KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH CHO VAY:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng nn và ptnt thị xã ngã bảy (Trang 38)

Phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo& PTNT Thị xã Ngã Bảy

GVHD: Phan Thái Bình Trang 39 SVTH: Lê Thị Liên

Tùy theo thời hạn cho vay là ngắn, trung hay dài hạn sẽ áp dụng quy trình cho vay cụ thể, nhìn chung đều theo các bước sau:

- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn. - Thẩm định các điều kiện tín dụng.

- Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng.

- Giải ngân, theo dõi và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh. Thanh lý hợp đồng tín dụng.

3.5. TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT

THỊ XÃ NGÃ BẢY TRONG NĂM 2007

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy đã đạt được những thành tựu rất khả quan, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng So sánh 05/06 So sánh 07/06 CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh thu 11.754 21.511 18.497 9.757 83,01 (3.014) (14,01) Chi phí 9.285 17.884 15.156 8.599 92,61 (2.728) (15,25) Lợi nhuận ròng 2.469 3.627 3.341 1.158 46,9 (286) (7,89)

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy)

Phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo& PTNT Thị xã Ngã Bảy

GVHD: Phan Thái Bình Trang 40 SVTH: Lê Thị Liên

Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm qua ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhưng lợi nhuận giữa các năm không đều, cụ thể năm 2006 tăng 1.158 triệu đồng tỷ lệ tăng là 46,9% so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại giảm 286 triệu đồng tỷ lệ giảm là 7,89% so với năm 2006. Năm 2006 tăng nguyên nhân là do doanh thu tăng cao là do sự đồng lòng giữa ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Ngồi ra, cịn có sự nỗ lực hết mình của cán bộ tín dụng đã đi đến tận nhà bà con nông dân, làm tốt công tác thẩm định, đôn đốc kịp thời bà con trả nợ khi đến hạn. Nhưng đến năm 2007 lợi nhuận giảm không phải vì ngân hàng hoạt động kém hiệu quả mà do trong năm có sự chia tách địa bàn là thị xã Tân Hiệp thành thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp, việc chia tách này đã gián tiếp làm doanh thu giảm đi nhưng lợi nhuận giảm khơng đáng kể vì đã chia một phần địa bàn hoạt động.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của NHN0 & PTNT Thị xã Ngã Bảy đạt được khá cao. Lợi nhuận của Ngân hàng không ngừng tăng lên giữa năm 2006 và năm 2005, nhưng Ngân hàng cần chú trọng việc cắt giảm chi phí hoạt động đến mức tốt nhất. Đồng thời cần phải phát huy những mặt mạnh của mình để có thể đứng vững trên thương trường và trở thành Ngân hàng hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kinh doanh đa năng.

3.6. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2008 3.6.1. Mục tiêu: 3.6.1. Mục tiêu:

Theo định hướng của ngân hàng nhà nước, chi nhánh NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy xác định mục tiêu trước mắt trong năm 2008 là: “Đẩy mạnh và xem trọng công tác huy động vốn tại địa phương nhằm hạn chế sử dụng vốn từ Ngân hàng cấp trên, đồng thời giảm được lãi suất bình qn đầu vào. Ngồi ra, Ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng kịp thời, đầy đủ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương và phù hợp với chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước”

Phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo& PTNT Thị xã Ngã Bảy

GVHD: Phan Thái Bình Trang 41 SVTH: Lê Thị Liên

3.6.2. Biện pháp thực hiện:

- Tăng cường công tác quảng cáo trên đài truyền thanh ở các chợ, phường, tận dụng tối đa các đợt huy động vốn có chương trình khuyến mãi có quà tặng hoặc trúng thưởng. Kết hợp với ban giải phóng mặt bằng, kho bạc để huy động nguồn vốn bồi hoàn giải tỏa trên phạm vi địa bàn hoạt động để thu hút nguồn vốn tiền gửi.

- Cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng: tăng trưởng dư nợ phù hợp với nguồn vốn huy động, sàn lọc khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, không tập trung đầu tư quá nhiều vào một khách hàng, tuân thủ nghiêm túc quy trình, nghiệp vụ, tăng cường cho vay có đảm bảo bằng tài sản, lưu ý giới hạn tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn trên tổng dư nợ theo chỉ tiêu điều hành của Ngân hàng .

- Tập trung mọi lực lượng và biện pháp thích hợp để xử lý nhanh các khoản nợ tồn đọng, kiên quyết không để nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan của Cán bộ Ngân hàng.

- Chủ động nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong quá trình đổi mới hoạt động của Ngân hàng song song với việc chú trọng công tác đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ nhạy bén có khả năng tiếp cận với hình thức khoa học mới, có đạo đức phẩm chất tốt, tăng thêm sức mạnh cạnh tranh bằng phong cách giao dịch của cán bộ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, xử lý kỹ luật thích đáng các trường hợp sai phạm do cán bộ thiếu trách nhiệm, làm việc qua loa, đại khái, đạo đức phẩm chất yếu kém.

- Kết hợp cùng với ban chấp hành cơng đồn phát động phong trào thi đua về việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch (tháng, quý, năm) do Ngân hàng cấp trên phát động. Như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, huy động vốn, thu nợ quá hạn và nợ tồn động.

- Định kỳ hàng tháng hợp giao ban giữa ban Giám đốc, các phòng, từ 2 lần để kịp thời chỉ đạo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và hoạt động

Phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo& PTNT Thị xã Ngã Bảy

GVHD: Phan Thái Bình Trang 42 SVTH: Lê Thị Liên

của chi nhánh. Đồng thời phải làm việc với Uỷ ban nhân dân Phường, Xã 1 lần để báo cáo tình hình đầu tư tín dụng trên địa bàn, giải quyết những khó khăn cịn vướng mắc giữa Ngân hàng với địa phương, phải tranh thủ sự hổ trợ của các cấp chính quyền địa phương về công tác cho vay, thu nợ.

3.6.3. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2008: a) Huy động vốn: a) Huy động vốn:

Đẩy mạnh và xem trọng công tác huy động vốn tại địa phương, để hạ thấp hơn nữa lãi suất đầu vào nhằm nâng cao khả năng về tài chính và chủ động được trong công tác đầu tư tín dụng.

Kế hoạch nguồn vốn tự huy động tại địa phương đến cuối năm 2008 đạt 180 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 50 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 38,5%

Trong đó:

Nguồn vốn nội tệ: 172 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 13,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 8,5% chiếm 95,6% trên tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn ngoại tệ (đã quy đổi): 8 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 1,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 23,1% chiếm 4,4% trên tổng nguồn vốn.

Về cơ cấu nguồn vốn:

Tiền gửi không kỳ hạn 75,6 tỷ đồng chiếm 42%/Tổng nguồn vốn

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 45 tỷ đồng chiếm 25%/Tổng nguồn vốn

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: 59,4 tỷ đồng chiếm 33%/Tổng nguồn vốn

b) Dư nợ tín dụng

Mở rộng đối tượng đầu tư, chú trọng đến các đối tượng hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các cơng trình, dự án xây dựng ở các khu vực chợ và cụm dân cư.

Kế hoạch dư nợ tín dụng đến cuối năm 2008 đạt: 180 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 50 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 38,5%.

Phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo& PTNT Thị xã Ngã Bảy

GVHD: Phan Thái Bình Trang 43 SVTH: Lê Thị Liên Trong đó về cơ cấu dư nợ:

Dư nợ ngắn hạn: đạt 132,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 35,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 36,6% chiếm 73,6% trên tổng dư nợ.

Dư nợ trung và dài hạn: đạt 47,3 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 14,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 44,6% chiếm 26,3% trên tổng dư nợ.

Dư nợ Uỷ thác đầu tư bằng nội tệ cuối năm 2008 đạt: 2 tỷ đồng giảm 1 tỷ đồng so với năm 2007.

c) Nợ quá hạn (Nợ xấu) và nợ tồn đọng

Kế hoạch đến cuối năm 2008 nợ xấu ở mức dưới 4 tỷ đồng, chiếm khoảng 2,2% trên tổng dư nợ hữu hiệu.

Thu nợ tồn đọng trong năm 2007 đạt 1.200 triệu đồng, giảm dư nợ tồn đọng tương đương 25,2% trên tổng dư nợ ngoại bảng.

Trong đó

Nợ xử lý trước năm 2007 đạt: 1.100 triệu đồng, giảm 40% trên tổng nợ xử lý năm 2007.

Nợ xử lý năm 2007 đạt 100 triệu đồng, giảm 5% trên tổng nợ ngoại bảng trước năm 2007.

Phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo& PTNT Thị xã Ngã Bảy

GVHD: Phan Thái Bình Trang 44 SVTH: Lê Thị Liên

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN THỊ XÃ NGÃ BẢY

4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM: NĂM:

Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau... Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy được hình thành chủ yếu từ những nguồn nào, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1.VHĐ tại địa phương

122.401 98,9 154.905 93,6 166.625 99,4 2.Các khoản vay

200 0,2 500 0,3 300 0,18 3. Vốn ủy thác đầu tư

900 0,7 900 0,5 400 0,23 4.Vốn và các quỹ 120 0,1 200 0,1 69 0,07 5.Vốn khác 109 0,1 8.967 5,4 200 0,12 Tng ngun vn 123.730 100 165.472 100 167.594 100 Ghi chú: VHĐ: Vốn huy động

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy)

Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng trong ba năm, cụ thể năm 2006 tăng số tiền là 41.742 triệu đồng tăng 33,74% so với năm 2005, đến

Phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo& PTNT Thị xã Ngã Bảy

GVHD: Phan Thái Bình Trang 45 SVTH: Lê Thị Liên

năm 2007 tăng số tiền là 2.122 triệu đồng tăng 1,28% so với năm 2006. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là vốn huy động tại địa phương, trong 3 năm nguồn vốn này đều chiếm trên 90%, cụ thể năm 2006 là 154.905 triệu đồng tăng 26,56% so với năm 2005 và 2007 là 166.625 triệu đồng tăng 7,56% so với năm 2006. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động và cho vay theo sự chỉ đạo của cấp trên và nếu có thiếu vốn thì luân chuyển từ trên xuống. Trong những năm qua cho thấy ngân hàng hoạt động nhờ vào uy tín đó là huy động tại chỗ và cho vay từ đó ta có thể đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng trong lòng khách hàng chiếm vị trí cao. Nguồn vốn huy động cao sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng, theo qui định thì khơng thể vượt quá 20 lần so với vốn điều lệ và quỹ. Nhưng trong những năm qua với nguồn vốn huy động đã không đủ đáp ứng nhu cầu vay của ngân hàng. Cụ thể:

Các khoản vay chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm, năm 2006 tăng số tiền là 300 triệu đồng tăng 150% so với năm 2005, đến năm 2007 giảm số tiền là 200 triệu đồng giảm 40% so với năm 2006. Thông thường khoản mục này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn vốn này thì chi phí tăng cao nhưng điều đáng mừng là khoản này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của ngân hàng trong từng năm và trong năm 2006 tăng với số tiền không đáng kể nguyên nhân là do ngân hàng vay để bổ sung nhu cầu thanh khoản nhưng đến năm 2007 lại giảm đó là do ngân hàng rất chú trọng đến chi phí và đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Nguồn vốn ủy thác đầu tư cũng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn hằng năm của ngân hàng, năm 2006 không tăng so với năm 2005, đến năm 2007 có sự giảm đầu tư với số tiền là 500 triệu đồng giảm tương ứng 55,56% . Tuy nhiên nó đã làm nên sự khác biệt so với các ngân hàng thương mại khác. Vì đây là những khoản vốn của cấp trên cấp cho những đối tượng ưu đãi thông thường khoản này khơng gồm chi phí, ngân hàng chỉ gián tiếp

Phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo& PTNT Thị xã Ngã Bảy

GVHD: Phan Thái Bình Trang 46 SVTH: Lê Thị Liên

đưa đến đối tượng người nông dân để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ. Và đều này đã góp phần tạo uy tín nơi khách hàng.

Vốn và các quỹ và Vốn khác là những khoản gồm: vốn chủ sở hửu, thu nhập giữ lại, dự phịng phải thu nợ khó đòi, các khoản phải trả, hao mòn tài sản cố định... Hai khoản này cộng lại cũng rất thấp trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, lợi nhuận giữ lại là khoản vốn quan trọng để ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, khoản này có sự tăng giảm chứng tỏ qua các năm hoạt động của ngân hàng có sự thay đổi về chính sách.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN:

Trong xu thế phát triển mọi mặt của địa phương nhất là việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Do đó, để đáp ứng đủ nhu cầu vốn ngày càng tăng của địa phương là việc làm hết sức khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Hay nói cách khác, nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng thì ngân hàng phải thực hiện tốt hơn nữa cơng tác huy động vốn. Bên cạnh đó, huy động được nhiều nguồn vốn tại chỗ, giảm thấp từ việc huy động từ các nguồn khác hoặc giảm thấp vốn luân chuyển từ ngân hàng cấp trên sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Vì thế cơng tác huy động vốn là khâu rất quan trọng đầu tiên không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy nói riêng. Để thấy rõ hơn về cơng tác huy động vốn của ngân hàng ta xét bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng nn và ptnt thị xã ngã bảy (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)