2.1 Sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam
2.1.3 Sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp trong Hiến pháp năm 1980
Tổ chức quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 1980 là đỉnh cao việc áp dụng nguyên tắc tập quyền. Theo nguyên tắc này, Quốc hội lại một lần nữa được xác định là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có quyền quyết định kéo dài nhiệm kỳ và các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động của mình và thậm chí Quốc hội cịn có quyền tự định ra cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết (Điều 83). Trong khi đó, Hội đồng Bộ trưởng lại được xác định là “Chính
phủ của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 104). Mặc dù được
quy định là cơ quan hành chính cao nhất nhưng Hội đồng Bộ trưởng chỉ là cơ quan phái sinh từ Quốc hội. Xuất phát từ lý do Quốc hội có q nhiều quyền lực, khơng có khả năng thực hiện hết nên giao chức năng quản lý nhà nước cho Hội đồng Bộ trưởng. Do đó, Hội đồng Bộ trưởng thực chất là cơ quan hành chính cao nhất của Quốc hội. Quốc hội hồn tồn có quyền can thiệp, làm thay cơng việc quản lý hành chính của
72 Trần Ngọc Đường – Bùi Ngọc Sơn (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và ban hành
Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia, tr. 56.
73 Lê Quốc Hùng (2004), Thống nhất phân công, phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 113.
47
Hội đồng Bộ trưởng bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết. Như vậy, thực chất hành pháp là một nhánh quyền lực phái sinh của lập pháp. Trên cơ sở của sự phân cơng, phối hợp này, dẫn đến sự kiểm sốt lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp trong Hiến pháp năm 1980 như sau:
Thứ nhất, sự kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp.
Một là, Quốc hội kiểm sốt Hội đồng Bộ trưởng thơng qua hoạt động xét báo
cáo công tác của Hội đồng Bộ trưởng (Điều 83). Trong thời hạn Quốc hội khơng họp thì báo cáo cơng tác trước Hội đồng nhà nước (Điều 104).
Hai là, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Bộ trưởng và các thành
viên của Hội đồng Bộ trưởng. Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội và trong kỳ họp của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, những người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết những kiến nghị của đại biểu (Điều 95).
Ba là, Quốc hội thành lập các Ủy ban lâm thời khi xét thấy cần thiết để làm
những nhiệm vụ nhất định (Điều 92). Ngồi ra, Quốc hội cịn có quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Hội đồng Bộ trưởng.
Bốn là, Quốc hội có quyền bãi miễn Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên
khác của Hội đồng Bộ trưởng (Điều 83) khi phát hiện người nắm giữ những chức danh này có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất, đạo đức, khơng cịn xứng đáng giữ chức vụ được giao.
Thứ hai, sự kiểm soát của hành pháp đối với lập pháp.
Hiến pháp năm 1980 không đặt vấn đề hành pháp kiểm sốt lập pháp. Quốc hội có tồn quyền trong lĩnh vực lập hiến, lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá; những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Ngồi ra, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Bộ trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết. Điều này đi ngược lại nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong Nhà nước pháp quyền phải xuất phát từ Hiến pháp, do Hiến pháp trao cho. Như vậy, trong cơ cấu quyền lực nhà nước ở trung ương, Quốc hội chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, chỉ có Quốc hội mới được quyền giám sát, phê bình hoạt động của các cơ quan khác mà
48
khơng có chiều ngược lại. Do đó, sự kiềm chế, kiểm sốt của Hội đồng Bộ trưởng đối với Quốc hội trở nên vô nghĩa trong Hiến pháp năm 1980. Điều này trái với yêu cầu trong Nhà nước pháp quyền, đó là khơng thể để một cơ quan nào nắm tất cả mọi quyền lực mà phải phân chia cho các cơ quan khác và hình thành cơ chế cân bằng, kiểm soát quyền lực. Như vậy, mối quan hệ giữa Quốc hội với Hội đồng Bộ trưởng là quan hệ một chiều, Hội đồng Bộ trưởng chỉ có quyền ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành các văn bản của Quốc hội (Điều 107); chỉ được bắt giam các đại biểu Quốc hội khi có sự đồng ý của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 96). Hội đồng Bộ trưởng khơng được quyền kiểm sốt Quốc hội, chỉ có Quốc hội mới có quyền kiểm sốt Hội đồng Bộ trưởng vì “nguyên tắc tập quyền đã
phủ nhận sự ngang quyền và kiềm chế đối trọng lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp”74.
Tóm lại, có thể thấy Hiến pháp năm 1980 đã trao cho Quốc hội rất nhiều quyền lực mà khơng có sự giới hạn, đây là mơ hình Quốc hội tồn quyền. Do đó, ở bản Hiến pháp này, chỉ thừa nhận sự tập trung quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước một chiều từ Quốc hội mà khơng có chiều ngược lại nhằm mục đích ngăn ngừa khả năng lạm quyền, toàn quyền của Quốc hội. “Hiến pháp năm 1980 đã xác lập mối quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp theo nguyên tắc tập quyền cao độ, cùng với nó là việc xây dựng một mơ hình Quốc hội có tồn quyền”75.