3.3.2 .Chi phí
4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng
4.2.2.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Với phương châm đi vay để cho vay NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày đã xác định được rằng thị trường hoạt động chính là nơng thơn, thương mại, tiểu thủ công nghiệp. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp dịch vụ, khách hàng chủ yếu là nông dân, tiểu thương và buôn bán nhỏ.
Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay theo thời hạn, doanh số cho vay theo từng ngành kinh tế cũng tăng theo. Sở dĩ doanh số cho vay tăng qua các năm do áp dụng lãi suất cạnh tranh giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất tiền vay của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày luôn thấp hơn các Ngân hàng khác, dưới sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong cơng việc đẩy mạnh cơng tác thẩm định, phát vay, uy tín của Ngân hàng nên các doanh nghiệp và người dân rất thích vay tại Ngân hàng này vì vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)
DNTN 2.496 3.380 3.055 884 35,42 -325 -9,62
HSXKD 183.849 271.523 279.646 87.674 47,69 8.123 2,99 Cho vay khác 29.530 48.486 86.299 18.956 64,20 37.813 77,99 Tổng 215.875 323.389 369.000 107.514 49,80 45.611 14,10
(Nguồn:Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày) Chú thích:
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HSXKD: Hộ sản xuất kinh doanh
* Doanh nghiệp tư nhân
Đây là loại hình kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây vì việc thành lập một doanh nghiệp cũng khơng khó khăn, họ muốn tự kinh doanh theo khả năng để tìm được nguồn thu nhập tự có và mong muốn của họ. Về doanh nghiệp tư nhân thì doanh số cho vay tăng đều qua các năm và thấp hơn so với các loại hình khác. Cụ thể, trong năm 2004 doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân là 2.496 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 3.380 triệu đồng tăng 884 triệu đồng hay tăng với tỷ lệ 35,42% so với năm 2004. Đến năm 2006, doanh số cho vay trong lĩnh vực này là 3055 triệu đồng giảm 325 triệu đồng hay
tương ứng tỷ lệ giảm 9,62% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2006 giảm 1 khách hàng so với năm 2005.
*Hộ sản xuất kinh doanh
Ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển thì đời sống của người dân càng được cải thiện nhiều hơn, do đó doanh số cho vay theo thành phần kinh tế này được Ngân hàng chú trọng nhiều nhất. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay có thế chấp và cầm cố chứng từ có giá. Họ vay để mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là vay tiền để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, còn cho vay đối với cán bộ cơng nhân viên thì rất ít.
Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng, mặt khác cho vay thành phần kinh tế này khá an tồn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo mới được cho vay nhưng giá trị tài sản thế chấp đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay. Cụ thể doanh số cho vay về hộ sản xuất kinh doanh tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2004 đạt 183.849 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 271.523 triệu đồng tăng 87.674 triệu đồng tức 47,69% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 279.646 triệu đồng tăng 8.123 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 2,99%. Nguyên nhân tăng doanh số cho vay về lĩnh vực hộ sản xuất kinh doanh là do rủi ro của Ngân hàng được phân tán hơn và nguồn thu nợ được đảm bảo, mặt khác nhu cầu của khách hàng chủ yếu về lĩnh chăn nuôi và trồng trọt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, dịch cúm gia cầm lan rộng làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu nhập của người dân, nhưng do sự rủi ro trong chăn nuôi quá lớn, giá cả biến động, các loại thức ăn gia súc và con giống luôn tăng giá trong khi giá bán thành phẩm lại bấp bênh. Tuy vậy về lĩnh vực chăn nuôi cũng không bị giảm bởi vì họ chuyển sang hình thức chăn ni heo, bị là chủ yếu. Bên cạnh đó, sản xuất nơng nghiệp là rất quan trọng góp phần phát triển kinh tế vùng, huyện Mỏ Cày là vùng chuyên trồng dừa và mía nên người dân vùng này có nguồn thu nhập tăng chủ yếu bằng nghề này do đó nhu cầu về vốn là vấn đề không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất.
* Cho vay khác
Cùng với sự tăng mạnh của ngành thương mại dịch vụ thì song song đó là sự tăng trưởng của các lĩnh vực cho vay khác làm Ngân hàng không ngừng gia tăng doanh số cho vay. Năm 2004 doanh số cho vay theo lĩnh vực ngành nghề
khác đạt 29.530 triệu đồng, đến năm 2005 tăng 18.956 triệu đồng, tương ứng tăng 64,20% so năm 2004. Sang năm 2006 tăng 37.813 triệu đồng, tương ứng tăng 77,99%. Nguyên nhân là do sự chuyển biến tích cực chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, Nhà nước có chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho doanh nghiệp tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, nhu cầu sản xuất tăng, thủ tục hồ sơ pháp lý được giải quyết nhanh chóng tạo sự yên tâm của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Ngân hàng đã nhìn thấy được xu hướng phát triển, biến đổi của thị trường nên mạnh dạng chuyển đổi tỷ trọng vốn cho vay, mở rộng các dịch vụ của Ngân hàng giúp các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn.
Tóm lại, những năm qua doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng có nhiều biến đổi theo hướng tăng dần, đặc biệt cho vay hộ sản xuất kinh doanh là chủ yếu do phân tán rủi ro, khách hàng truyền thống tăng nên đảm bảo trong vấn đề cho vay của Ngân hàng.