3.3.2 .Chi phí
5.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
5.4.1. Nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của cán bộ tín dụng
Phải tổ chức đào tạo, mở rộng khóa huấn luyện nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng, đảm bảo thực hiện tốt công việc, gắn trách nhiệm với công việc. Chia nhỏ địa bàn hoạt động của cán bộ tín dụng đang cơng tác ở các xã xa, đi lại khó khăn để cán bộ tín dụng nắm bắt tình hình cũng như theo dõi tốt quá trình sử dụng vốn của khách hàng.
5.4.2. Nâng cao năng lực thu hút khách hàng
Khi có khách hàng mới đăng ký vay vốn cần phân công cán bộ phụ trách địa bàn liên hệ thẩm định nhanh chóng và làm hồ sơ vay vốn khách hàng. Đối với khách hàng nợ q hạn cịn dây dưa thì nên động viên họ trả nợ sau đó sẽ làm hồ sơ vay lại. Đối với khách hàng đã vay vốn ở Ngân hàng khác thì có thể khuyến khích khách hàng vay vốn Ngân hàng tại địa phương để giảm chi phí đi lại.
5.4.3. Một số giải pháp khác
Ngân hàng cần phấn đấu nhiều hơn nữa, luôn kết hợp chặc chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với việc tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được đảm bảo an toàn.
Quan tâm hơn nữa đến những món nợ đã đến hạn thu hồi như tiến hành phân loại, xử lý, thu hồi nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp như: phát mãi tài sản cầm cố, xiết nợ, thế chấp tài sản để thu hồi nợ…
Ngân hàng cần phát huy điểm mạnh của mình, cho vay trong lĩnh vực Ngân hàng, tìm kiếm các biện pháp mở rộng hoạt động tín dụng.
Thường xuyên bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa phương, các quy định của ngành, định hướng và các biện pháp chỉ đạo điều hành của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.