Chi phí cấp dưỡng

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 67)

2.1. Các tổn thất mang bản chất tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật

2.1.4. Chi phí cấp dưỡng

Đối với chi phí cấp dưỡng, dựa theo BLDS năm 2015 có thể xác định chi phí cấp dưỡng phát sinh trong các trường hợp sau: thứ nhất, khi người bị xâm phạm sức

157 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr.451.

158 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr.451.

159 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), tlđd (128), tr.452.

160 Ở Áo, Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan, hành động yêu cầu bồi thường riêng biệt

của người chăm sóc sẽ được cơng nhận là bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Tổn thất có thể được mơ tả khác nhau ở Pháp và Bỉ là thiệt hại theo mệnh giá hoặc, trong trường hợp của Áo, là “xử lý tổn thất đã chuyển giao”. Trong khi ở Đức, người chăm sóc khơng thể chứng minh rằng bất kỳ quyền tuyệt đối nào của họ đã bị xâm phạm, xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.342.

khỏe (Điều 590 BLDS năm 2015) mất, mất hoàn toàn khả năng lao động mà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác; thứ hai, khi tính mạng bị xâm phạm (Điều 591 BLDS năm 2015).

Việc mất khả năng cấp dưỡng sẽ không được gọi là “tổn thất kinh tế do hậu quả” mặc dù rõ ràng nó đã phát sinh do một “hậu quả” của tổn thương vật lý của một người161. Nhưng rõ ràng, người bị tổn thất chi phí này (người được cấp dưỡng) lại khơng bị ảnh hưởng gì về sức khỏe, tính mạng nên có thể thấy loại chi phí này mang bản chất là một tổn thất kinh tế thuần túy.

Mặc dù thiết kế của BLDS năm 2015 quy định chi phí cấp dưỡng là một phần của Điều 590 – thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và Điều 591 – thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, nhưng đây lại hoàn toàn là một tổn thất kinh tế thuần túy đối với người được cấp dưỡng, do đó, các điều này tuy không đề cập gì đến tổn thất kinh tế thuần túy nhưng rõ ràng, tổn thất này được bồi thường. Việc quy định hiện tại không mang ý định loại trừ tổn thất kinh tế thuần túy.

Theo quy định hiện hành, người được bồi thường tiền cấp dưỡng là “người mà

người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng”, nhưng những người này là những người

nào thì BLDS năm 2015 khơng cho biết cụ thể. Nghị quyết số 03 đưa ra một danh sách những người có thể được bồi thường tại điểm b mục 2.3 nhưng cũng không làm rõ đây là danh sách đóng hay mở. Đỗ Văn Đại cho rằng: “ai bị mất đi một chu

cấp mà người chết đem lại cho họ nếu cịn sống thì nên được pháp luật cho phép bồi thường khoản tiền tương ứng do người chu cấp đã chết; vì vậy chúng ta nên hiểu danh sách hiện nay trong Nghị quyết số 03/2006 là danh sách mở và hồn tồn có thể có thêm những người khác nếu họ chứng minh được rằng họ được cấp dưỡng

nếu khơng xảy ra trường hợp người có tính mạng bị xâm phạm chết162”.

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)