9. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nộ
dung và chƣơng trình xây dựng văn hoá học đƣờng.
3.2.2.1. Mục đích
Quản lý xây dựng được kế hoạch cho công tác VHHĐ theo học kỳ, năm học có tính khả thi và tính hiệu quả cao nhằm định hướng các hoạt động xây dựng VHHĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.2.2. Nội dung
- Xác định cơ sở (căn cứ) để lập kế hoạch hoạt động xây dựng VHHĐ của Hiệu trưởng theo học kỳ, năm học.
- Dự thảo kế hoạch hoạt động xây dựng VHHĐ theo học kỳ, năm học. - Trình bày dự thảo kế hoạch xin ý kiến đóng góp, từ đó điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch (học kỳ và năm học).
- Trình duyệt với cấp trên bản kế hoạch hoạt động xây dựng VHHĐ.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng nắm tình hình xây dựng VHHĐ do mình phụ trách.
- Đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cho tập thể HS, CB, GV cần đạt được và nguồn lực cần thiết.
- Lựa chọn biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ tương ứng với điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu.
- Dự thảo và hoàn thiện kế hoạch.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- Biết rõ mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm học của nhà trường. - Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch công tác của đoàn TNCSHCM.
- Đặc điểm tình hình lớp học, trường học đối với công tác xây dựng VHHĐ.
3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dƣỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng VHHĐ.
3.2.3.1. Mục đích
- Nâng cao khả năng của từng thành viên trong nhà trường thực hiện tốt quản lý xây dựng VHHĐ.
- Giúp CBGV, HS nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình trong việc xây dựng VHHĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.3.2. Nội dung
- Xây dựng được tập thể sư phạm nhà trường có tính ổn định cao về tổ chức, đoàn kết, thân ái.
- Gắn trách nhiệm của từng thành viên trong việc xây dựng “thương hiệu” nhà trường.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
- CBGV học tập quy chế, những điều được quy định với nhà giáo. - Xây dựng nội quy của nhà trường ngày một hoàn thiện, lấy ý kiến tập thể từ phía GV về việc thực hiện nề nếp.
- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức hoạt động tập thể nhằm gắn kết các thành viên trong nhà trường.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- CBGV, HS phát huy tính tích cực, ý thức trách nhiệm cao, có tính tự giác, tính tổ chức và tính kỷ luật cao.
- Thực hiện đúng, đầy đủ nội quy, quy chế nhà trường đề ra.
3.2.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong xây dựng Văn hóa học đƣờng. trong xây dựng Văn hóa học đƣờng.
3.2.4.1. Mục đích
- Tạo cho HS một sân chơi bổ ích, góp phần vào việc GD tư tưởng, lẽ sống và lối sống lành mạnh cho HS.
- Giúp HS có dịp thể nghiệm những điều đã học, đưa nhận thức vào cuộc sống, vừa giúp ích cho đời vừa rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp của con người mới XHCN.
- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp giữa các HS với nhau, giữa HS với nhà trường, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.4.2. Nội dung
- Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho HS .
- Tổ chức các buổi liên hoan ca khúc cách mạng, tổ chức các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc, tổ chức các trò chơi, các hoạt động có tính chất dân gian mang đặc trưng của các dân tộc.
- Đa dạng hoá và đẩy mạnh các loại hình hoạt động Đoàn. - GD tư tưởng, đạo đức và lối sống cho HS.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
- Tổ chức với quy mô rộng lớn và gắn với những ngày lễ, ngày truyền thống của trường, của Đoàn, của dân tộc.
- Nội dung của các hoạt động phải phong phú, thiết thực, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của HS .
- Việc tổ chức các hoạt động phải được tiến hành ở quy mô lớn nhằm tạo điều kiện cho tất cả HS được tham gia.
- Tổ chức các hoạt động có tính chất bề nổi và có chiều sâu, tổ chức giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Đoàn trường cần chỉ đạo sát sao và phối hợp với những tổ chức, đoàn thể khác trong việc tổ chức các hoạt động cho đoàn viên HS.
- Các chi đoàn cần xây dựng kế hoạch hoạt động, thực hiện và đánh giá kết quả thường xuyên.
- Ban chấp hành đoàn trường phải thường xuyên quan tâm, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng để kịp thời động viên, giúp đỡ và đôn đốc đoàn viên thanh niên tích cực tham gia các hoạt động của tập thể.
- Các đoàn viên phải ý thức rõ trách nhiệm, vai trò của bản thân và phải tích cực hoạt động, tích cực tham gia xây dựng tập thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng VHHĐ gắn với cuộc vận động: “ Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.2.5.1. Mục đích
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường trong việc thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả GD trong nhà trường. - Giúp các em có môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
3.2.5.2. Nội dung
- Gắn nội dung cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào xây dựng VHHĐ.
- Tăng cường sự tham gia của học sinh một cách hứng thú với các hoạt động giáo dục trong nhà trường với thái độ tự giác, chủ động, sáng tạo.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
- Phối hợp tốt với các lực lượng xã hội để triển khai và thực hiện tốt các nội dung của phong trào.
- Tập trung các nguồn lực để giải quyết bất cập về cơ sở vật chất, thiết bị tạo môi trường cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp.
- Định hướng, hướng dẫn học sinh tổ chức nhiều hoạt động để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của thầy cô, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Chi ủy, BGH nhà trường cần chỉ đạo và tạo điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất.
- Mỗi thành viên trong nhà trường tự lựa chọn những việc làm cụ thể thiết thực trên lĩnh vực công tác và nhiệm vụ được giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng-gia đình và xã hội trong việc xây dựng VHHĐ.
3.2.6.1. Mục đích
- Huy động các nguồn lực trong và ngoài trường vào công tác xây dựng VHHĐ.
- Tạo mối quan hệ tốt với các cá nhân và tập thể trong và ngoài nhà trường.
3.2.6.2. Nội dung
- Tổ chức họp bàn biện pháp, cơ chế phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường.
- Lập kế hoạch phối hợp với gia đình HS.
- Tổ chức thực hiện giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhà trường cho phù hợp với khả năng và năng lực của từng người.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
- Đề xuất họp bàn biện pháp, tạo cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường .
- Làm rõ trách nhiệm của các lực lượng liên quan đến công tác xây dựng VHHĐ và cơ chế phối hợp.
- Định kỹ mỗi học kỳ một lần tổng kết và thông báo kết quả học tập và rèn luyện của HS cho gia đình HS được biết.
- Tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường. - Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề GD.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
- Có mối quan hệ tốt với lực lượng trong và ngoài nhà trường. - Có đủ nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung phối kết hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cƣờng kiểm tra đánh giá và động viên khen thƣởng các nhân tố điển hình.
3.2.7.1. Mục đích
- Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
- Nắm được “mối liên hệ nghịch” trong quá trình xây dựng VHHĐ. - Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHHĐ.
3.2.7.2. Nội dung
- Kiểm tra tình hình hoạt động của các thành viên trong nhà trường - Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường - đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
- Kiểm tra chất lượng tự giáo dục của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHHĐ, trong đó CBGV, CNV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.
3.2.7.3. Cách thức thực hiện
- Yêu cầu ban cán sự lớp, Chi đoàn báo cáo về tình hình HS trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện.
- GVCN phối hợp thường xuyên báo cáo cung cấp về tình hình HS của lớp mình với lãnh đạo trường.
- Nhà trường tổ chức học, tổng kết giúp kinh nghiệm công tác xây dựng VHHĐ đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và đề ra phương hướng học kỳ tới.
- Tổ chức sơ kết hoạt động xây dựng VHHĐ của các thành viên trong trường. Khi tổ chức họp cần mời đại diện lãnh đạo trường cùng dự họp để tranh thủ các ý kiến chỉ đạo của nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.7.4. Điều kiện thực hiện
- Lãnh đạo nhà trường đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lòng nhiệt tình linh hoạt và sáng tạo.
- Phải có chế độ kiểm tra thích ứng với tình hình nhiệm vụ - Kiểm tra phải thực sự tôn trọng người được kiểm tra
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể. Nhưng các biện pháp nêu ở trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, chúng ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ.
Các biện pháp xây dựng VHHĐ được xây dựng ở trên không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về hình thức mà còn có mối quan hệ biện chứng về nội dung. Điều đó được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thứ nhất: Một hình thức hoạt động có thể được sử dụng trong những nhóm và những biện pháp giáo dục khác nhau, còn sự khác nhau của nó được biểu hiện ở mục đích, nội dung của hoạt động và nội dung của biện pháp.
- Thứ hai: Các hoạt động khác nhau có mục tiêu và nội dung khác nhau, các biện pháp khác nhau có nội dung khác nhau song chúng đều có chung một mục đích là nhằm hình thành ý thức xây dựng VHHĐ ở CBGV, HS nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học.
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất, kiểm chứng về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp xây dựng VHHĐ ở Trường THPT Sông Công, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ CBQL và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Ý kiến của 71 CBQL, GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lý việc xây dựng VHHĐ ở Trường THPT Sông Công mà chúng tôi đã đề xuất được trình bày ở Bảng 3.4.1. và Bảng 3.4.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.4.1. Mức độ cần thiết.
Bảng 3.4.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp
STT
Tên các biện pháp
Mức độ cần thiết
Cán bộ quản lý và giáo viên ( n=71)
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
n / ( %) n/ ( %) n/ ( %)
1
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác xây dựng văn hoá học đường.
59 12 0
83,10 16,90 0
2
Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng văn hoá học đường.
63 8 0
88,73 11,27 0
3
Bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng VHHĐ.
60 11 0
84,51 15,49 0
4
Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong xây dựng Văn hóa học đường.
63 8 0
88,73 11,27 0
5
Xây dựng VHHĐ gắn với cuộc vận động: “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 58 13 0 81,69 18,31 0 6 Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình và xã hội trong việc xây dựng VHHĐ.
54 17 0
76,06 23,94 0
7
Tăng cường kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng các nhân tố điển hình.
60 11 0
84,51 15,49 0
Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các CBQL và GV về các biện pháp xây dựng VHHĐ cho thấy:
- Đa số CBQL và GV đều đánh giá các biện pháp trên ở mức độ rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay, công tác xây dựng VHHĐ vốn được đánh giá là việc làm rất cần thiết, điều này phản ánh đúng quan điểm của lãnh đạo nhà trường rất mong muốn có bước đột phá trong công tác xây dựng VHHĐ, đặc biệt là sự quan tâm của Hiệu trưởng nhà trường đối với công tác xây dựng VHHĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các biện pháp được đa số CBQL và GV đánh giá cao đó là các biện pháp: “Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng văn hoá học đường” và “Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong xây dựng Văn hóa học đường” chiếm 88,73%... - 84,51% số CBQL và GV cho rằng biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng VHHĐ” và biện pháp “Tăng cường kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng các nhân tố điển hình”.
3.4.2. Tính khả thi.
Bảng 3.4.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của biện pháp.
STT Tên các biện pháp
Tính khả thi
Cán bộ quản lý và giáo viên ( n= 71 )
Khả thi Không khả thi
n % n %
1 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác xây dựng văn hoá học đường.
71 100 0 0
2 Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình
xây dựng văn hoá học đường. 71 100 0 0
3 Bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng
VHHĐ. 71 100 0 0
4 Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong xây dựng
Văn hóa học đường. 59 83,10 12 16,90
5 Xây dựng VHHĐ gắn với cuộc vận động: “ Trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. 71 100 0 0
6 Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường- gia đình và xã hội trong việc xây
dựng VHHĐ. 52 73,24 9 26,76
7 Tăng cường kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng các nhân tố
điển hình. 56 78,87 15 21,13
Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của những biện pháp xây dựng VHHĐ cho thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn