Tổn thất lợi nhuận

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 58 - 61)

2.1. Các tổn thất mang bản chất tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật

2.1.1. Tổn thất lợi nhuận

Điều 589 BLDS năm 2015 quy định về “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm137 như sau: “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; 4. Thiệt hại khác do luật quy định”. Dựa theo quy định này thì lợi ích cũng được bồi thường

nhưng phải gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút138. Khoản 2 Điều 10:203 Bộ nguyên tắc châu Âu về BTTH ngoài hợp đồng quy định rằng

“bồi thường có thể được chấp nhận trong trường hợp mất mát liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài sản” và quy định này cũng được các quốc gia như Đức, Pháp,

Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ ủng hộ139. Do đó, nếu lợi nhuận bị mất do việc khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút thì thiệt hại đó có thể được bồi thường và người yêu cầu bồi thường có thể viện dẫn quy định vừa nêu. Trong thực tiễn tư pháp Việt Nam không hiếm trường hợp đối với các yêu cầu này140. Và theo quy định tại Điều 589 BLDS năm 2015 thì mất lợi nhuận thường gắn liền với một thiệt hại về tài sản trước đó. Cùng nghiên cứu ví dụ sau:

Trong khi điều khiển máy đào cơ khí của mình, một nhân viên của cơng ty cơng trình đường bộ A đã cắt cáp thuộc về tiện ích cơng cộng cung cấp điện cho nhà máy B. Mất điện đột xuất gây ra thiệt hại cho máy móc và mất hai ngày sản xuất của B. B đang yêu cầu bồi thường từ người điều khiển máy đào không chỉ về thiệt hại của máy móc mà cịn về thiệt hại do mất hai ngày sản xuất141.

136 Theo ECTIL thì đây là trường hợp “tổn thất kinh tế thuần túy” liên quan đến đồ vật hoặc con người, xem

thêm tại: [http://ectil.org/ectil/getdoc/b892b1e5-89fd-45fc-baf6-df2807007e59/Pure-economic-loss.aspx] (truy cập lần cuối ngày 12/11/2020).

137 Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là xác định những thiệt hại thực tế tính tốn được bằng một

khoản tiền cụ thể. Những thiệt hại thực tế đã xảy ra và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra. Những thiệt hại do suy đoán chủ quan, người gây thiệt hại không phải bồi thường, xem thêm: Phùng Trung Tập (2017), tlđd (120), tr.126.

138 Theo đó, BLDS năm 2015 khơng định nghĩa “tài sản bị mất” mà thông thường tài sản bị mất được hiểu là

khơng cịn trong phạm vi chiếm hữu, sử dụng của chủ sở hữu và việc này ngồi ý chí của chủ sở hữu.

139 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr.377.

140 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr. 377 – 378.

141 Trong trường hợp này, do có các cách tiếp cận khác nhau nên ở các quốc gia châu Âu, một số hệ thống

nhất định coi việc bị mất hai ngày sản xuất là một trường hợp tổn thất kinh tế thuần túy, mặc dù có mất mát tài sản đi kèm. Tuy nhiên, các hệ thống khác coi sản xuất bị mất là tổn thất kinh tế do hậu quả (do đó có thể phục hồi được), do nó phát sinh do thiệt hại về tài sản. Vẫn còn những người khác, cố gắng để nhấn mạnh sự khác biệt dựa trên bản chất bên trong của thiệt hại, từ chối một cách phân loại sự phục hồi trong bất kỳ sự kiện nào. Xem: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.189 – 190.

Trong ví dụ trên có thể thấy, B đã đưa ra yêu cầu bồi thường đối với hai loại thiệt hại: (i) thiệt hại đối với máy móc và; (ii) thiệt hại do mất hai ngày sản xuất. Xét dưới góc độ quy định của pháp luật Việt Nam về BTTH ngoài hợp đồng, cụ thể là Điều 589 BLDS năm 2015 thì:

Thứ nhất, thiệt hại đối với máy móc: đây rõ ràng là một thiệt hại tài sản, cụ thể

là do mất điện nên dẫn đến máy móc của B bị hư hỏng142, do đó B có thể yêu cầu bồi thường theo Điều 589 BLDS năm 2015 bất kể nguyên nhân gây ra thiệt hại trực tiếp hay sau khi truyền qua một chuỗi sự kiện.

Thứ hai, thiệt hại do mất hai ngày sản xuất: khoản 2 Điều 589 BLDS năm 2015 quy định “lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút” cũng được bồi thường. Do đó, hành vi cắt cáp của A dẫn đến máy móc của B bị hư hỏng và nhà máy phải dừng hoạt động là một chuỗi hành vi gây ra những thiệt hại trên. Trong thời gian hai ngày bị mất điện, B không thể tiếp tục việc sản xuất, do đó khơng thể tạo ra được sản phẩm và từ đó dẫn đến mất lợi nhuận, đây chính là vấn đề mất, giảm lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị xâm phạm mà khoản 2 Điều 589 BLDS năm 2015 hướng đến. Nên, về nguyên tắc, thiệt hại do mất hai ngày sản xuất cũng sẽ được bồi thường mà khơng có tranh cãi.

Từ phân tích trên có thể nhận thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành theo hướng tổn thất do mất hai ngày sản xuất là một tổn thất kinh tế do hậu quả (thay vì một tổn thất kinh tế thuần túy) vì nó phát sinh do tổn thất về tài sản chứ không phải một tổn thất độc lập và chủ động143. Do đó, cả hai kết quả trên đều tuân theo trực tiếp các

142 Việc phân biệt “hư hỏng”, “hủy hoại” và “mất” tài sản đôi khi cần thiết về mặt nhận thức vì kết quả bồi

thường đối với các trường hợp đôi khi sẽ không giống nhau, xem thêm: Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr.371.

143 Theo luật của Anh, bản chất bên trong của tổn thất có ảnh hưởng quyết định đến các chính sách thúc đẩy

nghĩa vụ cẩn trọng và phân tích ngun nhân. Do đó, một tịa án ở Anh sẽ phán quyết rằng B có thể nhận được bồi thường thiệt hại cho máy móc của mình và nó có thể thu hồi lợi nhuận bị mất trên các vật liệu hoặc hàng hóa đang trong quá trình sản xuất và bị hư hỏng do ngừng sản xuất. Nhưng ngoài khả năng này, sẽ khơng có khoản bồi thường nào khác cho việc mất sản xuất bởi các máy bị hư hỏng. Mặc dù sản phẩm bị mất này có liên quan đến thiệt hại tài sản, tòa án Anh đặc biệt nghiêm túc đối với bản chất của mối liên hệ đó. Trong phân tích của họ, tổn thất của sản xuất khơng phải là một kết quả thực sự và do đó nó nên được coi trong những trường hợp này như là tổn thất kinh tế thuần túy. Nó đã phát sinh một cách độc lập về thiệt hại đối với máy móc của B, và do đó, khơng có nghĩa vụ phải cẩn thận để tránh gây ra nó, xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.179 – 180. Cũng tại quốc gia này, trong án lệ

Spartan Steel & Alloys Ltd v Martin & Co (Contractors) Ltd: Spartan có một nhà máy thép sử dụng điện trực

tiếp từ nhà máy điện, Martin & Co trong khi điều khiển máy xúc vơ tình làm đứt cáp dẫn đến hậu quả là nhà máy bị mất điện trong 15 giờ và gây ra thiệt hại vật chất cho lò nung và kim loại của nhà máy, thiệt hại về kim loại bị hư hỏng và thiệt hại về kim loại không nấu chảy trong thời gian mất điện. Spartan yêu cầu bồi Martin & Co bồi thường đối với tất cả các thiệt hại trên. Tịa phúc thẩm cho rằng: Spartan Steel chỉ có thể

quy định của BLDS năm 2015 vì chúng đã được giải thích bởi các tòa án và các học giả pháp lý. Chúng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Điều 589 BLDS năm 2015144

.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, tổn thất do mất hai ngày sản xuất trong trường hợp này nên được xem là một tổn thất độc lập và chủ động, không nên xem là tổn thất phát sinh từ thiệt hại về tài sản. Bởi lẽ, lợi nhuận do mất sản xuất không phải là một kết quả thực sự và do đó trong những trường hợp này nó nên được xem như là tổn thất kinh tế thuần túy. Nó đã phát sinh một cách độc lập về thiệt hại đối với máy móc, và do đó, khơng có nghĩa vụ phải cẩn thận để tránh gây ra nó.

Nghiên cứu sâu hơn vấn đề này, giả sử, cũng trong ví dụ trên, nhà máy B không gặp phải thiệt hại nào đối với máy móc của mình, nhưng nhà máy B khơng thể hoạt động do mất điện và do đó mất hai ngày sản xuất. Sự thay đổi về chủ đề này thể hiện một trường hợp kinh điển về tổn thất kinh tế độc lập do hành vi bất cẩn. Người điều khiển có hành vi cắt cáp nhưng khơng gây hại cho máy móc của B,

phục hồi thiệt hại cho lò nung của họ, kim loại mà họ phải loại bỏ và lợi nhuận bị mất trên kim loại bị loại bỏ. Họ không thể thu hồi lợi nhuận bị mất do nhà máy không hoạt động trong 15 giờ. Lý do chính của họ cho điều này là, trong khi kim loại là thiệt hại vật chất và lợi nhuận bị mất là “hậu quả trực tiếp” của thiệt hại, lợi nhuận bị mất do mất điện cấu thành “tổn thất kinh tế thuần túy”. Tham khảo thêm tại: [https://en. wikipedia.org/wiki/Spartan_Steel_%26_Alloys_Ltd_v_Martin_%26_Co_(Contractors)_Ltd#:~:text=economi c%20loss%2C%20negligence-,Spartan%20Steel%20%26%20Alloys%20Ltd%20v%20Martin%20%26%20 Co%20(Contractors),pure%20economic%20loss%20in%20negligence] (truy cập lần cuối ngày 03/10/2020).

144 Trong cùng ví dụ này, tại các quốc gia châu Âu chỉ ra rằng có một sự phân chia rộng rãi ở hai cấp độ. Đầu

tiên, và ở cấp độ sâu nhất, một số quốc gia có và khơng có các quy định đặc biệt ngăn ngừa hoặc hạn chế việc khắc phục tổn thất kinh tế thuần túy. Thứ hai, trong hàng ngũ các quốc gia có các quy định đặc biệt hạn chế việc phục hồi, có một sự phân chia quan trọng về phạm vi của những gì cấu thành “tổn thất kinh tế thuần túy”. Do có các cách tiếp cận khác nhau, một số hệ thống nhất định coi việc mất hai ngày sản xuất là một trường hợp tổn thất kinh tế thuần túy, mặc dù có tổn thất tài sản đi kèm. Tuy nhiên, các hệ thống khác coi mất hai ngày sản xuất là tổn thất kinh tế do hậu quả (do đó có thể được phục hồi), vì nó phát sinh do tổn thất về tài sản. Vẫn cịn những người khác, cố tình khơng nhấn mạnh sự khác biệt dựa trên bản chất bên trong của thiệt hại, từ chối phục hồi trong bất kỳ trường hợp nào. Ở Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan, cả tổn thất kinh tế “thuần túy” và tổn thất kinh tế do “hậu quả” sẽ được bồi thường. Các hệ thống này không nhận ra sự khác biệt giữa các loại thiệt hại mà B phải chịu. Thiệt hại cho máy móc của B và mất hai ngày sản xuất của B đơn giản nằm trong khái niệm của thiệt hại tài sản. Vì bản chất của thiệt hại khơng đóng vai trị gì trong việc phân tích, nên khơng có dịp để hỏi liệu có mối quan hệ nhân quả giữa hai dạng tổn thất này hay khơng. Khơng có gì ngạc nhiên khi khái niệm “tổn thất kinh tế do hậu quả” không nảy sinh và không được thảo luận trong bất kỳ báo cáo nào từ các quốc gia này. Lý do ở Scotland có thể dẫn đến một phạm vi khác cho nghĩa vụ cẩn trọng. Do kết quả của việc coi trọng nghĩa vụ cẩn trọng hơn là phân loại thiệt hại, tịa án có thể khơng bồi thường cho những sự thật này, ngay cả đối với thiệt hại cho máy móc. Ở Đức và Bồ Đào Nha, một khi nguyên đơn xác định rằng họ đã bị tổn thất tài sản (máy móc bị hư hỏng), thì họ cũng có thể phục hồi cho tổn thất kinh tế do hậu quả. Tổn thất như vậy không được coi là “thuần túy” về kinh tế, như ở Anh, và các tịa án dường như khơng thăm dị sâu vào mối quan hệ nhân quả giữa hai hình thức tổn thất. Các sắc thái có thể tranh cãi của tổn thất do hậu quả có vẻ dễ dàng bù đắp. Rõ ràng là tổn thất kinh tế thuần túy và tổn thất kinh tế do hậu quả thực sự là những cấu trúc nhân quả khơng được hình thành hoặc áp dụng thống nhất ở Áo, Anh, Phần Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Scotland và Thụy Điển, xem thêm tại: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr. 189 – 191.

nó chỉ làm nhà máy của B ngừng hoạt động và làm gián đoạn sản xuất của B145. Yêu cầu bồi thường của B về cơ bản liên quan đến lợi nhuận bị mất của B và khơng có gì khác. Trong trường hợp này, tương tự như ví dụ liền trước đó, pháp luật Việt Nam xem việc mất lợi nhuận này là kết quả của một thiệt hại về tài sản nên “lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút” đối với hai ngày mất sản xuất cũng sẽ được yêu cầu theo khoản 2 Điều 589 BLDS năm 2015146. Về mặt lý thuyết, khơng có sự phân biệt trong pháp luật của Việt Nam, như đã nêu trong ví dụ trên, giữa tổn thất tài sản và tổn thất kinh tế thuần túy. Cả hai đều nằm trong danh mục thiệt hại tài sản. Trong cả hai trường hợp, vấn đề chính sẽ tập trung vào câu hỏi nguyên nhân. Tuy nhiên, như đã trình bày, tác giả cho rằng, lợi nhuận trong việc mất hai ngày sản xuất nên xem xét là một tổn thất kinh tế thuần tuý bởi lẽ ngoài vấn đề kinh tế thì ngun đơn khơng bị tổn thất nào khác.

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)