NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phương nam phõng giao dịch huyện tháp mười (Trang 36)

CHƢƠNG 1 : PHẦN MỞ ĐẦU

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

3.4.1 Những thuận lợi

Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Tháp Mƣời nằm ở vị trí trung tâm huyện nên có thể nắm bắt nhanh chóng mọi thơng tin về kinh tế, chính trị, văn hố thuận tiện trong giao dịch của khách hàng.

Có nhiều điều kiện mở rộng tín dụng do địa bàn lớn, dân cƣ đông, sản xuất kinh doanh đa dạng.

Ngân hàng ngày càng đƣợc sự tin tƣởng và tín nhiệm của các tầng lớp dân cƣ trên địa bàn, tạo đƣợc vị thế trong lòng họ.

Đƣợc sự quan tâm của Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam Tỉnh Đồng Tháp, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu, kế hoạch năm 2011.

Nguồn nhân lực của PGD trẻ, nhiệt tình trong cơng việc, ân cần đối với khách hàng. Tập thể CBCNV trong PGD luôn đồn kết gắn bó thành một khối thống nhất, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, giúp đỡ nhau trong công tác tạo động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài.

Ngân hàng luôn tạo đƣợc mối quan hệ tốt và mật thiết với các cấp chính quyền huyện, là điều kiện tốt để Ngân hàng thu thập những thơng tin khách hàng chính xác và nhanh chóng nhờ đó làm tăng hiệu quả cơng việc và tránh thất thoát cho ngân hàng.

Chất lƣợng kinh doanh của Ngân hàng khá tốt và đƣợc cải thiện liên tục. Đồng thời xây dựng chiến lƣợc thích hợp trong tình hình kinh doanh hiện tại.

Từ đó, Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Tháp Mƣời tiếp tục có nhiều giải pháp chỉ đạo mạnh hơn, chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, tập trung thu nợ xử lý rủi ro, thu từ hoạt động tín dụng và tăng thêm dịch vụ theo hƣớng chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên. Xếp loại khách hàng để cho vay phù hợp với từng loại khách hàng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh mỡ rộng thị phần ở nông thôn để thu hút nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

PGD Tháp Mười

3.4.2 Những khó khăn

Trong năm 2009 tinh hình kinh tế thế giới suy giảm ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, của Tỉnh Đồng Tháp nói chung cũng nhƣ của Huyện Tháp Mƣời nói riêng, bên cạnh những thuận lợi về tiềm năng của huyện, Tháp Mƣời vẫn phải đƣơng đầu với những khó khăn phức tạp. Trình độ dân trí cịn thấp chƣa tiếp cận đƣợc với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, dẫn đến việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi một cách chƣa khoa học nên năng suất, chất lƣợng và hiệu quả đạt chƣa cao.

Trong những năm gần đây, tình hình lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh…trên khắp địa bàn nên đời sống ngƣời dân chƣa ổn định từ đó dẫn đến việc trả nợ gặp nhiều khó khăn.

Tháp Mƣời là huyện có tiềm năng, ngành nghề đa dạng nhƣng lại phân bổ rộng khắp nên công tác quản lý vốn, thu nợ, xử lý nợ quá hạn…của CBTD gặp khơng ít khó khăn.Việc hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng còn thiếu kiên quyết.

Đội ngũ cán bộ còn trẻ, cịn mới trong cơng tác. Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh tham mƣu cho lãnh đạo trong việc điều hành kế hoạch kinh doanh chƣa thực sự nhạy bén.

Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Tháp Mƣời thuộc hệ thống Ngân hàng ngoài quốc doanh nên gặp khơng ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các Ngân hàng quốc doanh trên cùng địa bàn.

PGD Tháp Mười

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)



4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN - TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG NAM – PGD THÁP MƢỜI

4.1.1 Tình hình về tài sản và nguồn vốn 4.1.1.1 Tình hình về tài sản 4.1.1.1 Tình hình về tài sản

Ngân hàng Thƣơng mại cũng nhƣ mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận mà một trong những yếu tố cần phải quan tâm để tạo ra lợi nhuận là hiệu quả đầu tƣ tài sản. Ngân hàng phải quản lý chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý và đầu tƣ tài sản một cách thật hiệu quả thì mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Do đó, khi phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng thì khơng thể khơng đề cập đến tình hình tài sản. Đây cũng là vấn đề mà Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam –PGD Tháp Mƣời đang quan tâm, họ cố gắng xây dựng cơ cấu tài sản ngày càng hoàn thiện và hợp lý hơn.

PGD Tháp Mười

Bảng 1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM 2008 – 2010 NĂM 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Mức % Mức % Tiền mặt và chứng từ có giá 959 1.231 1.499 272 28,36 268 21,77 Cho vay các TCKT và CN 41.011 60.076 78.533 19.065 46,49 18.457 30,72 Tài sản cố định 1.446 1.578 1.733 132 9,13 155 9,82 Tài sản khác 63 65 70 2 3,17 5 7,69 Tổng tài sản 43.479 62.950 81.835 19.471 44,78 18.885 30,00

( Nguồn: Bộ phận kế toán Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Tháp Mười)

Qua bảng số liệu ta thấy tài sản của Ngân hàng đều tăng qua từng năm, năm 2008 tổng tài sản là 43.479 triệu đồng nhƣng năm sau tăng lên là 62.950 triệu đồng, tăng 19.471 triệu đồng (44,78%) so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng tài sản lên đến là 81.835 triệu đồng, tăng 18.885 triệu đồng (30%) so với năm 2009. Đạt đƣợc nhƣ vậy là do hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả, đáp ứng rộng khắp địa bàn huyện, mọi thành phần kinh tế. Đồng thời do Ngân hàng ngày càng chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất và công nghệ nên cũng góp phần vào sự tăng trƣởng tài sản của Ngân hàng qua các năm. Sau đây là tình hình diễn biến từng loại tài sản của Ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2010:

Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân

Đây là loại tài sản chủ yếu của Ngân hàng, mang lại lợi nhuận cao nhƣng cũng có rủi ro cao. Vì thế loại tài sản này Ngân hàng phải luôn cẩn trọng khi cho vay từ các khâu: marketing, thẩm định, giải ngân, thu nợ…Ngoài ra lãi xuất cho vay

PGD Tháp Mười

cũng phải hợp lý vừa mang tính cạnh tranh và vừa mang lại hiệu quả. Trong những năm qua thì Ngân hàng cho vay luôn chiếm hơn 90% tổng tài sản: 94,34% (2008), 95,43% (2009), 95,97% (2010). Điều này cho thấy, Ngân hàng sử dụng phần lớn tài sản của mình đầu tƣ vào hoạt động cho vay là chủ yếu nên cần chú trọng nhiều hơn vào công tác thẩm định và thu hồi nợ. Cụ thể cho vay năm 2008 là 41.011 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 19.065 triệu đồng (46,49%) so với năm 2008, năm 2010 cũng tăng 30,72% (18.457 triệu đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân đạt đƣợc những kết quả nhƣ vậy là do trong những năm vừa qua ngân hàng luôn tạo mọi điều kiện để ngƣời dân tiếp cận đƣợc nguồn vốn để sản xuất, đa dạng hố hình thức cho vay, lãi suất hợp lý…làm cho khoản vay không ngừng tăng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy ngân hàng chủ yếu kinh doanh từ hoạt động tín dụng và đã sử dụng nguồn vốn của mình vào hoạt động tín dụng nhằm mong muốn tìm kiếm đƣợc lợi nhận ngày càng cao. Tuy nhiên, Ngân hàng cần thận trọng trong việc thẩm định nhằm hạn chế thấp nhất nững rủi ro từ hoạt động tín dụng.

Tiền mặt và chứng từ có giá

Thơng qua bảng số liệu trên thì ta thấy tình hình dự trữ tài sản của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Đặc điểm của tiền dự trữ là có tính thanh khoản cao nên sẽ giúp cho Ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu rút tiền và vay ngắn hạn của khách hàng. Năm 2008, Ngân hàng dự trữ đƣợc 959 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 2,21% tổng tài sản), một năm sau số tiền dự trữ lên đến 1.231 triệu đồng, tăng 272 triệu đồng (28,36%) so với năm 2008. Đến năm 2010, Ngân hàng dự trữ 1.499 triệu đồng tăng 268 triệu đồng (21,77%) so với năm 2009. Do thị trƣờng ở nông thôn khách hàng gửi trung – dài hạn thì ít mà Ngắn hạn thì chiếm đa số nhƣng số tiền gửi không nhiều, và nguồn vốn huy động rất khiêm tốn so với tổng nguồn vốn nên việc rút tiền ồ ạt nhƣ ở các thành phố lớn là điều khơng xảy ra. Chính vì vậy, Ngân hàng khơng phải dự trữ nhiều là tốt vì đây là tài sản hầu nhƣ không sinh lời nên phải dự trữ hợp lý để giảm chi phí đồng thời tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

PGD Tháp Mười

Các tài sản này luôn chiếm tỷ trọng khoảng 10% Tổng tài sản, chủ yếu là các trang thiết bị, máy móc, văn phịng…Đặc điểm chung của các tài sản trên là khơng có khả năng sinh lời nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Do quy mô ngày càng mỡ rộng, công nghệ ngày càng cao nên tài sản này đều tăng qua từng năm. Năm 2008, TSCĐ 1.446 triệu đồng, tài sản khác là 63 triệu đồng. Năm 2009, TSCĐ là 1.578 triệu đồng tăng 132 triệu đồng (9,13%) so với năm 2008, tài sản khác tăng 2 triệu đồng (3,17%) so với năm 2008. Đến năm 2010, TSCĐ tăng 9,82%, tài sản khác tăng 7,69% so với năm 2009. Trong những năm qua, Ngân hnagf TMCP Phƣơng Nam – PGD Tháp Mƣời không ngừng phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc và cơng nghệ nên đầu tƣ số tiền cho những khoản này là điều tất yếu. Tuy nhiên, đây là tài sản có giá trị lớn và khơng có khả năng sinh lời vì thế mà ngân hàng khơng nên lãng phí mà phải cân nhắc kỹ vì nó sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

4.1.1.2 Tình hình về nguồn vốn

Huyện Tháp Mƣời là vùng đát giàu tiềm năng phát triển, đây là vùng chuyên về sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên lại thƣờng xuyên gặp rủi ro do lũ lụt, thiên tai, giá cả nông sản. Trong mấy năm qua, mặc dù đời sống của ngƣời dân trong huyện có cải thiện hơn trƣớc nhƣng vẫn còn thua những ngƣời dân các huyện lân cận. Trình độ học vấn còn thấp nên ngƣời dân có thói quen chơi huội và cho vay mà không biết khả năng đem lại rủi ro là rất cao. Đồng thời do thói quen thích đeo trang sức và nữ trang của ngƣời dân còn cao nên tiền tiết kiệm đƣợc là họ sẽ đi mua vàng. Đó là lý do chính ngăn cản sự huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

Tuy nhiên, Ngân hàng đã đề ra chiến lƣợc huy động vốn một cách hiệu quả và đúng đắn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Ngân hàng ln quan tâm chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đồng thời Ngân hàng cũng đa dạng hình thức tiền gửi, áp dụng lãi suất huy động hấp dẫn đủ sức cạnh tranh và tổ chức nhiều chƣơng trình bốc thăm trúng thƣởng, quay số may mắn cho khách hàng khi gửi tiền. Nhờ đó mà tình hình huy động vốn của 3 năm gần đây đều không ngừng tăng trƣởng và ln hồn thành kế hoạch của Ngân hàng Tỉnh đề ra.

PGD Tháp Mười NĂM 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Mức % Mức % 1. Vốn huy động 24.800 26.250 33.960 1.450 5,85 7.710 29,37 2. Vốn tài trợ, uỷ thác 18.279 36.500 47.715 18.221 99,68 11.215 30,73 3. Vốn khác 400 200 160 (200) (50,00) (40) (20,00) Tổng nguồn vốn 43.479 62.950 81.835 19.471 44,78 18.885 30,00 VHĐ/Nguồn vốn (%) 57,04 41,70 41,50 - - - - VTT/Nguồn vốn (%) 42,04 57,98 58,31 - - - - Vốn khác (%) 0,92 0,32 0,19 - - - -

( Nguồn: Bộ phận kế toán Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Tháp Mười)

Dựa vào biểu bảng ta thấy, nhìn chung tình hình Nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm, cụ thể là năm 2008 tổng nguồn vốn là 43.479 triệu đồng trong đó, vốn huy động là 24.800 triệu đồng chiếm 57,04%, vốn tài trợ là 18.279 triệu đồng chiếm 42,04% tổng nguồn vốn.

Sang năm 2009,do tình trạng nền kinh tế vẫn cịn bất ổn do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với giá cả hàng hoá diễn biến phức tạp đặc biệt là giá xăng dầu, giá vàng nên đã tác động không nhỏ đến ý thức gửi tiền của ngƣời dân đó là nguyên nhân làm cho Tổng nguồn vốn đạt đƣợc là 62.950 triệu

PGD Tháp Mười

đồng, tăng 19.471 triệu đồng (44,78%) so với năm 2008. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do cả vốn huy động tăng 1.450 triệu đồng (5,85%) và vốn tài trợ, cũng tăng 18.221 triệu đồng (99,68%) so với năm 2008. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn huy động không cao bằng tốc độ tăng của nguồn vốn tài trợ, nếu xét về cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động lại giảm so với năm 2008 (41,7%) và vốn tài trợ lại tăng 57,98%, điều này làm tăng chi phí cho hoạt động của ngân hàng. Đến năm 2010, Tổng nguồn vốn đạt đƣợc là 81.835 triệu đồng, tăng 18.885 triệu đồng (30%) so với năm 2009, trong đó,vốn huy động tăng 7.710 triệu đồng (29,37%), vốn tài trợ tăng 11.215 triệu đồng (30,73%) so với năm 2009.

Tóm lại tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động theo khuynh hƣớng tích cực, vốn huy động và vốn tài trợ đều tăng giúp ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh. Tuy nhiên vốn tài trợ chiếm khoản 50% tổng nguồn vốn còn lại là vốn huy động cũng chiếm 50%. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng đã dần dần đƣợc cải thiện và Ngân hàng ngày càng phải chú trọng vào công tác huy động vốn hơn nữa để nguồn vốn huy động đủ phục vụ nhu cầu của ngƣời dân trong việc đầu tƣ sản xuất mà khơng cần phải nhận viện trợ.

4.1.2 Tình hình sử dụng vốn

Trong hoạt động của các Ngân hàng Thƣơng mại hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và thu nhập nhƣng cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các Ngân hàng Thƣơng mại. Huy động vốn đƣợc rồi, ngân hàng phải tiến hành hiệu quả hóa nguồn vốn. Mà hầu hết các khoản mục trong nguồn vốn của ngân hàng là vốn vay và ngân hàng phải trả lãi suất. Do đó để tránh thiệt hại ngân hàng cần phải cho vay ngay hoặc đầu tƣ số vốn ấy để sinh lãi. Vì vậy nghiệp vụ sử dụng vốn chủ yếu là cho vay. Nên ta đi vào phân tích tình hình cho vay, tăng trƣởng tín dụng tại ngân hàng nhƣ thế nào thơng qua các con số về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dƣ nợ và nợ xấu tại PGD.

Dƣới đây là tình hình tăng trƣởng tín dụng đƣợc thể hiện qua bảng số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu và tổng dƣ nợ của chi nhánh qua các năm từ 2008 - 2010 trong bảng số liệu ở dƣới đây:

PGD Tháp Mười

Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM 2008 – 2010 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Mức % Mức % Doanh số cho vay 48.159 61.914 81.453 13.755 28,56 19.539 31,56 Ngắn hạn 45.667 60.906 80.103 15.239 33,37 19.197 31,52 Trung - dài hạn 2.492 1.008 1.350 (1.484) (59,55) 342 33,93 Doanh số thu nợ 48.968 63.949 85.391 14.981 30,59 21.442 33,53 Ngắn hạn 46.456 62.876 84.074 16.420 35,35 21.198 33,71 Trung - dài hạn 2.512 1.073 1.317 (1.439) (57,29) 244 22,74 Dƣ nợ 15.858 13.283 9.885 (2.035) (12,83) (3.938) (28,49) Ngắn hạn 15.213 13.243 9.272 (1.970) (12,95) (3.971) (29,99) Trung - dài hạn 645 580 613 (65) (10,08) 33 5,69 Nợ xấu 350 286 195 (64) (18,29) (91) (31,82) Ngắn hạn 300 250 170 (50) (16,67) (80) (32,00) Trung - dài hạn 50 36 25 (14) (28,00) (11) (30,56)

PGD Tháp Mười

- Doanh số cho vay

Trong những năm qua chi nhánh đã mở rộng tín dụng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ theo kế hoạch tại địa phƣơng. Điều đó đã góp phần giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có thể vƣợt qua những khó khăn trong ngành kinh doanh tiền tệ. Để tồn tại và phát triển hơn nữa bên cạnh việc mở rộng đầu tƣ, đơn vị còn phát huy nội lực, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng đối tƣợng đầu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phương nam phõng giao dịch huyện tháp mười (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)