Mất cơ hội đạt được lợi ích

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 61 - 66)

2.1. Các tổn thất mang bản chất tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật

2.1.2. Mất cơ hội đạt được lợi ích

Trong quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về BTTH ngoài hợp đồng cũng như thực tiễn tư pháp ít khi chúng ta bắt gặp trường hợp mất cơ hội đạt được lợi ích, chính vì thế khi trường hợp này xuất hiện sẽ dẫn đến nhiều tranh cãi liên quan. Cùng nghiên cứu ví dụ sau:

A là trụ cột trong đội bóng rổ B. Vài ngày trước khi kết thúc giải vô địch, A bị một chiếc ô tô đâm và khơng thể chơi bóng rổ trong ba tháng. Trong trường hợp khơng có cầu thủ tốt nhất của mình, đội B (cho đến lúc đó đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu) giảm xuống vị trí thứ tư. Điều này dẫn đến thiệt hại đáng kể cho các chủ sở hữu đội. B có thể yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường không?

Tại các quốc gia châu Âu, điển hình là Pháp sẽ chấp nhận yêu cầu của B và cho rằng tổn thất mà B phải gánh chịu trong trường hợp này là một tổn thất kinh tế

145 Ở Pháp, về mặt lý thuyết, khơng có sự phân biệt trong luật pháp của Pháp, giữa tổn thất tài sản và tổn thất

kinh tế thuần túy. Cả hai đều nằm trong danh mục thiệt hại tài sản. Trong cả hai trường hợp, cuộc điều tra chính sẽ tập trung vào câu hỏi nguyên nhân, xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.192.

146 Ở Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan, chủ nhà máy bị mất sản xuất hoặc lợi nhuận bị mất sẽ

được bồi thường theo điều khoản chung, mặc dù khơng có tổn thất vật chất. Trong nhóm này, khơng có quy tắc đặc biệt nào được phát triển để chi phối vấn đề bồi thường đặc biệt này; thay vào đó, các u cầu thơng thường về hành vi, lỗi, thiệt hại và quan hệ nhân quả hoàn thành phương trình trách nhiệm pháp lý, xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr. 205 – 207.

147 Theo ECTIL thì đây là trường hợp “tổn thất kinh tế thuần túy” liên quan đến đồ vật hoặc con người, xem

thêm tại: [http://ectil.org/ectil/getdoc/b892b1e5-89fd-45fc-baf6-df2807007e59/Pure-economic-loss.aspx] (truy cập lần cuối ngày 12/11/2020).

thuần túy, và do đó có thể được bồi thường theo Điều 1382 – 1383 BLDS148. Trong vụ Football Club de Metz kiện Wiroth, Tòa án cấp phúc thẩm (Cour d’Appel) tuyên bố rằng bất kỳ người nào, kể cả pháp nhân, bị tổn thất về tiền bạc, đều có quyền BTTH từ người gây ra thiệt hại theo Điều 1382 BLDS. Trong trường hợp này, một cầu thủ chuyên nghiệp nổi tiếng đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi. Tòa án cho rằng câu lạc bộ có quyền thu hồi tổn thất kinh tế thuần túy vì tổn thất này là kết quả trực tiếp của sự sơ suất của người gây ra thiệt hại. Điều thú vị là, Tòa án cấp sơ thẩm đã bác bỏ sự phục hồi với lý do không chắc chắn về thiệt hại của câu lạc bộ: cầu thủ này chỉ bị ràng buộc bởi một hợp đồng theo ý muốn và do đó anh ta có thể không tiếp tục chơi cho câu lạc bộ bóng đá ngay cả khi anh ta không bị thương trong bất kỳ tai nạn nào. Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm coi trận thua của câu lạc bộ là mất cơ hội (perte d’une basic) để duy trì sự phục vụ của cầu thủ. Tịa lý luận rằng nếu tai nạn không xảy ra, cầu thủ này (đang có sức khỏe tốt) có thể đã ký hợp đồng năm khác (do đó giúp câu lạc bộ có lãi), hoặc anh ta có thể yêu cầu chuyển đến một câu lạc bộ khác, trong đó trường hợp câu lạc bộ mua lại sẽ phải trả một khoản tiền (bồi thường chuyển nhượng) cho câu lạc bộ chuyển nhượng. Dù thế nào thì

Football Club de Metz cũng mất cơ hội đạt được lợi ích từ cầu thủ. Do đó, Tịa án

cấp phúc thẩm đã trả lại hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm để ước tính giá trị lợi ích bị mất. Bên cạnh đó, Tịa án cấp phúc thẩm cũng dứt khoát từ chối bồi thường đối với doanh thu phòng vé giảm sút của câu lạc bộ, vì những khoản lỗ này dường như khơng được chứng minh rõ ràng149. Vì vậy, trong ví dụ vừa nêu, u cầu bồi thường tổn thất kinh tế của đội bóng có thể được lý giải về mặt trách nhiệm pháp lý (delictual liability) theo Điều 1382. Câu hỏi chính được dự đốn có thể khơng liên quan đến việc chứng minh lỗi của người lái xe taxi hoặc về mối liên hệ nhân quả trực tiếp đến thành công thể thao của đội, mà là câu hỏi về việc chứng minh rằng thiệt hại kinh tế bị cáo buộc chắc chắn đã xảy ra. Tuy nhiên, ngay cả khi thiệt hại của B có vẻ mang tính giả thuyết (và ngay cả khi cầu thủ xuất sắc nhất của họ khơng bị thương, ai biết rằng liệu họ có cịn ở vị trí đầu tiên khơng?), một tịa án Pháp có thể sử dụng khái niệm “mất cơ hội đạt được lợi ích” để bồi thường ít nhất một khoản tiền, nhưng có lẽ sẽ khơng trao một số tiền được thiết kế để bù đắp hoàn tồn cho B vì sự tụt hạng của họ trong bảng xếp hạng giải đấu.

148 Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.241 – 243.

Tại Việt Nam, nếu có trường hợp tương tự xảy ra thì có lẽ, yêu cầu bồi thường của câu lạc bộ đối với tổn thất kinh tế thuần túy của họ là không được chấp nhận. Bởi lẽ, họ khơng có quyền tuyệt đối nào bị xâm phạm theo Điều 584 BLDS năm 2015. Mặt khác, họ cũng sẽ khó chứng minh được các căn cứ để có thể đưa ra một u cầu BTTH ngồi hợp đồng.

Thứ nhất, sẽ rất khó cho B khơng chỉ trong việc tính tốn thiệt hại phát sinh từ việc tụt xuống vị trí thứ tư, mà cịn việc chứng minh rằng họ đã trở thành nhà vơ địch. Để có thể phục hồi, thiệt hại phải “xác định”150. Trong trường hợp hiện tại, B sẽ không thể chứng minh rằng họ là nhà vô địch. Họ chỉ có thể khẳng định rằng họ đã đánh mất cơ hội vô địch thực sự.

Thứ hai, để buộc người lái xe phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất do bị tụt xuống vị trí thứ tư, B sẽ phải chứng minh rằng thiệt hại này có mối liên hệ nhân quả với lỗi của người lái xe. Vì B sẽ khơng thể chứng minh rằng nếu A không bị người lái xe đâm trúng, họ sẽ vơ địch, nên các tịa án của Việt Nam chắc chắn sẽ bác bỏ yêu cầu này.

Khơng ít học giả cho rằng mất cơ hội đạt được lợi ích khơng nên được bồi thường bởi hai lý do cơ bản: một là, thiệt hại này chưa chắc chắn xảy ra và; hai là, rất khó xác định được thiệt hại này151. Tuy nhiên, tổn thất về tinh thần là minh chứng cho việc dù khó xác định được thiệt hại thì vẫn có thể bồi thường trên thực tế.

Từ các phân tích trên có thể thấy, mất cơ hội đạt được lợi ích cũng là một dạng của tổn thất kinh tế thuần tuý.

2.1.3. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất, giảm sút của người chăm sóc

Khi một người bị xâm phạm về về sức khỏe thì ngồi thiệt hại mà họ gánh chịu thì người chăm sóc cho người có sức khỏe bị xâm phạm cũng gánh chịu những thiệt hại nhất định. “Nói cách khác, trường hợp sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại không phải là số phần trăm sức khỏe bị mất mà chính là số tiền do nạn nhân và gia đình của họ phải bỏ ra để phục hồi sức khỏe đã mất cùng với thu nhập bị mất hoặc

150 Khơng thể xác định thiệt hại thì khơng thể coi thiệt hại là yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngồi hợp đồng. Tính xác định của thiệt hại được thể hiện ở những điểm sau: (1) Thiệt hại đã phát sinh trên thực tế. Những thiệt hại chưa phát sinh khơng có tính xác định. (2) Thiệt hại tồn tại một cách chân thực, thiệt hại không thể được các đương sự định lượng dựa trên cảm giác, ý nghĩ chủ quan. (3) Thiệt hại là những thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại trên thực tế. Thiệt hại thực tế có thể nhận định dựa trên quan niệm thơng thường của xã hội hoặc dựa trên sự cơng bằng. Nguyễn Chí Việt (2016), tlđd (121), tr.15.

giảm sút so với trước khi bị tai nạn. Nếu người bị thiệt hại cần có người chăm sóc thì thiệt hại cịn bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc của nạn nhân”152.

Điểm c khoản 1 Điều 590 BLDS năm 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: “Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người

chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xun chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại”.

a. Chi phí hợp lý

BLDS năm 2015 khơng quy định chi phí hợp lý bao gồm những chi phí nào, riêng về phần mình, Nghị quyết 03 quy định “chi phí hợp lý là chi phí thực tế cần

thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí” “chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do

cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế153”. Tuy nhiên, không phải trường hợp

nào người chăm sóc cũng được bồi thường, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 589 BLDS năm 2015 cho thấy việc ghi nhận bồi thường có điều kiện, tức là chỉ chấp nhận bồi thường đối với thiệt hại thực tế tồn tại, chỉ chấp nhận những chi phí của người chăm sóc khi việc chăm sóc này thực sự cần thiết. BLDS năm 2015 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan khơng giới hạn số lượng người chăm sóc mà phụ thuộc vào hồn cảnh cụ thể và nhu cầu của việc chăm sóc người bị xâm hại.

Hồng Thế Liên nhận định: “trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm, thiệt hại không phải là số phần trăm sức khoẻ bị mất mà chính là số tiền do nạn nhân và gia đình của họ phải bỏ ra để phục hồi sức khoẻ đã mất cùng với thu nhập bị mất hoặc giảm sút so với trước khi bị tai nạn. Nếu người bị thiệt hại cần có người chăm sóc

thì thiệt hại cịn bao gồm cả chi phí cho việc chăm sóc nạn nhân154”. Điều này có

nghĩa là, pháp luật chỉ chấp nhận bồi thường đối với thiệt hại thực tế tồn tại.

152 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr.441.

153 Trong thực tế, Tồ án cịn chấp nhận cho bồi thường tiền mà người chăm sóc bị đối tác phạt do phải chăm

sóc người có sức khoẻ bị xâm phạm, xem thêm: Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr.443.

154 Hồng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, tập II,

b. Thu nhập bị mất, giảm sút155

Nghị quyết 03 cụ thể hóa khá chi tiết cách xác định thiệt hại trong trường hợp này. Cụ thể, “nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ

tiền lương trong biên chế, tiền cơng từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất”. Trường hợp

thu nhập hàng tháng khơng giống nhau thì “lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng

liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất”. Cịn trường hợp họ có việc làm và thu nhập khơng ổn định thì được

hưởng “tiền cơng chăm sóc bằng tiền cơng trung bình trả cho người chăm sóc người

tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú”. Nhưng nếu “trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ khơng bị mất thu nhập thực tế và do đó khơng được bồi thường”.

Đối với “chi phí hợp lý” và “thu nhập bị mất, giảm sút” vừa nêu, nhằm làm rõ bản chất của thiệt hại, thiết nghĩ cần trao đổi thêm một số vấn đề sau:

Một là, ai là người thực tế bị tổn thất hai loại chi phí này? Là người có sức khỏe bị xâm phạm hay người chăm sóc của người có sức khỏe bị xâm phạm? Điểm c Khoản 1 Điều 590 BLDS năm 2015 quy định: “Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực

tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại” do đó nên hiểu người thực tế bị thiệt

hại trong trường hợp này là người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm. Nếu xác định người bị thiệt hại thực tế là người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm thì rõ ràng đây là một “tổn thất kinh tế thuần túy” bởi lẽ tổn thất này không phát sinh từ sức khỏe hay tài sản của chính họ, dựa trên các phân tích tại chương 1.

Hai là, chi phí này sẽ được bồi thường cho ai? Thực tiễn tư pháp hiện nay cho thấy “tòa án chưa thống nhất về hướng bồi thường tiền chi phí và mất, giảm thu

nhập cho ai156”. Có tịa sẽ đồng ý bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm

155 Theo Đỗ Văn Đại thì BLDS năm 2015 chỉ đề cập tới “mất” thu nhập mà khơng nói đến “giảm” thu nhập

nhưng về cơ bản “mất” và “giảm” khơng thể phân biệt được vì “giảm” là “mất” một phần. Thực tế, phần thu nhập bị “giảm” chính là phần thu nhập bị “mất” và việc BLDS sử dụng cụm từ “phần thu nhập thực tế bị mất” cũng phần nào cho thấy nhận định vừa nêu là chính xác, xem thêm: Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr.444.

nhưng cũng có tịa đồng ý bồi thường cho người thực tế bị tổn thất. Tuy nhiên, theo Đỗ Văn Đại thì “có nhiều cơ sở để cho rằng nên theo hướng bồi thường cho người

chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm157”. Theo đó, có hai lý do được đưa ra: (i)

BLDS sử dụng cụm từ “chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người

chăm sóc người bị thiệt hại” nên đây là thiệt hại của người chăm sóc và cần bồi

thường cho họ; (ii) văn bản không nêu cụ thể thì ai có thiệt hại thì người đó được bồi thường158. Tác giả cũng đồng tình với quan điểm này và với tư duy khi xác định thiệt hại thực tế là của người chăm sóc như đã nêu thì thiệt hại nên được bồi thường cho chính người chăm sóc mới đảm bảo tính hợp lý.

Thêm một vấn đề cũng cần trao đổi, bên cạnh người chăm sóc thì người thân của người có sức khỏe bị xâm phạm cũng có thể có những tổn thất kinh tế thuần túy. Do đó, trường hợp người thân của người có sức khỏe bị xâm phạm đồng thời là người chăm sóc thì hướng giải quyết như đã phân tích. Trường hợp người thân khơng đồng thời là người chăm sóc của người có sức khỏe bị xâm phạm mà có phát sinh chi phí hợp lý như chi phí đi lại, chi phí lưu trú,… để đến thăm người bị thiệt hại về sức khỏe (sự thăm hỏi này là cần thiết) thì cũng cần được bồi thường như người chăm sóc, mặc dù các văn bản hiện nay vẫn chưa dự liệu được điều này nhưng thiết nghĩ phù hợp với nguyên tắc “thiệt hại thực tế phải được bồi thường tồn bộ159”.

Từ các phân tích trên cho thấy, pháp luật Việt Nam hiện nay khá tương đồng

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 61 - 66)