9. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán
bộ, giáo viên và học sinh về công tác xây dựng văn hoá học đƣờng
3.2.1.1. Mục đích
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHHĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.1.2. Nội dung
- Tổ chức các cuộc hội thảo, ngoại khóa về công tác xây dựng VHHĐ. - Tuyên truyền, vận động thông qua các phong trào thi đua.
- Rèn luyện kỹ năng xây dựng VHHĐ cho CBQL, GV, HS.
- Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ đi đôi với việc thực hiện chế độ, chính sách phù hợp.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- Định kỳ hàng năm tổ chức ít nhất một lần hội thảo, nói chuyện về vấn đề VHHĐ, bồi dưỡng kỹ năng về công tác xây dựng VHHĐ cho CBQL, GV và cả HS trong nhà trường. Khi tổ chức cần mời những chuyên gia am hiểu về công tác quản lý, đặc biệt là công tác xây dựng VHHĐ.
- Khi xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ của người CBQL phải có dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi của các cấp quản lý, đặc biệt là của GV toàn trường để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
- Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời và tương xứng với nhiệm vụ phải làm để động viên CB, GV, HS khi tham gia công việc.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Phải có sự ủng hộ của Chi uỷ, Ban giám hiệu nhà trường cả về chủ trương và cơ sở vật chất.
- Tổ chức đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tính dân chủ và kỷ luật cao.