2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nguy hiểm cao độ gây ra
Pháp luật là một trong những công cụ để Nhà nước quản lí xã hội. Với vai trò này, pháp luật được sinh ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm mục đích ổn định, duy trì trật tự, đảm bảo công bằng xã hội nhằm bảo đảm cho mọi người đều được sống trong một môi trường thuận lợi để phát triển. Để phục vụ mục đích lớn nêu trên, pháp luật sinh ra cần được hiểu đúng và áp dụng cho phù hợp với “mong muốn” của các nhà làm luật. Muốn như vậy, đòi hỏi pháp luật phải thật sự rõ ràng, chặt chẽ và người áp dụng pháp luật cần phải nắm vững kiến thức pháp luật. Về lý luận là vậy, nhưng khi đi vào thực tiễn thì lại là một vấn đề hồn tồn khác.
Thông qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chúng tôi thấy cần thiết phải đưa ra trao đổi một số vấn đề sau đây:
⃰ Một là, quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đƣợc áp dụng để giải quyết cho trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con ngƣời gây ra trong tai nạn giao thơng
Có những trường hợp khơng phải là pháp luật không rõ ràng, cũng không phải do kiến thức của người áp dụng pháp luật không chắc nhưng họ vẫn áp dụng không đúng tinh thần của pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng không đúng tinh thần của pháp luật đó lại phù hợp với đời sống xã hội. Chúng tôi muốn đề cập đến “Việc áp dụng quy định
pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để điều chỉnh mối quan hệ bồi thƣờng trong tai nạn giao thông do hành vi trái pháp luật của con ngƣời”.
Như chúng ta biết, tai nạn giao thơng có thể xem là một thảm họa của loài người. Thậm chí đâu đó cịn có một so sánh rằng tai nạn giao thông chỉ đứng sau động đất và sóng thần. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi mà lượng phương tiện giao thông cơ giới ngày càng gia tăng thì tai nạn giao thơng càng trở nên phổ biến. Phương tiện giao thông cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005. Mặc dù vậy, khơng phải cứ có tai nạn giao thơng thì có thể khẳng định ngay là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và buộc chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường theo quy định tại Điều 623 BLDS 2005. Nếu tai nạn giao thông mà nguyên
48
nhân gây ra thiệt hại là do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường theo quy định tại Điều 623 BLDS 2005. Còn tai nạn xảy ra là do hành vi trái pháp luật của con người, tức là nguyên nhân gây ra thiệt hại không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ mà xuất phát từ con người, thì mặc dù có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ cũng không áp dụng Điều 623 mà áp dụng quy định chung tại Điều 604 BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết. Đó là quy định của pháp luật, cịn trên thực tiễn áp dụng pháp luật thì sao, có phải lúc nào quy định pháp luật cũng được thực hiện như “mục đích” của các nhà làm luật? Một số vụ án thực tiễn mà chúng tôi sắp đề cập dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này. Thực tế thì hầu hết các vụ tai nạn giao thơng cho dù đó là thiệt hại xuất phát từ hành vi trái pháp luật của con người hay từ sự kiện gây thiệt hại của tự thân nguồn nguy hiểm cao độ đều được giải quyết theo một hướng là áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS 2005 về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Cụ thể:
Vụ việc thứ nhất42