Sự cần thiết phải xác định tổn thất kinh tế thuần túy trong chế định bồ

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 49 - 54)

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam

Trong BLDS năm 2005, trong nguyên tắc BTTH có ghi nhận “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Tuy nhiên, trong BLDS năm 2015 lại quy

định: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”. Sự thay đổi này cho thấy chỉ những thiệt hại thực tế mới được bồi thường117. Những thiệt hại do suy đốn hoặc khơng có căn cứ xác định thì khơng được bồi thường118, nhưng tuyệt nhiên không tồn tại một khái niệm “thiệt hại thực tế” cụ thể và BLDS hiện nay

114 Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.421.

115 Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.422.

116 Marta Silva Santos (2017), tlđd (11), tr.147.

117 Mục đích của quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bảo vệ những lợi ích hợp pháp

khi chúng bị xâm hại. Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại thực tế. Nếu khơng có thiệt hại thực tế thì khơng bàn đến vấn đề trách nhiệm bồi thường.

118 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng

khơng có hướng dẫn cụ thể thế nào là thiệt hại thực tế và cơ sở để xác định thiệt hại thực tế dựa trên nguồn nào, tuy nhiên tùy từng vụ án thì Tịa án thường có những đánh giá chứng cứ khác nhau119

.

Có quan điểm cho rằng thiệt hại thực tế là những thiệt hại xảy ra và tồn tại khách quan, khơng thể lấy ý chí chủ quan để suy luận. Thiệt hại phải xác định được trên thực tế. Tuy nhiên, khi xác định một thiệt hại thì cần thiết phải kết hợp nhiều yếu tố để tránh sai sót, thiếu khách quan. Thiệt hại về tài sản liên quan đến thời giá, liên quan đến không gian, thời gian của thiệt hại120. Như vậy, có thể hiểu thiệt hại thực tế là những hậu quả bất lợi về tài sản và nhân thân do hành vi xâm phạm quyền gây ra đối với chủ thể bị xâm phạm quyền121.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, quy định về thiệt hại thực tế vẫn là một quy định mang tính khái quát cao và còn nhiều điểm chưa hợp lý. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, qua nghiên cứu pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng theo pháp luật

Việt Nam tác giả thấy rằng tồn tại và hạn chế lớn nhất của chế định BTTH ngoài hợp đồng là sự thiếu hụt nhiều quy định122, trong đó bao gồm vấn đề xác định thiệt hại. Các quy định hiện nay còn chung chung dẫn đến khó khăn trong áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, giải thích tư pháp về BTTH ngồi hợp đồng còn rất hạn chế. Trong từng lĩnh vực đặc thù khi xảy ra thiệt hại ngồi hợp đồng mà pháp luật khơng có quy định rõ ràng thì khơng cịn cách nào khác là căn cứ vào các quy định chung để giải quyết. Mà quy định chung không thể đưa ra giải pháp cho mọi trường hợp. Từ đó dẫn đến việc, xác định thiệt hại sẽ trở nên khó khăn nhiều hơn khi mà thực tiễn tư pháp ln “đi trước đón đầu” so với các quy định thành văn.

Thứ hai, theo tiến trình lịch sử phát triển của chế định BTTH ngoài hợp

đồng, các khoản BTTH ngày càng được mở rộng. Thiệt hại giờ đây khơng chỉ cịn là thiệt hại trực tiếp mà còn bao gồm thiệt hại gián tiếp, tổn thất kinh tế thuần túy

119 Ngô Thu Trang, “Vướng mắc trong áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí

Tịa án nhân dân điện tử, [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/vuong-mac-trong-ap-dung-phap-luat-ve-

boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong] (truy cập ngày 28/4/2020).

120 Phùng Trung Tập (2017), Luật dân sự Việt Nam bình giảng và áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng: Sách chuyên khảo, Nxb. Cơng an nhân dân, tr.39.

121 Nguyễn Chí Việt (2016), So sánh chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

và pháp luật Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, tr.13.

và thiệt hại tinh thần123. Theo đó, nhóm các quy định về xác định thiệt hại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chế định BTTH ngoài hợp đồng. Các quy định về xác định thiệt hại của Việt Nam hiện nay khơng bóc tách được từng loại chi phí bồi thường cũng như chưa đưa ra được cơng thức tính mức bồi thường hợp lý. Chi phí bồi thường thiệt hại chưa đảm bảo ngun tắc bồi thường tồn bộ, do đó chưa đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các đương sự. Ngồi ra, nó cịn gây trở ngại cho hoạt động giải quyết tranh chấp BTTH ngồi hợp đồng của Tịa án và các cơ quan có thẩm quyền khác.

Thứ ba, quy định hiện tại khơng đảm bảo được tính cơng bằng cũng như

không đáp ứng trọn vẹn ngun tắc bồi thường tồn bộ, hay nói cách khác, trong một số trường hợp, quy định thiệt hại thực tế áp đặt trách nhiệm quá mức đối với người có hành vi vi phạm vì khơng có sự phân định tổn thất kinh tế thuần túy do đó nhiều loại thiệt hại hiện nay nhân danh tổn thất kinh tế thuần túy để yêu cầu bồi thường.

Vì vậy, việc nghiên cứu quy định về tổn thất kinh tế thuần túy có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện vấn đề xác định thiệt hại trong chế định BTTH ngoài hợp đồng tại Việt Nam cũng như loại trừ các tổn thất nhân danh tổn thất kinh tế thuần túy, góp phần thúc đầy nguyên tắc bồi thường toàn bộ và tính cơng bằng trong pháp luật dân sự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Chương 1 đưa ra các kết luận như sau:

1. “Tổn thất kinh tế thuần túy” là một tổn thất kinh tế phát sinh không liên quan đến thương tích cá nhân hoặc thiệt hại tài sản của người chịu tổn thất kinh tế. Và, dù rằng các quốc gia châu Âu khơng có sự đồng thuận tuyệt đối cũng như hạn chế đưa ra khái niệm tổn thất kinh tế thuần túy nhưng hồn tồn khơng phủ nhận vai trò cần thiết của tổn thất kinh tế thuần túy trong việc xác định thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm loại bỏ các loại tổn thất nhân danh tổn thất kinh tế thuần túy. Các tranh luận tại châu Âu xoay quanh ba vấn đề chính: Một là, tổn thất kinh tế thuần túy có được phép bồi thường theo pháp luật các các quốc gia châu Âu không; Hai là, mức độ cho phép phạm vi bồi thường của tổn thất kinh tế thuần túy; Ba là, có một cốt lõi chung nào tại các quốc gia châu Âu về vấn đề này hay khơng?

2. Có bốn đặc điểm của tổn thất kinh tế thuần túy: Thứ nhất, tổn thất kinh tế

thuần túy chỉ đơn thuần là sự thiệt hại về tài chính; Thứ hai, tổn thất kinh tế thuần túy khơng liên quan đến thương tích cá nhân hoặc thiệt hại tài sản của người chịu tổn thất kinh tế; Thứ ba, về mặt nguyên tắc, tổn thất kinh tế không được bồi thường, trừ những trường hợp điển hình; Thứ tư, tổn thất kinh tế thuần túy là tổn thất theo

nghĩa lợi ích tiền tệ, và khơng liên quan đến tổn thương tâm lý.

3. Một ma trận lý thuyết chung về tổn thất kinh tế thuần túy không tồn tại ở châu Âu. Các cách tiếp cận vấn đề liên quan đến tổn thất kinh tế thuần túy tại các quốc gia châu Âu rất đa dạng. Có thể nói vấn đề này nằm trong xu hướng chủ đạo của điều khoản chung trong các chế độ tự do và, trong một số chế độ khác, vấn đề được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi về “trách nhiệm pháp lý với số lượng không xác định trong một thời gian không xác định đối với một loại hình khơng xác định”. Nhưng hiện nay, các quốc gia châu Âu đều thúc đẩy nghiên cứu về tổn thất kinh tế thuần túy và ngày càng hoàn thiện vấn đề này.

4. Quy định về “thiệt hại thực tế” trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam mang tính khái quát cao, khó nhận diện và chưa bóc tách được bản chất của các loại thiệt hại trong khi tiến trình lịch sử

phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày càng phát triển. Thực tiễn tư pháp ln “đi trước đón đầu” so với các quy định thành văn, chính từ đó việc nghiên cứu và ghi nhận tổn thất kinh tế thuần túy là điều cần thiết, góp phần hồn thiện quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.

CHƯƠNG 2

VẤN ĐỀ TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN TÚY TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI

HỢP ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Pháp luật Việt Nam không quy định minh thị về chế định tổn thất kinh tế thuần túy. Trong giới học thuật, vấn đề này cũng không được tranh luận nhiều. Tuy nhiên, điều này khơng đồng nghĩa với việc khơng có vấn đề gì liên quan đến tổn thất kinh tế thuần túy trong quy định pháp luật hoặc thực tiễn tư pháp. Theo đó, một số tổn thất khơng xuất hiện dưới danh nghĩa tổn thất kinh tế thuần túy nhưng có bản chất của tổn thất kinh tế thuần túy mà mục 2.1 của chương này sẽ làm rõ.

Trong phạm vi chương này, tác giả tập trung làm rõ hai vấn đề cơ bản nhất về tổn thất kinh tế thuần túy để “phác họa” được toàn cảnh vấn đề này cũng như kiến nghị một số giải pháp cần thiết cho Việt Nam trong tương lai, đó là: thứ nhất, các tổn thất mang bản chất tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật dân sự Việt Nam về BTTH ngoài hợp đồng; thứ hai, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về BTTH ngoài hợp đồng.

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 49 - 54)