9. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Khái niệm “Văn hóa học đường”
1.4.1.1. Định nghĩa “Văn hóa học đường”.
Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa học đường (VHHĐ), do đó xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác. Tuy nhiên, tư tưởng xuyên suốt trong mọi định nghĩa VHHĐ chính là văn hoá một tổ chức.
Hệ thống giá trị không phải là cái tự nhiên mà có, nó được hình thành
mộtcách lâu dài, từ từ, ổn định và được các thành viên thừa nhận, chấp nhận. Do đặc thù mà hệ thống giá trị VH của nhà trường này khác với hệ thống giá trị VH của nhà trường khác.
Hệ thống giá trị của VHHĐ bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, nó tồn tại dưới dạng thức khác nhau như: những tồn tại vật lý bao gồm cấu trúc, những nét hoa văn trang trí của các phòng học, khung cảnh nhà trường, đồng phục của nhà trường, những biểu tượng, khẩu hiệu, các lễ nghi, các hoạt động VH và học tập của nhà trường, trong đó nó mang các giá trị tinh thần, những tồn tại tinh thần - phi vật thể như truyền thống, ý thức, tình cảm, niềm tin của các thành viên đối với nhà trường, bầu không khí tâm lý.
- Kent.D.Peterson cho rằng: “Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tượng và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường” [44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Stephen Stolp cho rằng: Văn hóa nhà trường như là “một cấu trúc, một quá trình và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả” [44].
- Elizabeth R. Hinde cho rằng văn hóa nhà trường không phải là một thực thể tĩnh. Nó luôn được hình thành và định hình thông qua các tương tác với người khác và thông qua những hành động đáp lại trong cuộc sống nói chung (Finnanm 2000). Văn hóa nhà trường phát triển ngay khi các thành viên tương tác với nhau, với học sinh và với cộng đồng. Nó trở thành chỉ dẫn cho hành vi giữa các thành viên của nhà trường. Văn hóa được định hình bởi những tương tác với con người và hành động của họ được chỉ đạo bởi văn hóa. Đó là một vòng tròn tự lặp đi lặp lại[40].
Tóm lại, từ những định nghĩa trên chúng ta dễ dàng nhận thấy:
- VHHĐ bao hàm những cái có thể nhìn thấy được, những cái có thể sử dụng được và bầu không khí làm việc (biểu tượng, phương châm, khẩu hiệu, quy tắc, những mong đợi…).
- Khái niệm VHHĐ được các tác giả phương Tây hiểu rộng hơn nhiều so với việc chỉ đạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Chúng tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tác trong trường từ BGH đến GV, HS, cha mẹ HS, đến mọi khía cạnh của nhà trường.
- Các dấu hiệu đặc trưng của VHHĐ lành mạnh được thể hiện [theo 39]:
Tám giá trị có hạng cao nhất trong giá trị VHHĐ
1 Sự đổi mới
2 Chấp nhận rủi ro
3 Trao quyền lực
4 Sự tham gia của mọi người
5 Tập trung vào kết quả
6 Tập trung vào con người
7 Làm việc nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cụ thể hóa:
+ GV được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường.
+ Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới. + Mỗi người biết rõ công việc mình phải làm, cần làm và luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm đối với việc học tập của HS.
+ Tập trung ưu tiên phát triển chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm. + Bầu không khí cởi mở, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
+ Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng nhau tham gia giải quyết những vấn đề của GD.
1.4.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa học đường.
Có thể coi các yếu tố này là những thành phần cơ bản của Nội dung văn hóa học đƣờng, chúng tôi khái quát thành 5 nhóm sau:
- Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy - Biểu tượng. Các Giá trị và Truyền thống của nhà trường - Niềm tin. Các loại thái độ. Cảm xúc và ước muốn cá nhân - Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên
- Nghi thức, hành vi và đồng phục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng văn hóa học đường.
VHHĐ theo Frank Gonzales [44] và Clive Dimmock [44] có những phần nổi và phần chìm của nó.
Trong một tổ chức nói chung và một nhà trường nói riêng các giá trị VH có những biểu hiện rõ ràng, dễ quan sát được và dễ thay đổi (VH chung của tổ chức) nhưng cũng có những giá trị VH ẩn chìm trong mỗi cá nhân (là
Chuẩn mực Biểu tượng Các mối quan hệ Chính sách Giá trị Niềm tin Các loại thái độ v.v… Nghi thức và hành vi Đồng phục Truyền thống Cảm xúc và ước muốncá nhân Văn hóa học đƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của con người…) mà chúng ta khó quan sát được hoặc khó thay đổi, tạo nên những sự khác biệt về VH của các thành viên trong nhà trường. Những sự khác biệt này được mô tả trong sơ đồ số 1.4
(Clive Dimmock, [44])
Nghiên cứu của Peter Smith tại trường ĐH Sunderland [44] cũng cho thấy VHHĐ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Ông cho rằng phần chìm của tảng băng văn hóa tạo thêm giá trị, hay tạo thêm cái giá phải trả cho một người lãnh đạo.
Nếu một người lãnh đạo thất bại với việc đối mặt và làm thay đổi các phần chìm của tảng băng thì trước hay sau ông ta cũng thất bại trong công
Phần nổi của tảng băng * Mục đích đã công bố
* Các mục tiêu thể hiện trên văn bản * Chính sách và các quá trình
* Mô tả công việc.
Phần chìm của tảng băng
*Nhu cầu, cảm xúc, ƣớc muốn của cá nhân. * Các ý tƣởng khác biệt về vai trò và sứ mạng. * Quyền lực và cách thức ảnh hƣởng
* Cạnh tranh và hợp tác
* Quan điểm về mối quan hệ và tầm quan trọng của công việc
Phần nổi của tảng băng Phần chìm của tảng băng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
việc. Những giá trị VH có tác động tiêu cực đến đội ngũ GV bao gồm: sự buộc tội, sự kiểm soát chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ cá nhân quan liêu, hành chính, máy móc và sự cạnh tranh nội bộ. Những giá trị được GV đề cao bao gồm: Sự sáng tạo, sự thích nghi, trung thực, sự chia sẻ và lợi ích (Peter Smith) [44].
1.4.1.4. Những đặc điểm của một nhà trường thành công.
Một trường học được xem là thành công khi họ đạt được mục tiêu dài hạn mà mình đặt ra. Tuy nhiên, những mục tiêu đó phải được xác định dựa trên những tiêu chí (đặc điểm) sau: [theo Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường phổ thông Việt Nam, Chuyên đề văn hóa nhà trường, Hà Nội].
1- Nhà trường tập trung vào HS, quan tâm đến sự thành công của mỗi HS. 2- Chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học.
3- Phương pháp giảng dạy tích cực hoá người học, kích thích tự học. 4- Có sứ mạng, mục tiêu rõ ràng, tính công bằng cũng là một mục tiêu mà người học hướng tới (có nghĩa là tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận chương trình đó).
5- Thúc đẩy, cổ vũ tinh thần làm việc giữa các GV với nhau và tinh thần làm việc giữa các nhóm với nhau (Hiệu trưởng tin tưởng, trao quyền tự chủ cho GV và có sự kiểm soát hợp lý - GV có thể chấp nhận được).
6- Đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV.
7- Chia sẻ vai trò lãnh đạo, sự cộng tác giữa các nhóm và các cá nhân ( Hiệu trưởng và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác).
8- Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, GV không bao giờ được chấp nhận thất bại.
9- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng, nhà trường cung cấp dịch vụ học tập cho cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dựa trên nghiên cứu trên đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh có thể khái quát thành các nhóm tiêu chí:
- Về lãnh đạo nhà trường :
+ Chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học.
+ Có sứ mạng, mục tiêu rõ ràng, tính công bằng cũng là một mục tiêu mà người học hướng tới (có nghĩa là tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận chương trình đó)
+ Thúc đẩy, cổ vũ tinh thần làm việc giữa các GV với nhau và tinh thần làm việc giữa các nhóm với nhau (Hiệu trưởng tin tưởng, trao quyền tự chủ cho GV và có sự kiểm soát hợp lý - GV có thể chấp nhận được).
+ Chia sẻ vai trò lãnh đạo, sự cộng tác giữa các nhóm và các cá nhân (Hiệu trưởng và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác).
- Về phía GV:
+ Phương pháp giảng dạy tích cực hoá người học, kích thích tự học. + Đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV.
+ Nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, GV không bao giờ được chấp nhận thất bại.
- Môi trường chung:
+ Nhà trường tập trung vào HS, quan tâm đến sự thành công của mỗi HS.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng. Nhà trường cung cấp dịch vụ học tập cho cộng đồng.