cứ vào yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người thứ ba đối với chủ xe cơ giới và hợp đồng bảo hiểm được kí kết giữa chủ xe và bên bảo hiểm. Yêu cầu đòi bồi thường của bên bị thiệt hại là điều kiện quyết định để làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của bên bảo hiểm. Mặc dù có thiệt hại xảy ra, có hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe cơ giới và bên bảo hiểm nhưng người bị thiệt hại khơng u cầu chủ xe bồi thường thì trách nhiệm bảo hiểm của bên bảo hiểm cũng không phát sinh.
- Căn cứ trả tiền bảo hiểm: Căn cứ vào thiệt hại thực tế về người và tài sản của người thứ ba và trong phạm vi mức phí bảo hiểm.
- Người được hưởng số tiền bảo hiểm là người bị thiệt hại (người thứ ba).
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ hãng hàng không. Về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc của chủ hãng hàng
khơng cũng có các loại bảo hiểm trách nhiệm đối với hành khách, hành lí, bưu kiện, hàng hóa và người thứ ba. Nhưng cũng với lập luận như trên, chúng tôi chỉ đề cập đến bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ hãng hàng không đối với người thứ ba trên mặt đất. Nghĩa vụ mua bảo hiểm của chủ thể này được quy định cụ thể tại Điều 176 Luật àng không dân dụng Việt Nam 2006. Các vấn đề cần chú ý trong trường hợp bảo hiểm này là:
- Đối tượng bảo hiểm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa chủ hãng hàng không và người thứ ba trên mặt đất.
- Căn cứ pháp lí làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của bên bảo hiểm: Căn cứ vào yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người thứ ba trên mặt đất với chủ hãng hàng không và hợp đồng bảo hiểm được kí kết giữa bên bảo hiểm và chủ hãng hàng khơng. Như đã phân tích thì việc u cầu địi bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại đối với chủ hãng hàng khơng đóng vai trị quan trọng trong việc làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Nếu khơng có u cầu này trách nhiệm bảo hiểm khơng phát sinh.
45
- Căn cứ bồi thường: Thiệt hại thực tế về người và tài sản của người thứ ba và trong phạm vi mức phí bảo hiểm.
- Người được hưởng số tiền bảo hiểm là người bị thiệt hại (người thứ ba trên mặt đất).
Sau khi tìm hiểu về hai loại hình bảo hiểm của chủ xe cơ giới và chủ hãng hàng không, chúng ta nhận thấy khi các chủ thể đã tham gia bảo hiểm thì họ sẽ khơng phải bồi thường thiệt hại; hoặc chỉ bồi thường một phần nếu số tiền bảo hiểm không đủ so với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho người bị thiệt hại. Mà trách nhiệm bồi thường này sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm. Thế nhưng, doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ phải bồi thường khi chủ thể bị thiệt hại yêu cầu chủ xe hoặc chủ hãng hàng không bồi thường cho họ. Nếu người bị thiệt hại không yêu cầu bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng khơng phải bồi thường. Một điểm cần lưu ý nữa là doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường trên cơ sở thiệt hại thực tế xảy ra và mức phí bảo hiểm . Ví dụ: Anh A là chủ xe mô tô, anh A tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với mức phí bảo hiểm cho giá trị chiếc xe là 20 triệu đồng. Một hôm, xe anh A bị đứt phanh và gây thiệt hại về sức khỏe cho chị B, chi phí chữa trị là 10 triệu đồng. Chị B yêu cầu anh A bồi thường. Vậy doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường 10 triệu mà khơng phải là 20 triệu – mức phí bảo hiểm theo hợp đồng. Trường hợp cũng là vụ tai nạn này, song chi phí chữa trị cho chị B là 30 triệu thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ bồi thường tối đa là 20 triệu – mức phí bảo hiểm theo hợp đồng mà khơng phải là 30 triệu. Anh A phải bồi thường 10 triệu còn thiếu cho chị B.
46