Mức độ cần thiết

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý việc xây dựng văn hóa học đường của hiệu trưởng trường trung học phổ thông sông công tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 94)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Mức độ cần thiết

Bảng 3.4.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp

STT

Tên các biện pháp

Mức độ cần thiết

Cán bộ quản lý và giáo viên ( n=71)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

n / ( %) n/ ( %) n/ ( %)

1

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác xây dựng văn hoá học đường.

59 12 0

83,10 16,90 0

2

Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng văn hoá học đường.

63 8 0

88,73 11,27 0

3

Bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng VHHĐ.

60 11 0

84,51 15,49 0

4

Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong xây dựng Văn hóa học đường.

63 8 0

88,73 11,27 0

5

Xây dựng VHHĐ gắn với cuộc vận động: “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 58 13 0 81,69 18,31 0 6 Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình và xã hội trong việc xây dựng VHHĐ.

54 17 0

76,06 23,94 0

7

Tăng cường kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng các nhân tố điển hình.

60 11 0

84,51 15,49 0

Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các CBQL và GV về các biện pháp xây dựng VHHĐ cho thấy:

- Đa số CBQL và GV đều đánh giá các biện pháp trên ở mức độ rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay, công tác xây dựng VHHĐ vốn được đánh giá là việc làm rất cần thiết, điều này phản ánh đúng quan điểm của lãnh đạo nhà trường rất mong muốn có bước đột phá trong công tác xây dựng VHHĐ, đặc biệt là sự quan tâm của Hiệu trưởng nhà trường đối với công tác xây dựng VHHĐ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các biện pháp được đa số CBQL và GV đánh giá cao đó là các biện pháp: “Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng văn hoá học đường” và “Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong xây dựng Văn hóa học đường” chiếm 88,73%... - 84,51% số CBQL và GV cho rằng biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng VHHĐ” và biện pháp “Tăng cường kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng các nhân tố điển hình”.

3.4.2. Tính khả thi.

Bảng 3.4.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của biện pháp.

STT Tên các biện pháp

Tính khả thi

Cán bộ quản lý và giáo viên ( n= 71 )

Khả thi Không khả thi

n % n %

1 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác xây dựng văn hoá học đường.

71 100 0 0

2 Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình

xây dựng văn hoá học đường. 71 100 0 0

3 Bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng

VHHĐ. 71 100 0 0

4 Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong xây dựng

Văn hóa học đường. 59 83,10 12 16,90

5 Xây dựng VHHĐ gắn với cuộc vận động: “ Trường học thân thiện, học

sinh tích cực”. 71 100 0 0

6 Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường- gia đình và xã hội trong việc xây

dựng VHHĐ. 52 73,24 9 26,76

7 Tăng cường kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng các nhân tố

điển hình. 56 78,87 15 21,13

Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của những biện pháp xây dựng VHHĐ cho thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đa số CBQL và GV đều nhận thấy tính khả thi của các biện pháp xây dựng VHHĐ. Các biện pháp được đa số CBQL và GV đánh giá có tính khả thi cao là: “Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ,

giáo viên và học sinh về công tác xây dựng văn hoá học đƣờng” “Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chƣơng trình xây dựng văn hoá học đƣờng”; “Bồi dƣỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng VHHĐ”; “Xây dựng VHHĐ gắn với cuộc vận động: Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”chiếm 100%...

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm cho thấy: Đa số CBQL và GV đều tán thành và ủng hộ các biện pháp do tác giả đề xuất. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp xây dựng VHHĐ do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được.

Bảng 3.43. Biểu đồ tính tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

0 20 40 60 80 100 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 Tính cấp thiết Tính khả thi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 3

Các biện pháp quản lý việc xây dựng VHHĐ là một trong những nhiệm vụ quản lý quan trọng trong quá trình quản lý giáo dục đào tạo của nhà trường. Qua khảo nghiệm, chúng tôi nhận thấy các biện pháp quản lý việc xây dựng VHHĐ ở Trường THPT Sông Công đã thực hiện và đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên hiệu quả chưa thực sự như mong muốn.

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm cho thấy: Đa số CBQL và GV đều tán thành và ủng hộ 7 biện pháp cơ bản trên. Những biện pháp này không chỉ có ý nghĩa cần thiết trong hiện tại mà còn mang tính lâu dài đối với sự phát triển của nhà trường. Nó thực sự cấp thiết, có khả năng thực hiện trong thực tế và mang tính khả thi để tạo ra bước chuyển biến cơ bản trong quá trình giáo dục của nhà trường. Tất nhiên khi thực hiện sẽ có những vấn đề phát sinh và cũng còn nhiều biện pháp nữa cần tiến hành đồng bộ, kịp thời để đạt hiệu quả. Điều căn bản có ý nghĩa quan trọng để thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên đó là đội ngũ cán bộ quản lí của nhà trường mà đặc biệt là Hiệu trưởng phải làm việc có kế hoạch, linh hoạt và sáng tạo. Các biện pháp nói trên có thể thực hiện được ở trường phổ thông Sông Công và là tài liệu tham khảo đối với các trường có điều kiện và mô hình tương tự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

1.1. Xây dựng VHHĐ là một nhiệm vụ quan trọng trong các trường THPT. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như các trường THPT nói chung, Trường THPT Sông Công nói riêng, công tác xây dựng VHHĐ chưa được coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp xây dựng VHHĐ có đủ cơ sở của khoa học quản lý.

1.2. Công tác xây dựng VHHĐ phải được nghiên cứu trên cơ sở khoa học của văn hoá tổ chức. Tuy nhiên, xây dựng VHHĐ ở một trường THPT còn có những đặc thù của một nhà trường, với các hoạt động giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy cần phải làm rõ các cơ sở khoa học của khái niệm văn hoá học đường và các nội dung cơ bản của văn hoá học đường từ góc độ khoa học QLGD. Luận văn đã cố gắng khái quát hoá và phân tích các cơ sở lý luận cho việc xác lập các biện pháp xây dựng VHHĐ, với tư cách một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng Trường THPT Sông Công.

1.3. Để nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng VHHĐ, nhà quản lý (Hiệu trưởng) không những cần khai thác triệt để cơ sở khoa học QLGD, mà còn cần khảo sát và phân tích, đánh giá đúng thực trạng môi trường VH của nhà trường. trên cơ sở đó, một mặt xác định các bất cập, đồng thời xác định nhu cầu, nguyện vọng, xác định các yếu tố cần phát huy những lợi thế của hoạt động GD khác trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi VHHĐ.

1.4. Xây dựng VHHĐ không chỉ phụ thuộc vào tinh thần, thái độ và tính tích cực của các chủ thể trong nhà trường trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, mà còn phục thuộc vào nhận thức và năng lực xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

VHHĐ của nhà quản lý, phụ thuộc vào những cách thức tổ chức các hoạt động VH, hay chính là hệ thống những biện pháp xây dựng VHHĐ. Từ đó chúng tôi đề xuất hệ thống 7 biện pháp xây dựng VHHĐ có tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của Trường THPT Sông Công hiện nay và cho những năm sắp tới (tầm nhìn 5 - 10 năm), đó là:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác xây dựng văn hoá học đường.

- Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng văn hoá học đường.

- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ xây dựng VHHĐ.

- Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong xây dựng Văn hóa học đường.

- Xây dựng VHHĐ gắn với cuộc vận động: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc xây dựng VHHĐ.

- Tăng cường kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng các nhân tố điển hình.

Các biện pháp trên đây đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi. Kết quả bước đầu cho thấy đa số CBQL, GV tán thành ủng hộ các biện pháp đã đề xuất.

2. Kiến nghị.

Từ thực tế tham gia các hoạt động xây dựng VHHĐ trong Trường THPT Sông Công, đồng thời được nghiên cứu, bổ sung lý luận về xây dựng VHHĐ, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cần có chủ trương nghiên cứu để đưa các nội dung xây dựng VHHĐ vào các trường THPT, xác định rõ vấn đề xây dựng VHHĐ là một trong các nhiệm vụ chính trị của các trường THPT trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Cần chỉ đạo các trường THPT chủ động vận dụng quy định chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện có chất lượng, có hiệu quả công tác xây dựng VHHĐ ở mỗi cơ sở.

- Bộ GD & ĐT cần chủ trì soạn thảo mục tiêu, chương trình và cung cấp các tài liệu phục vụ hoạt động xây dựng VHHĐ đảm bảo tính thống nhất cho các nhà trường THPT thực hiện.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên.

- Sở GD & ĐT chỉ đạo các trường THPT trong tỉnh thực hiện chủ trương xây dựng VHHĐ.

- Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp

2.3. Đối với Trƣờng trung học phổ thông Sông Công.

- BGH Trường THPT Sông Công cần quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa các hoạt động xây dựng VHHĐ, coi nhiệm vụ xây dựng VHHĐ là một những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường hiện nay.

- Lập ra một tiểu ban chuyên trách, do Hiệu trưởng lãnh đạo, xây dựng các mục tiêu, nội dung và kế hoạch triển khai xây dựng VHHĐ hàng năm và lâu dài.

- Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kĩ năng giao tiếp, xây dựng nề nếp VHHĐ cho các thành viên trong trường.

- Xây dựng chế độ khen thưởng và kịp thời khen thưởng để động viên những bộ phận, CBGV, HS tích cực tham gia xây dựng VHHĐ, có hành vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

VH và lối sống mẫu mực. Đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những đối tượng có thái độ, hành vi và lối sống thiếu VH, hoặc vi phạm các quy định VHHĐ.

- Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản việc xây dựng VHHĐ.

- Tiếp tục xây dựng môi trường “xanh - sạch - đẹp ”, xây dựng lối sống VH trong HS, xây dựng câu lạc bộ văn hóa và những cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tinh thần của HS.

2.4. Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trƣờng.

- Phải là nòng cốt, đi đầu trong việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xây dựng VHHĐ trong HS.

- Thường xuyên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho HS, các cán bộ Đoàn tích cực tham gia các hoạt động xây dựng VHHĐ. Gắn các hoạt động của đoàn với các mục tiêu và nội dung các hoạt động xây dựng VHHĐ.

- Xem xét, lựa chọn các Đoàn viên tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng VHHĐ, có hành vi và lối sống VH tốt đẹp, có kết quả rèn luyện và học tập tốt được đi học lớp cảm tình Đảng và đề nghị kết nạp Đảng.

- Thường xuyên phối hợp với các CB,GV chủ chốt nhất là với đội ngũ GV chủ nhiệm lớp, các bí thư chi đoàn để tổ chức các hoạt động chính trị xã hội, văn hóa thể thao, tạo ra sân chơi đa dạng, phong phú đối với HS.

Hiện nay khi hệ thống GD Việt Nam đang chuyển sang thực hiện cơ chế phân cấp, phân quyền, quản lý dựa vào nhà trường thì vấn đề quản lý việc xây dựng một VHHĐ lành mạnh, tích cực và phù hợp với yêu cầu quản lý mới lại càng cần được chú trọng hơn bao giờ hết, trong đó, vai trò và sự gương mẫu của người Hiệu trưởng luôn được coi là nhân tố then chốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD & ĐT; Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2002); Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình; Trường CBQL GD & ĐT; Hà Nội.

3. Nguyễn Trần Bạt (5- 2005), Văn hóa và con người, Nhà xuất bản hội nhà văn. 4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo

(2001), Giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2011), (Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Về việc ban hành Điều lệ trường THPT, Hà Nội.

6. Trường Chinh (1975), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Chí (2004); Bài giảng những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006); Cơ sở khoa học quản lý,

Bài giảng cho hệ cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.

9. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Viện văn hóa và NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

10. Cù Huy Chử (1996), Kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia. 11. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận - Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. Phạm Văn Đồng (1996), Văn hóa và đổi mới, Tác phẩm và bình luận, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Thành Duy (1996), Văn hóa trong phát triển của xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình KHCN cấp nhà nước K07, Hà Nội. 16. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý việc xây dựng văn hóa học đường của hiệu trưởng trường trung học phổ thông sông công tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)