Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện mỏ cày tỉnh bến tre (Trang 32 - 36)

3.3.2 .Chi phí

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn

4.1.1. Nguồn vốn

Vốn là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức kinh tế. Mục tiêu chiến lược phát triển của bất kỳ tổ chức nào đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn và cách sử dụng vốn. Nền kinh tế nước ta vẫn còn thiếu vốn rất nhiều, đồng thời việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả cao. Do đó một trong những nội dung của chương trình chuyển đổi nền kinh tế trên lĩnh vực tài chính thì vấn đề làm thế nào để biến những đồng vốn bất động và biết sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng.

Bảng 2: Tổng hợp nguồn vốn Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006.

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 73.100 151.100 138.300 78.000 106,7 -12.800 -8,47 Vốn vay 192.000 160.100 189.600 -31.900 -16,15 29.500 18,43 Vốn điều chuyển 1.714 2.414 2.650 700 40,84 236 9,77 Tổng 266.814 313.614 330.550 46.800 17,54 16.936 5,4 (Nguổn: phịng tín dụng Ngân hàng nông nghiệp huyên Mỏ Cay)

Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đảm bảo dư nợ bằng

nguồn vốn kinh doanh thì Ngân hàng phải cần sự điều hoà cấp vốn từ cấp trên mà chủ yếu là Ngân hàng tỉnh và đi vay của các tổ chức tín dụng khác. Đây

được xem là hình thức cấp tín dụng và cho vay ngắn hạn tạm thời để chi nhánh đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế trong lúc huy động vốn mỗi lúc mỗi khó

khăn.

năm. Khó khăn đặt ra và địi hỏi Ban giám đốc cùng tồn thể nhân viên có trách nhiệm ở Ngân hàng phải cùng bắt tay vào cuộc, bởi số liệu ở bảng trên cho thấy năm 2004 vốn vay này có sự biến động. Cụ thể, năm 2004 đạt 192.000 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 160.100 triệu đồng giảm 31.900 triệu đồng hay giảm với tỷ lệ 16,60% so với năm 2004. Sang năm 2006 vốn vay tăng thêm 29.500 triệu đồng hay tăng 18,26% so với năm 2005. Vốn điều chuyển năm 2004 đạt 1.714 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 2.414 triệu đồng tăng 700 triệu đồng hay tăng với tỷ lệ 40,8% so với năm 2004. Sang năm 2006 vốn điều chuyển tăng thêm 236 triệu đồng hay tăng 9,78% so với năm 2005. Do Ngân hàng nông nghiệp tỉnh tăng lãi suất vốn điều chuyển trong năm 2005 để nhằm làm cho các Ngân hàng huyện nỗ lực hơn nữa trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Qua đó phản ánh được xu hướng hạn chế việc vay vốn và xin cấp vốn của chi nhánh, yêu cầu họ phải tự thân vận động, không thể trong chờ vào sự viện trợ của Ngân hàng cấp trên và các tổ chức tín dụng khác.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2004 2005 2006 m Tr i u đồ ng Vốn huy động Vốn vay Vốn điều chuyển Tổng cộng Hình 2: Tổng hợp nguồn vốn 4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng khơng có nghiệp vụ huy động vốn xem như khơng có hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng muốn được cấp giấy phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở văn phịng, máy móc thiết bị cần thiết

cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này Ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn do vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với Ngân hàng cũng như đối với khách hàng.

* Đối với Ngân hàng

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Khơng có nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác thơng qua nghiệp vụ huy động vốn Ngân hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng có các biện pháp khơng ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của Ngân hàng.

* Đối với khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặc khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các nghiệp vụ khác của Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn khi sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.

Một trong những chuẩn mực đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là hiệu quả sử dụng vốn. Đối với Ngân hàng, hoạt động tín dụng gắn liền với cơng tác huy động vốn. Huy động vốn có hiệu quả thì cơng tác sử dụng vốn cũng được thuận lợi. Do đó trước khi tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn ta cần biết thêm tình hình huy động vốn.

Bảng 3: Tình hình huy động vốn Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006

ĐVT: triệu đồng

Năm Chênh lệch

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Tiền gởi không kỳ hạn 33.900 64.300 78.500 30.400 89,67 14.200 22,08 Tiền gởi tiết kiệm <12 tháng 38.200 81.000 50.500 42.800 112,04 -30.500 -37,65 Tiền gởi tiết kiệm >12 tháng 1.000 5.800 9.300 4.800 480 3.500 60,34 Tổng 73.100 151.100 138.300 78.000 106,7 -12.800 -8,47

(Nguổn: phịng tín dụng Ngân hàng nơng nghiệp hun Mỏ Cày)

Huy động vốn là công việc trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì chi nhánh phải tạo ra một nguồn vốn an tồn để đảm bảo cho q trình hoạt động có hiệu quả cao nhất. Trong thời gian qua nguồn vốn huy động tại chi nhánh đều tăng. Cụ thể là năm 2004 nguồn vốn huy động đạt 73.100 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 151.100 triệu đồng tăng 78.000 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 160,70% so với năm 2004. Nguyên nhân tăng là do tiền gởi không kỳ hạn tăng. Cụ thể, năm 2004 tiền gởi không kỳ hạn đạt 33.900 triệu đồng đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 64.300 triệu đồng tức tăng 30.400 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 89,70% so với năm 2004. Đến năm 2006 chỉ tiêu này đạt 78.500 triệu đồng tăng thêm 14.200 triệu tương ứng tỷ lệ tăng 22,08% so với năm 2005. Sở dĩ chỉ tiêu này tăng là do nhu cầu của khách hàng như các doanh nghiệp, bưu điện, điện lực nguồn vốn của họ chủ yếu là để quay vịng. Khi họ có khoản tiền dơi ra là họ chuyển ngay gửi vào Ngân hàng giúp cho họ hoạt động kinh doanh được thuận tiện, thêm vào đó là nguồn vốn của họ khơng ổn định nên họ chỉ gửi tiền loại không kỳ hạn để thuận tiện cho họ khi cần họ có thể rút tiền dễ dàng, khơng cần phải chờ đến hạn mới có thể rút tiền được điều này sẽ làm trì truệ trong kinh doanh của họ. Còn nguồn vốn của dân cư là họ gửi vào Ngân hàng với mục đích là để tích lũy vốn nên họ

có thể gửi cả tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, có hộ tài chính tương đối ổn định thì thích gửi tiết kiệm có kỳ hạn vì mong muốn có được lãi suất cao hơn, có hộ nguồn vốn khơng ổn định thì họ gửi tiết kiệm bậc thang thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ là khi cần có thể rút được ngay.

Sang năm 2006 nguồn vốn huy động đạt 138.300 triệu đồng giảm 12.800 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 8,47% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2006 thị trường chứng khoán, bất động sản, giá vàng biến động theo chiều hướng tăng liên tục nên nhiều khách hàng có tiền nhàn rỗi sẽ tập trung đầu tư mua cổ phiếu, bất động sản, dự trữ kim loại vì khả năng sinh lời cao hơn nhiều so với gởi tiền vào Ngân hàng.

Nhìn chung, qua ba năm tình hình huy động vốn tại Chi nhánh có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên năm 2006 có giảm so với 2005 nhưng khơng đáng kể. Đây cũng là do Ban Lãnh Đạo Ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp thích hợp nhằm làm cho khách hàng tin tưởng khi gởi tiền với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đánh dấu được sự phát triển vượt bậc của cơng tác tín dụng, đồng thời Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng đề ra phương hướng nhằm làm cho công tác huy động vốn ngày một hiệu quả hơn trong năm 2007.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện mỏ cày tỉnh bến tre (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)