35 Vũ Thị Hải Yế n Trường Đại học Luật Hà Nội, (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
1.6.2. Thiệt hại xảy ra do tình thế cấp thiết hoặc sự kiện bất khả kháng
Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết cũng là một trường hợp để các chủ sử hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, sự kiện bất khả kháng và tình thế cấp thiết là gì thì điều luật khơng hề giải thích. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 161 BLDS 2005 thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện
xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 262 BLDS 2005 cũng như khoản 1 Điều 16 Bộ luật ình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây xin gọi là BL S 1999 sửa đổi) thì “Tình thế cấp
thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”. Mặc dù, có những quy định
khác nhau song sự kiện bất khả kháng và tình thế cấp thiết có một điểm chung đó là nó đều tồn tại khách quan bên ngồi ý chí chủ quan của con người. Cũng chính vì lẽ đó mà nếu có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp này thì người có trách nhiệm bồi thường không phải bồi thường. Đây cũng là lẽ đương nhiên vì khơng có cơ sở nào để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho một chủ thể mà nguyên nhân gây thiệt hại lại xuất phát từ các lí do khách quan. Tại khoản 1 Điều 614 BLDS 2005, các nhà làm luật cũng đã quy định “Người gây thiệt hại trong tình thế cấp
thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại”; còn tại đoạn 2 khoản 1 Điều 16
BL S 1999 sửa đổi cũng quy định “Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
không phải là tội phạm” và đương nhiên người gây ra thiệt hại cũng không phải chịu
trách nhiệm bồi thường, đã một lần nữu làm rõ sự hợp lí của quy định này.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần lưu ý quy định “Trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác”, tức là cũng với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong sự kiện bất
khả kháng hay tình thế cấp thiết nhưng nếu pháp luật có quy định khác thì phải áp dụng theo quy định của văn bản pháp luật đó.
Sau khi tìm hiểu các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chúng ta nhận thấy đây là một quy định cần thiết để các chủ thể không phải chịu trách nhiệm bồi thường vì đây hồn tồn là sự kiện khách quan. Mặt khác, khơng phải cứ có thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hay tình thế cấp thiết gây ra là chúng ta áp dụng ngay quy định của Bộ luật Dân sự mà cần phải xem xét nó có được quy định khác đi trong các văn bản pháp luật khác không để áp dụng cho đúng.
43