THƠ
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – CN.Cần Thơ được thành lập ngày 23/07/2005, theo công văn chấp thuận số 227/NHNN-HAN (ngày 23/03/2005) của NHNN cho phép VPBank mở chi nhánh cấp I Cần Thơ tại địa chỉ số 26-28 Đại lộ Hịa Bình, P.An Cư, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ. Hiện nay, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – CN.Cần Thơ đã đổi địa điểm giao dịch về số 52-54 đường Trần Văn Khéo, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ. Cần Thơ được xem là thành phố trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, các tiểu thương lớn, các cá nhân sản xuất kinh doanh với đa dạng các ngành nghề nên là một địa điểm lý tưởng cho việc thực hiện các giao dịch ngân hàng.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 14 SVTH: Võ Hồng Sang Sau 8 năm hoạt động, VPBank – CN.Cần Thơ ngày càng khẳng định được thương hiệu trên địa bàn, người dân Cần Thơ ngày càng tin tưởng và đến giao dịch ngày một đông hơn. Hiện nay, trên địa bàn Tp.Cần Thơ, VPBank có một chi nhánh và 3 phòng giao dịch được đặt tại các khu vực đơng dân cư, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất; đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể thu hút được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời tăng cường các hoạt động tài trợ để tạo doanh thu cho ngân hàng.
Hiện nay, bên cạnh các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thương nghiệp, chế biến thủy sản…. VPBank Cần Thơ còn đang mở rộng sang các đối tượng khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tiêu dùng, cung ứng dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, VPBank Cần Thơ còn chú trọng phát triển các hoạt động thanh toán nhằm đem đến cho khách hàng gửi tiền, cũng như vay vốn được linh hoạt hơn trong vấn đề giao dịch mua bán. Bên cạnh đó việc phát triển đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên nghiệp và các sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao luôn được ngân hàng chú trọng bởi đây là bộ mặt của ngân hàng, là thước đo để khách hàng đánh giá về hoạt động của ngân hàng. Từ đó các khách hàng có thể đưa ra quyết định có nên tiếp tục giao dịch với ngân hàng nữa hay khơng ?
3.2.2. Bộ máy quản lý
3.2.2.1. Các phịng ban và chức năng a) Ban giám đốc a) Ban giám đốc
Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay, thu nợ, gia hạn nợ,...; cũng như việc tổ chức bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên, đồng thời chịu trách nhiệm với ngân hàng cấp trên về mọi hoạt động của chi nhánh.
Phó giám đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc giám sát, đôn đốc các hoạt động của các phòng ban trực thuộc.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 15 SVTH: Võ Hồng Sang
b) Phòng phục vụ khách hàng
Thẩm định các hồ sơ tín dụng thơng qua việc nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu, xác minh tình hình tài chính của khách hàng; từ đó đưa ra ý kiến để ban giám đốc quyết định. Đồng thời lập các báo cáo về chất lượng tín dụng của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Quản lý tín dụng:
Kiểm sốt tín dụng:
o Kiểm sốt hồ sơ tín dụng và trình lại cho Ban lãnh đạo chi nhánh. o Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân.
o Lập thủ tục giải chấp tài sản.
o Tham gia kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng.
Quản lý nợ: quản lý danh mục cho vay, kiểm soát chặt chẽ và đưa ra các biện pháp thu nợ đối với nợ quá hạn, nợ xấu. Lập kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện.
Chức năng khác
c) Phịng hành chính – nhân sự
Thực hiện chức năng quản lý hành chính lực lượng cán bộ cơng nhân viên trong vấn đề tham gia tổ chức của đơn vị, lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban giám đốc ra quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật.
Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.
Thực hiện mua sắm, tiếp cận, quản lý, phân phối cơng cụ lao động, ấn chỉ, văn phịng phẩm theo qui định.
Đảm nhận công việc lễ tân, hậu cần của chi nhánh. Thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng.
Theo dõi tình hình nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thực hiện một số công tác nghiệp vụ về quản trị nhân sự theo phân công.
Xây dựng kế hoạch hành chính hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 16 SVTH: Võ Hồng Sang Tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phịng ban, tạo điều kiện cho các phòng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cung cấp thiết bị đồ dùng, chăm sóc sức khỏe cán bộ cơng nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí...
d) Phịng kế tốn và tin học
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán nội bộ như mở tài khoản, chuyển khoản giữa các ngân hàng và với ngân hàng Trung ương, các bút toán cho vay.... Bên cạnh đó là việc thực hiện quản trị mạng máy tính của chi nhánh bao gồm hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kế tốn
e) Phịng giao dịch và kho quỹ
Phòng giao dịch và kho quỹ ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi vay vốn, tiếp cận sản phẩm hiện đại và các dịch vụ tiện ích; đồng thời cũng nhằm thực hiện chiến lược chun mơn hóa, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tập trung vốn cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Tp.Cần Thơ cũng như của VPBank – CN.Cần Thơ. Là nơi mà các khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanh tốn có giá trị thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và có sự xác nhận của phịng kế tốn hoặc phịng phục vụ khách hàng; khách hàng sẽ nhận tiền tại khu vực kho quỹ.
f) Các phòng giao dịch trực thuộc
Các phòng giao dịch thực hiện hai cơng tác đó là tổ chức tín dụng và giao dịch kho quỹ. Tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng, tổ chức kho quỹ thực hiện các giao dịch huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ khác đối với khách hàng. Các trưởng phòng giao dịch chịu sự quản lý của Ban giám đốc chi nhánh.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 17 SVTH: Võ Hồng Sang
3.2.2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý
Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG VPBANK - CN.CẦN THƠ