Điều 340 Bộ luật Hình sự 1999; Điều 380 Bộ luật Hình sự

Một phần của tài liệu Thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng (Trang 34 - 37)

33 “Khi những ông bố ôm con… bỏ trốn”, http://baomoi.me/phap-luat/khi-nhung-ong-bo-om-con-bo-tron_tin215554.html, cập nhật lúc 19h, ngày 25/5/2017 tron_tin215554.html, cập nhật lúc 19h, ngày 25/5/2017

Bắc Giang căn cứ khoản 4 điều 8 Bộ Luật Hình sự34 để xử lý đối với Nguyễn Văn Điệp, đồng thời trả lại hồ sơ cho Chi cục THADS giải quyết theo thẩm quyền35.

Thứ ba, bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình

sự trong thi hành án giao người chưa thành niên thì vấn đề khiếu nại, tố cáo cũng cần được xem xét để có cách nhìn tổng thể và đề ra biện pháp làm giảm tình trạng khiếu nại, tố cáo trong thi hành án giao người chưa thành niên.

Khiếu nại về THADS là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc THADS đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tố cáo về THADS là việc cơng dân báo cho người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên và công chức khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức trong THADS36.

Trong thực tiễn tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến thi hành án giao người chưa thành niên, một số hành vi của Chấp hành viên và cơ quan THADS dẫn đến đương sự khiếu nại như việc thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu thi hành án, chậm tổ chức thi hành án, hoãn thi hành án. Đây là những dạng khiếu nại, tố cáo đã xảy ra trong thực tiễn thi hành án giao người chưa thành niên.

Về việc khiếu nại thụ lý thi hành án giao người chưa thành niên điển hình là vụ việc tại Chi cục THADS thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa: Chị T. và anh P có một con chung là cháu A. Cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên chị T. được ly hôn và giao cho chị quyền ni dưỡng, chăm sóc cháu A. Sau khi có bản án phúc thẩm, chị T. làm đơn yêu cầu Chi cục THADS thành phố Cam Ranh buộc anh P. giao cháu A. cho chị ni dưỡng, chăm sóc. Tuy nhiên, cơ quan thi hành án này từ chối yêu cầu thi hành án vì tịa khơng nói rõ ai phải thi hành án, vụ việc này đã dẫn đến khiếu nại của của chị T. Nguyên nhân của việc khiếu nại là do quan điểm việc

34

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể, thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác.

35 Phụ lục số 11

36 Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Thông tư số: 02/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS

thụ lý, ra quyết định thi hành án giao người chưa thành niên trong thực tiễn cũng có hai quan điểm khác nhau37.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: việc từ chối yêu cầu thi hành án được căn cứ

vào quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 LTHADS và khoản 4 Điều 7 Nghị định 62. Theo đó, trong trường hợp bản án, quyết định của tịa khơng xác định rõ những người phải thi hành án và khoản phải thi hành án thì cơ quan thi hành án hướng dẫn đương sự u cầu tịa án giải thích bản án. Vì thế, u cầu của chị T. khơng được thụ lý, giải quyết. Đây cũng là quan điểm khi hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết vụ việc này của Tổng cục THADS.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Tòa án tuyên chị T được quyền ni dưỡng,

chăm sóc cháu A thì “mặc nhiên” hiểu là anh P là người phải thi hành án. Do đó, khi tịa tun giao con cho cha hoặc mẹ ni dưỡng thì được hiểu người có nghĩa vụ phải thi hành án là bên còn lại. Việc bên này đang giao con cho ai quản lý, chăm sóc chỉ là thỏa thuận riêng giữa các bên, không làm thay đổi nghĩa vụ nuôi con của cha, mẹ. Nên người phải thi hành án ở đây chỉ có thể là người cha hoặc người mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến có quan điểm khác nhau như trên một phần do thực tiễn xét xử cho thấy các bản án, quyết định về hơn nhân, gia đình về phần con chung các tịa án tun có sự khác nhau. Có trường hợp quyết định của tịa án có nội dung rất rõ như Quyết định số 51/2016/QĐST-HNGĐ ngày 9/9/2016 của TAND huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum: “…Sau khi ly hơn, anh Hùng có trách nhiệm giao con chung Trần Gia Huy cho chị Tuyết”; Quyết định số 92/2008/QĐST-HNGĐ ngày 4/12/2008 của TAND thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum quyết định “Anh Nguyễn Tấn Vương đồng ý giao hai con Nguyễn Hoàng Băng Trinh, sinh ngày 10/3/2004 và Nguyễn Hoàng Tiểu Băng Băng, sinh ngày 30/7/2007 cho chị Hồng Thị Tâm trực tiếp ni dưỡng”38.

Ngược lại, có bản án, quyết định lại tuyên giao cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng nhưng khơng nói rõ ai giao như Bản án số 02/2010/HNGĐ ngày 17/5/2010 của TAND huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước tuyên “Về con chung: Giao cho chị Hứa Thị Hớn được quyền ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục hai con”; Bản án số 91/2009/HNGĐ-ST ngày 7/8/2009 của TAND thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

37 Thanh Tùng-Hồng Hà “Án tuyên giao con nhưng giao ai không rõ”, http://plo.vn/phap-luat/an-tuyen-giao-con-nhung-ai-giao-khong-ro-630831.html, cập nhật lúc 20h, ngày 15/2/2017. con-nhung-ai-giao-khong-ro-630831.html, cập nhật lúc 20h, ngày 15/2/2017.

38

tuyên: “Về con chung bà Nguyễn Thị Thế trực tiếp nuôi con Nguyễn Phi Vũ”; Bản án số: 34/2013/HNGĐ-ST ngày 20/6/2013 của TAND thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa tuyên: “Về con chung, chấp nhận yêu cầu của Chị Trương Thị Kim Phụng. Chị Trương Thị Kim Phụng được trực tiếp trong nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con chung là Nguyễn Trương Tấn Quốc”39

.

Trong thực tế cũng có trường hợp vì tịa án khơng tun ai có nghĩa vụ giao người chưa thành niên nên khi ra quyết định thi hành án cơ quan thi hành án đã vận dụng theo hướng trong quyết định thi hành án không ghi rõ ai là người phải thi hành án mà chỉ thể hiện người được thi hành án. Chẳng hạn như Quyết định thi hành án số 769/QĐ-CCTHA ngày 17/09/2013 của Chi cục THADS thành phố Cam Ranh - Khánh Hòa40 về thi hành Bản án số: 34/2013/HNGĐ-ST ngày 20/6/2013 của TAND thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa nêu trên, tại điều 1 của quyết định thi hành án ghi: “Cho thi hành án đối với Trương Thị Kim Phụng được trực tiếp trông nom, chăm sóc, ni dưỡng giáo dục con chung là cháu Nguyễn Trương Tấn Quốc”, trong quyết định không ghi rõ ai là người phải thi hành án. Hơn nữa tại điều 1 của quyết định đúng ra phải ghi “cho thi hành” là cho thi hành đối với người phải thi hành án, nếu ghi cho thi hành đối với người được thi hành án là không đúng hướng dẫn về sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ khi ra quyết định thi hành án. Về mặt thể thức, nội dung của quyết định thi hành án này là chưa phù hợp với trường hợp thi hành án theo yêu cầu, nếu vụ việc dẫn đến cưỡng chế thi hành án thì khơng đủ căn cứ để cưỡng chế vì khơng rõ ai là người phải thi hành án và dễ dẫn đến khiếu nại của đương sự.

Quan điểm của tác giả: Đồng ý với quan điểm thứ hai bởi vì nghĩa vụ thi hành án là người chưa thành niên chứ không phải vật, tiền, tài sản nên việc cơ quan thi hành án đòi hỏi tòa phải tuyên cụ thể người phải thi hành án là cứng nhắc, máy móc, chưa phù hợp với tính đặc thù của thi hành án giao người chưa thành niên. Quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 LTHADS và hướng dẫn tại NĐ62 chỉ là nguyên tắc chung, không nên áp dụng cho trường hợp thi hành án giao người chưa thành niên.

Một trường hợp khiếu nại, tố cáo khác trong thi hành án giao người chưa thành niên đó là Chấp hành viên chậm tổ chức thi hành án. Việc chậm thi hành án

Một phần của tài liệu Thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng (Trang 34 - 37)