Tổn thất kinh tế thuần túy trong trường hợp ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 68 - 70)

2.1. Các tổn thất mang bản chất tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật

2.1.6. Tổn thất kinh tế thuần túy trong trường hợp ô nhiễm môi trường

Có thể thấy rằng “thiệt hại gây ra cho môi trường không là thiệt hại như những thiệt hại khác. Nó vừa liên quan đến lợi ích cơng và lợi ích tư. Nó liên quan

tới mỗi người chúng ta163”. Điều 163 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định

thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi trường gồm: (1) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường; (2) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra. Khoản 1 và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường lần lượt quy định như sau: “Nghị định này quy định về

trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại đối với môi trường”

và “việc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của

con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của môi

trường bị ô nhiễm, suy thoái được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự”.

Điều 602 BLDS năm 2015 quy định: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó khơng có lỗi”. Theo quy định này, chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt

hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật, ngay cả khi khơng có lỗi. Thiết nghĩ, đây là một quy định hồn tồn phù hợp với lẽ cơng bằng, bởi lẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể có xả thải ra ngồi mơi trường đã đem lại cho họ những lợi ích nhất định164. Khi xảy ra vấn đề ơ nhiễm mơi trường thơng thường sẽ có hai loại thiệt hại, đó là: (i) thiệt hại đối với môi trường và; (2) thiệt hại đối với lợi ích của các chủ thể. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu loại thiệt hại đối với lợi ích của các chủ thể.

Có quan điểm cho rằng, gây ơ nhiễm mơi trường là một dạng xâm phạm tới tài sản nên các quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm tới tài sản có thể được khai thác. Tại Việt Nam, môi trường chưa được coi là một tài sản nên quan điểm trên không thực sự phổ biến165. Theo quan điểm của tác giả, đối với thiệt hại của các chủ thể khi ô nhiễm mơi trường, sẽ có cả các thiệt hại liên quan đến con người, tài sản, sức khỏe, tính mạng và tổn thất thất kinh tế thuần túy mà Luận văn này đang hướng đến. Để hiểu rõ hơn, cùng nghiên cứu vấn đề về ô nhiễm môi trường do tràn dầu. Trong sự kiện tràn dầu Heibei tại Hàn Quốc, một số người bị thiệt hại đã yêu cầu được bồi thường tổn thất kinh tế thuần tuý, theo đó đối với loại tổn thất này đề cập đến “mất thu nhập do ô nhiễm dầu gây ra bởi những người có tài sản khơng bị

ơ nhiễm”. Có một số người yêu cầu bồi thường tổn thất kinh tế thuần túy trong sự

cố tràn dầu Hebei Spirit. Ngư dân không thể đánh bắt bất kỳ thủy hải sản nào trong quá trình thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm dầu của Chính phủ Hàn Quốc. Do đó, họ yêu cầu bồi thường khoản mất thu nhập đó. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc phải chứng minh với Quỹ rằng lệnh cấm đánh bắt cá là một biện pháp cần thiết vào thời điểm đó. Chủ của nhà hàng, khách sạn và công ty du lịch tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm dầu đã gửi một số lượng lớn các yêu cầu BTTH cho Quỹ về việc bị tổn thất thu nhập do khơng có khách trong thời gian bờ biển bị ô nhiễm dầu.

Trong tài liệu được công bố của Quỹ bồi thường ô nhiễm dầu quốc tế (IOPC Funds) có hướng dẫn: “Trong một số trường hợp nhất định cũng phải bồi thường

164 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), tlđd (118), tr.909.

thiệt hại về thu nhập do ô nhiễm dầu mà những người có tài sản khơng bị ơ nhiễm phải gánh chịu (tổn thất kinh tế thuần túy). Ví dụ, một ngư dân mà lưới không bị ô nhiễm vẫn có thể bị ngăn cản đánh bắt cá vì khu vực biển nơi anh ta thường đánh cá bị ô nhiễm và anh ta không thể đánh cá ở nơi khác. Tương tự, chủ một khách sạn hoặc một nhà hàng nằm gần bãi biển công cộng bị ô nhiễm có thể bị thiệt hại do

lượng khách giảm trong thời gian ô nhiễm166”.

Ở Việt Nam, tuy BLDS năm 2015, Luật bảo vệ môi trường cũng như các văn bản khác không đề cập đến “tổn thất kinh tế thuần túy” nhưng trong Sổ tay hướng dẫn điều tra, khảo sát lượng hóa tổn thất do sự cố tràn dầu của Cục kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường – Tổng cục mơi trường có ghi nhận: “Thiệt hại kinh tế thuần túy:

Thiệt hại kinh tế bao gồm những mất mát, tổn thất về dịng lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan do ơ nhiễm tràn dầu gây ra. Ví dụ, các khách sạn, nhà nghỉ chịu thiệt hại do du khách giảm trong thời gian tràn dầu; các ngư dân giảm năng suất đánh bắt khi ngư trường bị ơ nhiễm167”.

Như vậy, có thể thấy, khi ơ nhiễm mơi trường xảy ra, bên cạnh các thiệt hại thơng thường thì một tổn thất kinh tế thuần túy cũng tồn tại và đó nên được xem là một lợi ích hợp pháp của chủ thể và cần được bồi thường nếu như nguyên đơn có thể chỉ ra u cầu của mình có căn cứ và hợp pháp theo quy định của pháp luật về

Một phần của tài liệu Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)