1.2. Quan điểm của một số quốc gia châu Âu về tổn thất kinh tế thuần túy
1.2.1. Quan điểm về tổn thất kinh tế thuần túy của nhóm các quốc gia châu Âu
theo cơ chế tự do
Nhóm cơ chế này đề cập đến các quốc gia Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha với ba đặc điểm cơ bản:
33 Marta Silva Santos, tlđd (11), tr.139. Một tài liệu khác cũng đề cập đến vấn đề này như sau: “Cách tiếp cận
đầu tiên sẽ là tổn thất kinh tế thuần túy là thiệt hại xảy ra độc lập với tử vong hoặc thương tích cá nhân hoặc thiệt hại cho một vật thể hữu hình (phương pháp định hướng thiệt hại). Cách tiếp cận thứ hai sẽ là tổn thất danh nghĩa sinh thái thuần túy phải chịu trong trường hợp khơng có sự xâm phạm quyền hoặc lợi ích được bảo vệ hợp pháp (nghĩa là phương pháp định hướng lợi ích). Tuy nhiên, trong cả hai phương pháp, bên bị thương không thể chỉ ra sức khỏe bị suy yếu hoặc tài sản bị thiệt hại của anh ta. Điểm chung của hai phương pháp là, ngay cả khi thiệt hại vật lý đối với người hoặc tài sản đã xảy ra, thì bên đó khơng phải chịu thiệt hại bởi người khác”, Wiliem H. Van Boom, tlđd (5) (truy cập lần cuối ngày 29/04/2020).
34 Christian von Bar (2008), tlđd (9), tr. 3051.
35 Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.3.
36 Sự phân loại này là một trong những sự phân loại tiêu biểu về quan điểm của các quốc gia châu Âu đối với
tổn thất kinh tế thuần túy, phản ánh được gần như toàn diện bộ mặt của các quốc gia châu Âu đối với vấn đề này cả trong lĩnh vực lập pháp lẫn thực tiễn tư pháp và có giá trị tham khảo cao cho các nghiên cứu cùng chủ đề tại châu Âu. Phần nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các phân tích cũng như nguồn tài liệu của Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4) bên cạnh các nguồn tài liệu khác. Sự phân chia các chế độ tự do, thực dụng, bảo thủ trong Luận văn này cũng giữ nguyên bản cách phân chia của Bussani và Palmer sau khi cân nhắc các khung pháp lý cụ thể. Sự phân chia này cũng phù hợp với quan điểm của European Centre of Tort and Insurance Law (ECTIL), theo đó ECTIL đánh giá sự phản hồi của các quốc gia đối với vấn đề tổn thất kinh tế thuần túy có sự khác nhau và thường được chia thành ba nhóm chính: (1) u cầu bồi thường tổn thất kinh tế thuần túy bị cấm hoàn toàn trong luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tức là quy tắc loại trừ); (2) Các khiếu nại về tổn thất kinh tế thuần túy được xử lý như bất kỳ khiếu nại nào khác (đặc biệt là bất kỳ khiếu nại nào về cái chết, thương tích cá nhân hoặc thiệt hại đối với các đồ vật vật chất) hoặc; (3) Về nguyên tắc, các yêu cầu bồi thường tổn thất kinh tế thuần túy được cho phép, nhưng trên thực tế, các ngưỡng này hóa ra cao hơn so với trường hợp tử vong, thương tích cá nhân hoặc thiệt hại đối với vật thể (ví dụ như ngưỡng gây ra có vẻ cao hơn), xem tại: “Pure economic loss”, [http://ectil.org/ectil/getdoc/b892b1e5- 89fd-45fc-baf6-df2807007e59/Pure-economic-loss.aspx] (truy cập lần cuối ngày 12/11/2020).
Thứ nhất, sự hiện diện của một điều khoản chung thống nhất trong luật được
hệ thống hóa, điều này khơng loại trừ tổn thất kinh tế thuần túy, chế độ này về nguyên tắc không phản đối việc cho phép BTTH kinh tế riêng lẻ37.
Thứ hai, các quốc gia trong nhóm cơ chế tự do đạt được các giải pháp cho các
câu hỏi về tổn thất kinh tế thuần túy gần như chỉ dựa trên trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng chứ khơng phải bằng cách vượt qua các nguyên tắc hợp đồng. Các quốc gia thuộc nhóm này đối phó với tổn thất kinh tế thuần túy một cách tự chủ trong phạm vi BTTH ngoài hợp đồng, khơng giống như cơ chế bảo thủ “địi hỏi các giải pháp theo hợp đồng và theo luật định là một phương tiện tiêu chuẩn để kiềm chế sự cứng rắn của luật BTTH ngoài hợp đồng38”.
Thứ ba, việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau để kiểm soát vấn đề trách nhiệm
pháp lý này khó có thể nhận ra và chứng minh. Trong đánh giá của các thẩm phán trong cơ chế tự do khơng có bất kỳ chính sách nào hạn chế sự phục hồi đối với tổn thất kinh tế thuần túy39.
Trong năm quốc gia được kể trên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích hai quốc gia có thể xem là tiêu biểu của nhóm cơ chế tự do, đó là Pháp và Ý.
a. Pháp
Luật pháp của Pháp có cách tiếp cận cởi mở nhất, dường như trao bồi thường cho tổn thất kinh tế thuần túy trên cơ sở chung. Tuy nhiên, các cơ chế kiểm sốt có thể được tìm thấy trong cách áp dụng các yêu cầu về trách nhiệm pháp lý (lỗi, nguyên nhân và thiệt hại).
Điều 1240 BLDS năm 2016 của Pháp quy định: “Bất kỳ hành động nào của một người gây ra tổn hại cho người khác đều tạo ra nghĩa vụ đối với người do lỗi
37 Sự bất hợp pháp của việc gây ra tổn thất kinh tế thuần túy không phải là một câu hỏi trừu tượng trước đây
mà chỉ là một kết quả phụ thuộc vào việc các yếu tố thông thường của trách nhiệm lỗi có được thỏa mãn hay khơng. Những hệ thống này không chỉ đơn giản là sự phóng khống về hình thức và cách tiếp cận mà còn về kết quả của chúng. So với các chế độ khác, chúng dường như mang lại nhiều hành động thành công nhất trong các trường hợp giả định của Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer. Xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.325.
38 Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.328.
39 Có thể thực hiện một chính sách như vậy một cách tình cờ thơng qua việc thao túng tinh vi các yêu cầu
thông thường của điều khoản chung (đặc biệt là yêu cầu về nguyên nhân) nhưng xu hướng tư pháp thuộc loại này sẽ không được biết đến, khơng chắc chắn và khó phát hiện, thậm chí bị che giấu một phương pháp dựa trên thực tế như của chúng ta. Do đó, thuật ngữ tổn thất kinh tế thuần túy và các vấn đề gây tranh cãi xung quanh nó do đó nói chung sẽ vẫn khơng được cơng nhận trong các tài liệu và luật học của các quốc gia này.
của người đó gây ra là phải đền bù cho hành vi đó40”. Và Điều 1241 BLDS Pháp: “Mọi người đều phải chịu trách nhiệm về thiệt hại mà mình đã gây ra khơng chỉ bởi
hành động mà cịn bởi việc khơng hành động hoặc thiếu sự thận trọng của mình41”.
Theo đó có thể thấy, cách tiếp cập của Pháp là dựa trên lỗi và nguyên nhân. BLDS trước đây của Pháp, cụ thể là Điều 1382 và 1383 BLDS năm 180442 không chứa bất kỳ giới hạn nào về phạm vi hoặc bản chất của các quyền và lợi ích được bảo vệ. Điều 1383 của BLDS Pháp phải được hiểu bao gồm tất cả các thiệt hại (kể cả tổn thất kinh tế thuần túy) do sơ suất, có nghĩa là về mặt khái niệm khơng có giới hạn dựa trên bản chất của thiệt hại phát sinh43. Hai điều khoản chung chung và ngắn gọn này áp dụng cho tất cả các lĩnh vực trách nhiệm pháp lý, bao gồm thương tích cá nhân, tổn thất kinh tế thuần túy, sự vi phạm trật tự công cộng và sự vu khống44. Về lý thuyết, Điều 1382 áp dụng cho các hành vi và Điều 1383 cho những thiếu sót, nhưng trong thực tế, sự khác biệt này đã mất đi ý nghĩa của nó45. BLDS năm 2016 của Pháp về cơ bản không làm thay đổi bản chất vấn đề vừa phân tích.
Từ một quan điểm so sánh, Pháp thể hiện sự cho phép tối đa đối với tổn thất kinh tế thuần túy, cũng như sự “phớt lờ” tối đa đối với các lập luận chính sách mạnh mẽ thường được đưa ra ở nơi khác chống lại sự phục hồi của nó. Trong nghiên cứu
40 Nguyên văn tiếng Anh: “Art. 1240. Any human action whatsoever which causes harm to another creates an
obligation in the person by whose fault it occurred to make reparation for it”. Tham khảo tại: “French Civil Code”, [https://www.trans-lex.org/601101/_/french-civil-code-2016/] (truy cập lần cuối ngày 29/10/2020). Điều này thay thế cho Điều 1382 Bộ luật dân sự năm 1804 của Pháp: “Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại” (Nguyên văn tiếng Anh: “Article 1382: Any act whatever of man which causes damage to another obliges him by whose fault it occurred to make reparation”).
41 Nguyên văn tiếng Anh: “Art. 1241. Everyone is liable for harm which he has caused not only by his action,
but also by his failure to act or his lack of care”. Tham khảo tại: “French Civil Code”, [https://www.trans- lex.org/601101/_/french-civil-code-2016/] (truy cập lần cuối ngày 29/10/2020). Điều này thay thế cho Điều 1383 Bộ luật dân sự năm 1804 của Pháp: “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra, khơng những do hành vi mà cịn do sự cẩu thả hoặc khơng thận trọng của mình” (Nguyên văn tiếng Anh: “Each person is liable for the damage which he causes not only by his own act but also by his negligence or imprudence”).
42 Tất cả các tác giả người Pháp trong nửa đầu thế kỷ XIX (và nhiều năm sau đó) nghĩ rằng các Điều 1382 và
1383 có chứa loại giải pháp mà BGB của Đức đã áp dụng sau này trong Điều 823 – 826, Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.325.
43 Catherine M. Sharkey, “Tort Liability for Pure Economic Loss: A Perspective from the United States and
Some Comparative European Insights”, Journal of European Tort Law, 7(3), tr.250 – 251. Helmut Koziol cũng có cùng quan điểm rằng: “Điều 1382 của Bộ luật Dân sự Pháp khơng có hạn chế nào liên quan đến tổn thất kinh tế thuần túy: “Bất kỳ hành động nào của con người, gây thiệt hại cho người khác, đều buộc người đó phải chịu lỗi, phải bồi thường”. Tuy nhiên, có khá nhiều sự khác biệt giữa trách nhiệm gây ra tổn thất kinh tế thuần túy hoặc gây thương tích cho một người hoặc thiệt hại về tài sản”, xem thêm: Helmut Koziol, “Recovery for economic loss in the European Union”, Arizona Law Review, (48)(4), tr.874.
44 Đối với hầu hết các hành vi này thì luật pháp Anh có quy định riêng thay vì sự tích hợp trong một điều
khoản như Pháp, Cees Van Dam (2013), European Tort Law, Oxford University Press, tr. 109.
của mình, Bussani và Palmer cũng nêu quan điểm: “Một đặc điểm của pháp luật Pháp là khơng đồng nhất các hành động ngồi hợp đồng và trong hợp đồng. Duy nhất ở tất cả châu Âu, quy tắc này, theo quan điểm của tơi, có lẽ thúc đẩy luật bồi thường thiệt hại của Pháp theo hướng cho phép bồi thường tổn thất kinh tế thuần túy”46. Trong một nghiên cứu khác, Van Boom cũng nhận định: “Tuy nhiên, trên thực tế, không thể phủ nhận rằng luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Pháp cho phép phạm vi rộng hơn so với hầu hết các khu vực tài phán khác về yêu cầu bồi thường tổn thất kinh tế thuần túy47”.
Tuy nhiên, theo pháp luật của Pháp, một người gây ra tổn thất kinh tế thuần túy chỉ chịu trách nhiệm theo các điều kiện tiên quyết khá nghiêm ngặt, ví dụ, ý định48. Trách nhiệm dựa trên các Điều 1382 và 1383 có cấu trúc đơn giản: để thiết lập trách nhiệm pháp lý, việc chứng minh ý định hoặc sơ suất, thiệt hại và quan hệ nhân quả là điều cần thiết49. Nhằm minh chứng cho vấn đề này, cùng nghiên cứu ví dụ sau: Trong khi điều khiển máy đào cơ khí của mình, một nhân viên của cơng ty cơng trình Acme đã cắt cáp thuộc về tiện ích cơng cộng cung cấp điện cho nhà máy Beta. Mất điện đột xuất gây ra thiệt hại cho máy móc và mất hai ngày sản xuất. Chủ nhà máy yêu cầu bồi thường từ Acme không chỉ về thiệt hại cho máy móc mà cịn về thiệt hại do mất hai ngày sản xuất.
Theo luật của Pháp, chủ sở hữu nhà máy sẽ phục hồi tổn thất tài sản và tổn thất kinh tế thuần túy của anh ta từ nhân viên của Acme hoặc chính Acme theo các điều 1382 – 1384. Tuy nhiên, tòa án sẽ yêu cầu nguyên đơn chứng minh ba yếu tố: lỗi về phía nhân viên, thiệt hại mà nguyên đơn phải chịu và mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố. Sự phục hồi tổn thất kinh tế thuần túy trong một tình huống tương tự đã được tịa án giám đốc thẩm xác nhận vào năm 1970. Một chiếc máy ủi được vận hành bởi một công nhân của nhà thầu đã làm vỡ một đường khí mê – tan cung cấp năng lượng cho nhà máy của nguyên đơn. Hoạt động duy trì sản xuất của nguyên đơn bị tổn thất do sự gián đoạn của các hoạt động. Tòa án cấp phúc thẩm phán quyết rằng vụ kiện của nguyên đơn là có căn cứ theo Điều 1382 (trách nhiệm pháp lý) và Điều 1384 (trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt) và cho rằng tổn thất kinh
46 Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.330.
47 Wiliem H. Van Boom, tlđd (5) (truy cập ngày 29/04/2020).
48 Helmut Koziol, “Recovery for economic loss in the European Union”, Arizona Law Review, (48)(4), tr.874 – 875.
49 Năm 1965, Tòa án Giám đốc thẩm cho phép một công ty xe buýt yêu cầu một người nào đó đã sơ suất gây
ra tai nạn giao thơng, từ đó gây ra tắc nghẽn giao thơng, khiến xe buýt thành phố đến quá muộn, do đó gây ra tình trạng rớt giá vé, xem thêm: Wiliem H. Van Boom, tlđd (5) (truy cập ngày 29/04/2020).
tế của nguyên đơn là hậu quả trực tiếp của dịng khí bị vỡ. Tịa án giám đốc thẩm xác nhận rằng quyết định này là có căn cứ. Trường hợp trên cho thấy rõ ràng rằng các tòa án Pháp đã giải quyết tổn thất kinh tế thuần túy và không chỉ đơn giản là thiệt hại kinh tế có nguồn gốc phụ trợ từ tổn thất vật chất khác50.
Với những dữ kiện tương tự tình huống trên, nhưng việc mất điện chỉ khiến nhà máy của anh ta không hoạt động và anh ta mất hai ngày sản xuất. Về mặt lý thuyết, khơng có sự phân biệt trong luật pháp của Pháp, như đã nêu trong ví dụ trên, giữa tổn thất tài sản và tổn thất kinh tế thuần túy, cả hai đều nằm trong danh mục thiệt hại tài sản. Trong cả hai trường hợp, cuộc điều tra chính sẽ tập trung vào câu hỏi nguyên nhân51.
b. Ý
Rodolfo Sacco52 nhận thấy rằng trong việc quản lý các vấn đề về luật BTTH ngồi hợp đồng, có thể phát hiện ra hai mẫu logic khác nhau. Trước tiên, hoạt động bằng phép loại trừ, tất cả các thương tích đều phát sinh trách nhiệm trừ khi có một số biện pháp phịng vệ. Đây là mơ hình hiện đã được thành lập ở Pháp. Theo cách thứ hai, hoạt động bằng cách bổ sung, chỉ những tổn thương đối với quyền tuyệt đối (cộng với tất cả các trường hợp tương tự) mới dẫn đến trách nhiệm pháp lý. Đây là mơ hình của BGB. Chính vì lý do đó, ơng đánh giá quy định về tổn thất kinh tế thuần túy của Ý là “hỗn hợp53”, ít nhất là từ góc độ văn bản. Các nhà lập pháp
không yêu cầu rõ ràng việc vi phạm một quyền tuyệt đối đối với trách nhiệm pháp lý, nhưng đồng thời, thẩm phán được yêu cầu phải chứng minh rằng thương tích đó là điều “khơng được lý giải”. Theo ngun tắc, rõ ràng là khơng có sự phân biệt văn bản nào được thực hiện giữa tổn thất vật chất và tổn thất kinh tế thuần túy. Cả hai
50 Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.172.
51 Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.172.
52 Ông là giáo sư danh dự tại Đại học Turin, Khoa Luật và được cho là một trong những học giả pháp lý nổi
tiếng nhất của Ý và là một trong những luật sư so sánh nổi tiếng nhất châu Âu, xem thêm tại: [https:// en.wikipedia.org/wiki/Rodolfo_Sacco] (truy cập lần cuối ngày 06/8/2020).
53 Luật của Áo, Thụy Sĩ và Ý dường như nằm ở vị trí giữa các phương pháp tiếp cận của Đức và Pháp. Mặc
dù các bộ luật tương ứng ít nhiều tuân theo một điều khoản chung, nhưng án lệ hiện hành dường như đã được xây dựng dựa trên nền tảng bảo vệ các quyền pháp lý cụ thể như sức khỏe và tài sản. Tuy nhiên, ở một khía