Chỉ tiêu ĐVT 2004 Năm 2005 Năm Năm 2006 Vốn huy động Triệu đồng 73.100 151.100 138.300 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 266.814 313.614 330.550 Dư nợ Triệu đồng 265.173 311.562 339.507 Vốn huy động/ tổng nguồn vốn (%) 27,40 48,18 41,84 Vốn huy động/
Dư nợ cho vay (%) 27,57 48,50 40,74
(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày)
4.3.1.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày. Cụ thể năm 2004, vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng 27,40% sang năm 2005 tỷ trọng này chiếm 48,18% tăng so với năm 2004 là 20,78%. Đến năm 2006 chỉ tiêu này là 41,84% giảm so với năm 2005 là 6,34%.
Qua đó cho thấy hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng chưa cao. Nguyên nhân là do Ngân hàng sử dụng nguồn vốn từ Ngân hàng Trung ương đưa xuống là chủ yếu, mặt khác lúc này nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi rất ít, họ sử dụng vốn tự có để tập trung vào việc sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô do nền kinh tế phát triển. Tuy nguồn vốn huy động đạt được với tỷ trọng khơng cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng, điều này có thể nói Ngân hàng cũng dần dần phát huy được bước phát triển của mình trong xu thế hội nhập.
4.3.1.2. Vốn huy động / Dư nợ cho vay.
Năm 2004 vốn huy động trên dư nợ cho vay đạt 27,57%. Năm 2005 chỉ tiêu này đạt 48,50% tăng so với năm 2004 là 20,93%. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 40,74% giảm so với năm 2005 là 7,76%. Qua chỉ tiêu cho thấy tình hình huy động vốn tại Ngân hàng diễn ra khá tốt, điều này cho thấy công tác huy động vốn và cho vay không phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay của Ngân hàng cấp trên, đồng thời thể hiện được tính hiệu quả của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng áp dụng các hình thức huy động vốn phong phú, gửi tiền tiết kiệm bậc thang với lãi suất hấp dẫn, chuyển tiền nhanh, các chương trình khuyến mãi có tặng phẩm hay quảng cáo, đặc biệt là trong quá trình hoạt động thì Ngân hàng đã tạo được uy tín cho mình và tạo được lịng tin của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng cao. Vì vậy khách hàng yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng nên vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng ngày càng liên tục tăng lên. Ngân hàng từng bước đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng và tự chủ được nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên với kết quả đạt được như vậy Ngân hàng cần phải phấn đấu hơn nữa để huy động được tối đa nguồn vốn trong dân cư nói riêng và cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung.
4.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 4.3.2.1. Dư nợ /Tổng vốn huy động (lần). 4.3.2.1. Dư nợ /Tổng vốn huy động (lần).
Ba năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2004 bình quân 3,63 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2005 bình quân 2,06 đồng giảm so với năm 2004 là 1,57 đồng do đó tình hình huy động vốn của Ngân
hàng được cải thiện so với năm 2004. Sang năm 2006 công tác huy động vốn có xu hướng giảm dẫn đến bình qn 2,46 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động trong đó. Điều này khơng có nghĩa là Ngân hàng chưa khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình, mà là do doanh số thu nợ tăng lên làm cho tốc độ tăng của dư nợ trong năm không theo kịp tốc độ tăng của nguồn vốn huy động.
Tóm lại, trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của khách hàng luôn tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên trong năm 2006 tình hình huy động vốn có xu hướng giảm. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến tình hình huy động vốn. Ngân hàng cần phải đưa ra các mức lãi suất phù hợp tức là phải đảm bảo Ngân hàng có lời để thu hút triệt để tiền nhàn rỗi trong dân cư
Bảng 17: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn huy động Triệu đồng 73.000 151.100 138.300
Doanh số cho vay Triệu đồng 215.875 323.389 369.000
Doanh số thu nợ Triệu đồng 181.596 277.000 341.055 Dư nợ Triệu đồng 265.173 311.562 339.507 Nợ quá hạn Triệu đồng 2.769 1.754 1.933
Dư nợ bình quân Triệu đồng 248.378 288.368 325.535
Dư nợ/ vốn huy động Lần 3,63 2,06 2,46
Vịng quay vốn tín dụng Vịng 0,73 0,96 1,04
Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay
%
84,12 80,29 92,43
Nợ quá hạn/ tổng dư nợ % 1,05 0,56 0,57
(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày)
4.3.2.2. Doanh số thu nợ /Doanh số cho vay
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số này tăng đều qua ba năm. Cụ thể năm 2004 hệ số thu nợ là 84,12%, năm 2005 đạt 80,29% giảm 3,83% so với năm 2004, sang năm 2006 hệ số thu nợ đạt 92,43% tăng 12,14% so với năm 2005. Qua đó cho thấy trong 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được khoảng 85 đồng. Đây là kết quả khả quan mà Ngân hàng đã đạt được trong 3
năm qua. Tuy nhiên, ta không thể chỉ dựa vào hệ số thu nợ để đánh giá một cách chủ quan và hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, bởi vì chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng đối với tổng doanh số cho vay hàng năm. Vì vậy, khi đánh giá chỉ tiêu thu nợ nên dựa vào phần nợ đã đến hạn phải thu thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ chính xác hơn.
Tóm lại, cơng tác thu nợ của Ngân hàng trong thời gian qua khá tốt.
Tuy nhiên, để hoạt động của Ngân hàng ln được duy trì và phát triển địi hỏi bản thân Ngân hàng cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa, luôn kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được đảm bảo an tồn.
4.3.2.3. Vịng quay vốn tín dụng.
Vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có sự biến động theo chiều tăng dần. Năm 2004 vịng quay vốn tín dụng là 0,73 vịng và năm 2005 là 0,96 vòng, tăng 0,23 vòng so với năm 2004. Đến năm 2006 vịng quay vốn tín dụng là 1,04 vòng lại tiếp tục tăng so với năm 2005 là 0,09 vòng. Chỉ số này khá cao chứng tỏ công tác thu hồi vốn của Ngân hàng đang được thực hiện tốt, rủi ro tín dụng thấp; từ đó cho thấy tình hình hoạt động tín dụng đang diễn ra tốt. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cần phải có giải pháp nâng cao hơn nữa vịng quay vốn đầu tư của Ngân hàng.
4.3.2.4. Nợ quá hạn /Tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng biến động theo chiều giảm. Năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,05% và năm 2004 là 0,56% giảm so với năm 2004 là 0,49%. Đến năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,57% tăng so với năm 2005 là 0,01% nhưng vẫn còn ở mức thấp và dưới mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%. Có được kết quả này là do Ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu để xử lý từng món nợ, gắn xử lý tồn đọng nợ cũ với việc tăng cường kiểm tra, kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi phát sinh nghiệp vụ cho vay và triệt để thực hiện những giải pháp này, nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó được sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước đã tạo được hành lang pháp lý cho Ngân hàng, nhằm xử lý triệt để những món nợ quá hạn trên 12
tháng do khách hàng cố ý không trả nợ. Mặt khác, nhờ vào sự phấn đấu vượt bậc của ban lãnh đạo đã đề ra các giải pháp hữu hiệu cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng thực hiện tốt giải pháp này, với kết quả trên Ngân hàng không những thu được lợi nhuận cho mình qua từng năm hoạt động mà cịn góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và làm bước đệm cho việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế trong toàn huyện.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
NHNo & PTNT HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE
5.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng và huy động vốn
- Ngân hàng đặt tại thị trấn huyện Mỏ Cày nên các hoạt động kinh doanh diễn ra rất tốt, thực hiện các mục tiêu kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra. Về mặt chỉ đạo điều hành Ngân hàng luôn tuân thủ đúng luật, thực thi các quy định Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ và bảo đảm khả năng thanh tốn trong suốt q trình hoạt động kinh doanh. Với lượng khách hàng tương đối lớn cùng với sự nhiệt tình năng nổ của cán bộ tín dụng đã đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đa số làm việc thâm niên nên có nhiều kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm cao, nội bộ đồn kết, nhiệt tình với khách hàng, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban lãnh đạo Ngân hàng giao phó. Ngân hàng giữ vững thị trường nơng thơn, uy tín cao, lưu giữ khách hàng truyền thống nên số dư tiền gởi luôn đạt mức ổn định và tăng dần.
- Dư nợ tín dụng trong năm của chi nhánh đạt mức tăng trưởng ổn định và trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Song song với việc tăng trưởng tín dụng, chi nhánh còn thực hiện việc thanh lộc những khách hàng tốt, kiên quyết từ chối cho vay những khách hàng không đảm bảo các điều kiện vay vốn, các khách hàng có mức độ rủi ro cao.
- Chú trọng cơng tác phân tích chất lượng tín dụng để đánh giá đúng thực trạng nợ nhằm có những biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện nghiêm túc quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước và quyết định 165 của NHNo & PTNT Việt Nam từ đó có những ứng xử phù hợp với từng loại nợ.
- Cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cách phục vụ của đội ngũ cán bộ, tiến hành bố trí sắp xếp lại cán bộ và địa bàn phụ trách từ đó chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh cho đơn vị.
- Các dịch vụ Ngân hàng có bước phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
5.2. Những tồn tại Ngân hàng đang gặp phải trong hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong cơng tác tín dụng nêu trên thì NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày còn gặp phải một số vướng mắt sau:
- Nguồn vốn huy động tại địa phương trong năm thấp, chỉ đạt 76% chỉ tiêu trên giao, do đó nguồn vốn cho vay của chi nhánh phải phụ thuộc vào việc sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên việc này làm cho chi nhánh thiếu chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng.
- Nghiệp vụ tín dụng trong năm chủ yếu là tín dụng truyền thống của chi nhánh, các sản phẩm tín dụng có ưu điểm như cho vay theo hạn mức tín dụng, bảo lãnh,…được triển khai thực hiện nhưng mức độ đạt được còn thấp.
- Đa phần cán bộ của chi nhánh có độ tuổi cao do đó mức độ nhanh nhạy và khả năng tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên điều kiện giao tiếp, khả năng ứng xử rất chuẩn đồng thời nắm vững nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế tốt.
- Tình hình kinh tế ln diễn ra sơi động vì thế cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng mạnh mẽ gây khó khăn trong tiến trình vay và cho vay của Ngân hàng, đặc biệt là huy động tiền gởi.
- Tốc độ tăng tín dụng nhanh nhưng kèm theo nó là tốc độ gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn cũng nhanh, điều này dễ phát sinh rủi ro tín dụng cho Ngân hàng nếu khơng có giải pháp phòng ngừa hợp lý.
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.
- Cơng tác thu thập thông tin khách hàng mới, phân loại khách hàng cũ chưa thực sự được chú trọng.
- Ngân hàng cho khách hàng vay với hình thức có thế chấp tài sản và quy định chỉ cho vay tối đa 30% trên tổng giá trị tài sản được định theo giá thị trường. Do đó, nhu cầu vay vốn của khách hàng đôi khi bị hạn chế bởi giá trị tài
sản đem thế chấp nên khách hàng phải đắn đo khi vay nguồn tiền mà không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
- Cơ sở vật chất, cơng nghệ thơng tin cịn nghèo nên hạn chế khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
- Khách hàng gặp phải rủi ro như thiên tai, hạn hán, bão lụt,....; gặp giá cả các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất trồng lúa hoặc giá tiêu thụ sản phẩm biến động q lớn khơng có lợi cho người nông dân, gây tác hại lớn làm cho hộ vay vốn không trả được nợ vay Ngân hàng.
- Hộ sử dụng vốn vay sai mục đích: vay vốn góp hụi, bn bán hàng cấm, đầu tư vào những việc làm không chắc chắn,...dẫn đến mất khả năng thanh toán khi bị thất bại trong làm ăn.
5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 5.3.1. Tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng 5.3.1. Tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng
Muốn thực hiện một công việc nào đó trước tiên bản thân mình phải tạo được chữ tín trong hoạt động kinh doanh của mình, chứng tỏ uy tín của mình bằng các hoạt động có hiệu quả. Tâm lý của khách hàng gởi tiền vào Ngân hàng là tạo sự an tâm, đảm bảo tài sản của mình được an tồn. Tạo cho khách hàng ấn tượng về Ngân hàng khi tiếp xúc lần đầu tiên. Đối với khách hàng cũ cần quan tâm thường xuyên tạo mối quan hệ thân mật duy trì lượng khách hàng này.
5.3.2. Chính sách lãi suất
Ngân hàng cần có một chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ. Hiện nay, NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày phải chịu sự cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn huyện như: Ngân hàng chính sách, Ngân hàng cơng thương, Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do vậy để huy động vốn được tốt Ngân hàng phải ấn định lãi suất ở mức cho phép, tức là vừa có thể cạnh tranh được vừa đảm bảo có lợi nhuận, lãi suất như một đòn bẩy quyết định đối với việc huy động vốn.
Cụ thể ở đây, Ngân hàng đang chuẩn bị thay đổi lãi suất tiền vay ngắn hạn từ 1,1% tháng đến 1,2% tháng, đồng thời Ngân hàng đưa ra mức lãi suất tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn và những kỳ hạn tiết kiệm khác nhau để thu hút được nhiều tiền gởi tiết kiệm hơn. Chẳng hạn, khách hàng gởi tiết kiệm với kỳ hạn một
năm nhận lãi suất hàng tháng thì mức lãi suất là 0,65% nếu cuối hạn mới nhận thì lãi suất là 0,69% /tháng.
5.3.3. Khách hàng
Khách hàng của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày là hộ sản xuất, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Ngân hàng và tham gia cả thị trường đầu vào như: gửi tiết kiệm, dịch vụ ATM,.. đồng thời cũng là bên tiêu thụ đầu ra như vay vốn của Ngân hàng, mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng là mối quan hệ hai chiều tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển và tồn tại.