Xử lý hành vi vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu Thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng (Trang 30 - 34)

24 Khoả n3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Khoả n2 điều 81 Luật Hơn nhân và Gia đình

2.3.Xử lý hành vi vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng

giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng

Khoản 1 Điều 163 LTHADS quy định “Người phải thi hành án cố ý không

chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Tại khoản 2 điều 120 LTHADS quy định “trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao ni dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó khơng thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề

nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khơng chấp hành án. Quy định này cịn tồn tại một số bất cập sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 72 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày

24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ) quy định: Chấp hành viên có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 500.000 đồng; Chi cục trưởng Chi cục THADS có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Như vậy, tại Chi cục THADS chỉ được xử lý vi phạm hành chính tối đa là 2.500.000 đồng. Trong khi đó, tại Khoản 3 Điều 52 của Nghị định này quy định hành vi “không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định” với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đối chiếu với những quy định này thì hành vi khơng thực hiện việc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục THADS cấp tỉnh. Để xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp thi hành án giao người chưa thành niên theo bản án, quyết định thì Chấp hành viên phải thực hiện đầy đủ hồ sơ và

chuyển hồ sơ để đề nghị Cục trưởng Cục THADS cấp tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính. Việc xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp nêu trên hiện nay có hai quan điểm28

:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Chấp hành viên, Chi cục trưởng Chi cục

THADS khơng có thẩm quyền phạt tiền vì các qui định trong LTHADS và tại Nghị định 110/2013/NĐ - CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ khơng cho phép Chấp hành viên phạt tiền đối với hành vi nêu trên. Vì đó là thẩm quyền của Cục trưởng THADS. Cùng với quan điểm này, Tổng cục THADS cũng có văn bản hướng dẫn các cơ quan THADS địa phương thực hiện theo hướng Chấp hành viên lập hồ sơ đề nghị Cục trưởng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người không thực hiện nghĩa vụ giao người chưa thành niên29.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Chấp hành viên vẫn có thẩm quyền phạt tiền

đối với hành vi không thực hiện việc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Bởi vì theo quy định của LTHADS, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền của Chấp hành viên được Phạt cảnh cáo và Phạt tiền; Điểm a, khoản 1 Điều 163 THADS qui định về thẩm quyền xử phạt hành chính là “Chấp hành viên đang giải quyết việc thi hành án”; Khoản 2, Điều 120 LTHADS quy định: “…Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao ni dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền”…Như vậy, phải hiểu đây là thẩm quyền của Chấp hành viên chứ không phải của Cục trưởng. Nếu thực hiện theo quan điểm thứ nhất thì sẽ làm mất đi quyền phạt tiền của Chấp hành viên.

Quan điểm của tác giả: Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai bởi vì dễ áp dụng, phù hợp với thực tế. Cục trưởng không phải là người đang tác nghiệp, đang trực tiếp thi hành quyết định thi hành án; Hơn nữa, đối với việc tổ chức thi hành án giao người chưa thành niên thì nên tăng thẩm quyền cho Chấp hành viên để chủ động xử lý vụ việc mà không nhất thiết phải lập hồ sơ đề nghị Cục trưởng xử phạt. Mặt khác, hiện nay cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, chi tiết hồ sơ và

28 Vũ Công An, “Xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, quan điểm nào thuyết phục?” http://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=789, cập nhật http://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=789, cập nhật lúc 10h, ngày 30/3/2017

29

trình tự, thủ tục trình Cục trưởng ra quyết định phạt, thời hạn Cục trưởng ra quyết định xử phạt.

Thứ hai, tương tự như xử lý vi phạm hành chính, việc xử lý hình sự đối với

hành vi không chấp hành bản án, quyết định về giao người chưa thành niên cho người được giao ni dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Vụ việc tại Chi cục THADS huyện Tuy Phước - Bình Định là trường hợp hiếm hoi về xử lý hình sự đối với người phải thi hành án không thi hành nghĩa vụ giao người chưa thành niên. Cụ thể: cơ quan THADS huyện Tuy Phước đã tổ chức cưỡng chế thi hành án việc “giao con” với sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân, Công an huyện Tuy Phước và UBND xã Phước An vào ngày 12/11/2004. Nhưng đương sự và gia đình lẩn tránh trách nhiệm, nên Chấp hành viên cơ quan thi hành án huyện Tuy Phước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 100.000 đồng đối với người phải thi hành án Nguyễn Công Trạng. Việc thi hành án không mang lại kết quả, sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Phước đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Nguyễn Công Trạng về tội “Không chấp hành án” theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 199930

. Một vụ việc khác, tại cơ quan thi hành án Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an Quận 6 đã khởi tố hình sự vụ “khơng chấp hành án” đối với gia đình anh C, nhưng cuối cùng cũng phải... tạm đình chỉ điều tra vụ án, vì khơng thể làm rõ được cháu B. ( đối tượng thi hành án) đang ở đâu và được bảo bọc bởi những ai?31.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 LTHADS thì khi hết thời hạn đã ấn định tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính (5 ngày làm việc) mà người phải thi hành án khơng thực hiện thì “Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa

thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án”. Do từ “hoặc” trong điều luật nên hiện có hai quan điểm

không đồng nhất cách hiểu và các cơ quan THADS cũng vận dụng điều luật này không thống nhất.

30 Hữu Toàn, “Bị khởi tố vì khơng… giao con cho vợ”, http://cand.com.vn/ANTT/Bi-khoi-to-vi-khong%E2%80%A6-giao-con-cho-vo-10821/, truy cập lúc 18h, ngày 01/02/2017. khong%E2%80%A6-giao-con-cho-vo-10821/, truy cập lúc 18h, ngày 01/02/2017.

31 Hồi Nam “Tréo ngoe vụ án địi con”, http://thethao60s.com/index/2665278/25042010.aspx, cập nhật lúc 16h, ngày 23/01/2017; 16h, ngày 23/01/2017;

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Khi hết thời hạn đã ấn định tại quyết định xử

phạt vi phạm hành chính mà người phải thi hành án khơng thực hiện thì Chấp hành viên có thể tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc cũng có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ tại Văn bản số 102/CV-CCTHA ngày 15/5/2013 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang về việc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khơng chấp hành án thể hiện: Chi cục đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với Lê Văn Tồn (người phải thi hành án), nhưng Lê Văn Toàn vẫn chưa nộp phạt hành chính và chưa thực hiện việc giao người chưa thành niên. Chi cục đã lên kế hoạch cưỡng chế nhưng do tính chất vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu tổ chức cưỡng chế sẽ không thành công, gây dư luận không tốt và khơng bảo đảm tính mạng cho cháu bé vì cháu bé mới 17 tháng tuổi. Vì vậy, Chi cục THADS huyện này đã đề nghị Cơng an huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lê Văn Toàn.Vụ việc này, cơ quan THADS chưa tổ chức cưỡng chế (chưa có biên bản cưỡng chế) nhưng đã đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khơng chấp hành án.

Quan điểm thứ hai cho rằng, phải thực hiện cưỡng chế thi hành án trước,

nghĩa là phải ra quyết định cưỡng chế, tổ chức cưỡng chế trên thực tế, nếu vẫn không giao được người chưa thành niên thì sau đó mới lập hồ sơ để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khơng chấp hành án. Như vậy mới đầy đủ yếu tố cấu thành tội không chấp hành án. Ví dụ như tại Văn bản số 08/CV-CCTHA ngày 06/01/2014 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang về việc đề nghị khởi tố đối với Nguyễn Văn Điệp (người phải thi hành án) thì Chấp hành viên đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính, sau đó Chấp hành viên ra Quyết định số 54/CCTHA ngày 18/6/2013 về việc buộc giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng. Ngày 11/7/2013, Chấp hành viên đã tổ chức cưỡng chế nhưng người phải thi hành án cố tình vắng mặt khơng thực hiện quyết định cưỡng chế. Do đó, Chi cục THADS thành phố Bắc Giang đã đề nghị Công an thành phố Bắc Giang khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Điệp. Vụ việc này, Chấp hành viên đã tổ chức cưỡng chế (có biên bản cưỡng chế) sau đó mới đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan điểm của tác giả: Thống nhất với quan điểm thứ hai vì nếu thực hiện

theo quy điểm thứ nhất thì cơ quan thi hành án khơng làm hết trách nhiệm, dễ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm sang cơ quan công an. Cần phải hiểu cưỡng chế ở đây là ra

quyết định cưỡng chế đồng thời tổ chức cưỡng chế trên thực tế mới hoàn thành thủ tục cưỡng chế. Lúc đó, nếu bên phải thi hành án cố tình chống đối, việc cưỡng chế khơng thể giao được người chưa thành niên cho người được giao ni dưỡng thì mới đủ cơ sở thuyết phục để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quan điểm này mới phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự: người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của tịa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết32.

Ngồi việc có quan điểm xử lý khác nhau như nêu trên thì việc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự trong thực tiễn cịn một số khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn như người được thi hành án tự đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự đối với người phải thi hành án. Ví dụ: Căn cứ bản án có hiệu lực của Tịa án, Chị G sau nhiều lần khơng địi được con, chị đã yêu cầu cơ quan thi hành án quận Ơ Mơn thi hành án. Cơ quan này nhiều lần đến gia đình ơng bố để thuyết phục thì vẫn khơng có kết quả gì. Tháng 6/2015, chị G làm đơn gởi cơ quan Công an và Viện kiểm sát quận Ơ Mơn, yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông bố này33. Như vậy, vấn đề pháp lý đặt ra là cơ quan Cơng an có xem xét đến u cầu của Chị G không trong khi cơ quan THADS đang tổ chức thi hành vụ việc theo trình tự của điều 120 LTHADS.

Bên cạnh đó, Chấp hành viên phải thực hiện rất nhiều thủ tục để lập hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khơng chấp hành án nhưng trong thực tiễn cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp chưa thống nhất giải quyết vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ: Sau khi nhận Văn bản số 08/CV-CCTHA ngày 06/01/2014 (cùng hồ sơ, tài liệu liên quan) của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang về việc đề nghị khởi tố đối với Nguyễn Văn Điệp. Ngày 26/8/2014, cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Bắc Giang có văn bản cho rằng việc không chấp hành nghĩa vụ thi hành án giao người chưa thành niên của Nguyễn Văn Điệp có dấu hiệu của tội khơng chấp hành án quy định tại điều 304 Bộ Luật hình sự. Tuy nhiên, hiện nay cháu Nguyễn Bảo Ngọc cùng ở với anh Điệp, được anh Điệp chăm sóc chu đáo, cháu Ngọc vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường. Do vậy cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Bắc Giang đề nghị Chi cục THADS thành phố

Một phần của tài liệu Thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng (Trang 30 - 34)