Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguông nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 25 - 26)

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Có thể nói, trong một quan hệ bồi thường thiệt hại, việc xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường là vơ cùng quan trọng nếu như khơng muốn nói rằng nó là tiền đề để chúng ta đi xét tiếp các vấn đề khác. iả sử, sau khi xác định khơng có đủ điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một vụ tai nạn giao thơng ơ tơ vì tuy có tai nạn, song xe bị tai nạn do chính chủ sở hữu của nó điều khiển chỉ lao xuống mương bên đường mà không hề gây thiệt hại cho bất kì chủ thể nào (tức là khơng có thiệt hại xảy ra), thì chúng ta sẽ khơng xét tiếp về trách nhiệm bồi thường, xác định thiệt hại hoặc chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường nữa…

Tại mục A phần TT 173/1972, có nêu lên bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng như sau:

Một là, “Phải có thiệt hại. Đó là thiệt hại về vật chất, biểu hiện cụ thể là thiệt hại về

tài sản, hoặc là những chi phí và những thu nhập bị giảm sút hay bị mất do có sự thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đưa đến. Thiệt hại ấy phải thực sự đã xảy ra và có thể tính tốn được”. Theo quy định này thì thiệt hại ở đây phải là thiệt hại thực tế đã xảy ra và

có thể tính tốn được. Tuy nhiên, thơng tư cũng đưa ra các trường hợp ngoại lệ là hoa màu chuẩn bị đến thời kì thu hoạch hay gia súc sắp đến kì sinh nở cũng được bồi thường. Đây là một quy định hợp lí. Nhưng thơng tư lại khẳng định rõ ràng rằng thiệt hại ở đây chỉ là thiệt hại về vật chất mà khơng có thiệt hại về tinh thần là chưa thỏa đáng.

Hai là, “Phải có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật có thể là một việc phạm

pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt xã hội”. Điều kiện thứ hai

là hành vi trái pháp luật. Theo như quy định của thơng tư, thì hành vi trái pháp luật rất rộng, ngoài việc vi phạm các quy định của luật Hình sự, Dân sự cịn là các vi phạm về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước thậm chí là vi phạm các quy tắc sinh hoạt xã hội cũng là vi phạm pháp luật. Quy định này thật sự khơng hợp lí nhất là trong một Nhà nước pháp quyền – nơi thượng tôn pháp luật.

Ba là, “Phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại

xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật; hay ngược lại, hành vi trái pháp luật thực sự là nguyên nhân trực tiếp, hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại đã xảy ra”. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi

trái pháp luật. Ở đây, Tòa án tối cao muốn nhắc đến nguyên nhân quyết định chứ không phải nguyên nhân khởi phát.

21

Bốn là, “Phải có lỗi của người gây thiệt hại. Người gây thiệt hại phải nhận thức hoặc

có thể nhận thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật và có thể gây ra thiệt hại cho người khác: cố ý hay vơ ý đều là có lỗi”. Điều kiện cuối cùng là lỗi. Lỗi ở đây

bao gồm cả lỗi vô ý và cố ý.

Chúng ta khơng thể phủ nhận những đóng góp của TT 173/1972 trong việc hướng dẫn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng chúng ta cũng phải công nhận với nhau một điều rằng thơng tư cịn mang nhiều hạn chế, đơn cử là trong việc quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Đứng trước thực trạng này, BLDS 1995 và sau đó là NQ 01/2004 ra đời đã có những sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn. Theo quy định tại NQ 01/2004 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phát sinh trên cở sở có đủ bốn điều kiện là: Có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật, cuối cùng là có lỗi. Tuy nhiên, có một số điểm khác so với quy định tại TT 173/1972. Cụ thể:

Một là, về điều kiện có thiệt hại thì NQ 01/2004, ngồi quy định về thiệt hại về vật

chất cịn có quy định thiệt hại về tinh thần. Đây là một bổ sung rất tiến bộ. Vì con người khơng thể chỉ sống bằng thể xác mà trong hầu hết các trường hợp thiệt hại về thể chất đều kéo theo sự ảnh hưởng và làm thiệt hại về tinh thần.

Hai là, về hành vi trái pháp luật, NQ 01/2004 đã quy định rõ ở đây chỉ là hành vi vi

phạm các quy định của pháp luật mà khơng có hành vi vi phạm các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước hay các quy tắc sinh hoạt xã hội. Đây là một sửa đổi rất cần thiết nhằm xác định đúng hành vi vi phạm và cũng là khuyến khích các hoạt động của các chủ thể.

Đó là hai sự khác biệt cơ bản giữa TT 173/1972 so với BLDS 1995 và NQ 01/2004 trong quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Về mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và yếu tố lỗi về cơ bản là giống nhau. Về yếu tố lỗi, tại NQ 01/2004 có giải thích rõ hơn nhưng bản chất không thay đổi. Về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại BLDS 2005 và NQ 03/2006 trên tinh thần là kế thừa và ghi nhận lại ở BLDS 1995 vì vậy, chúng tôi không nhắc lại ở đây.

Trên đây, chúng tôi vừa sơ lược về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung. Vậy thì, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm những điều kiện nào và có gì khác biệt? Chúng ta bắt đầu đi tìm hiểu.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguông nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)