ĐVT:Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 166.284 266.594 301.830 100.310 60,32 35.236 13,22 Trung hạn 49.591 56.795 67.170 7.204 14,53 10.375 18,27 Tổng 215.875 323.389 369.000 107.514 49,80 45.611 14,10
(Nguồn:Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày) * Doanh số cho vay ngắn hạn
Trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 80%) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì, nguồn vốn để cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ chế biến nông sản, thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng đồng thời đáp ứng tiêu dùng cá nhân.
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 166.284 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 266.594 triệu đồng tăng 100.310 triệu đồng tức tăng với tỷ lệ 60,32% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 301.830 triệu đồng tăng thêm 35.236 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 13,22% so với năm 2005. Nguyên nhân do Ngân hàng đã sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn và những năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ
tăng lên từ đó đã kích thích hộ nơng dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội và kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặt khác do đặc điểm tình hình địa phương thường là thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh đa số có thời hạn dưới 1 năm và vòng quay vốn ngắn tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể dễ kiểm sốt vốn vay.
* Doanh số cho vay trung dài hạn
Mục đích của tín dụng trung dài hạn là nhằm giúp đỡ cho khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất. Năm 2004 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 49.591 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 56.795 triệu đồng tăng 7.204 triệu đồng tức tăng với tỷ lệ 14,53% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 67.170 triệu đồng tăng thêm 10.375 triệu đồng hay chiếm tỷ trọng 18,27% so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2006 nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng lại có xu hướng tăng nên Ngân hàng cũng đã đẩy mạnh cho vay trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn của các đơn vị hoạt động.
Tóm lại, trong những năm qua doanh số cho vay theo thời hạn liên tục
tăng. Trong đó phải kể đến là doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay.
Năm 2004 77% 23% Năm 2005 82% 18% Năm 2006 82% 18% Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung dài hạn
4.2.2.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
Với phương châm đi vay để cho vay NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày đã xác định được rằng thị trường hoạt động chính là nơng thơn, thương mại, tiểu thủ công nghiệp. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp dịch vụ, khách hàng chủ yếu là nông dân, tiểu thương và buôn bán nhỏ.
Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay theo thời hạn, doanh số cho vay theo từng ngành kinh tế cũng tăng theo. Sở dĩ doanh số cho vay tăng qua các năm do áp dụng lãi suất cạnh tranh giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất tiền vay của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày luôn thấp hơn các Ngân hàng khác, dưới sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong cơng việc đẩy mạnh cơng tác thẩm định, phát vay, uy tín của Ngân hàng nên các doanh nghiệp và người dân rất thích vay tại Ngân hàng này vì vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)
DNTN 2.496 3.380 3.055 884 35,42 -325 -9,62
HSXKD 183.849 271.523 279.646 87.674 47,69 8.123 2,99 Cho vay khác 29.530 48.486 86.299 18.956 64,20 37.813 77,99 Tổng 215.875 323.389 369.000 107.514 49,80 45.611 14,10
(Nguồn:Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày) Chú thích:
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HSXKD: Hộ sản xuất kinh doanh
* Doanh nghiệp tư nhân
Đây là loại hình kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây vì việc thành lập một doanh nghiệp cũng khơng khó khăn, họ muốn tự kinh doanh theo khả năng để tìm được nguồn thu nhập tự có và mong muốn của họ. Về doanh nghiệp tư nhân thì doanh số cho vay tăng đều qua các năm và thấp hơn so với các loại hình khác. Cụ thể, trong năm 2004 doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân là 2.496 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 3.380 triệu đồng tăng 884 triệu đồng hay tăng với tỷ lệ 35,42% so với năm 2004. Đến năm 2006, doanh số cho vay trong lĩnh vực này là 3055 triệu đồng giảm 325 triệu đồng hay
tương ứng tỷ lệ giảm 9,62% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2006 giảm 1 khách hàng so với năm 2005.
*Hộ sản xuất kinh doanh
Ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển thì đời sống của người dân càng được cải thiện nhiều hơn, do đó doanh số cho vay theo thành phần kinh tế này được Ngân hàng chú trọng nhiều nhất. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay có thế chấp và cầm cố chứng từ có giá. Họ vay để mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là vay tiền để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, còn cho vay đối với cán bộ cơng nhân viên thì rất ít.
Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng, mặt khác cho vay thành phần kinh tế này khá an tồn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo mới được cho vay nhưng giá trị tài sản thế chấp đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay. Cụ thể doanh số cho vay về hộ sản xuất kinh doanh tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2004 đạt 183.849 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 271.523 triệu đồng tăng 87.674 triệu đồng tức 47,69% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 279.646 triệu đồng tăng 8.123 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 2,99%. Nguyên nhân tăng doanh số cho vay về lĩnh vực hộ sản xuất kinh doanh là do rủi ro của Ngân hàng được phân tán hơn và nguồn thu nợ được đảm bảo, mặt khác nhu cầu của khách hàng chủ yếu về lĩnh chăn nuôi và trồng trọt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, dịch cúm gia cầm lan rộng làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu nhập của người dân, nhưng do sự rủi ro trong chăn nuôi quá lớn, giá cả biến động, các loại thức ăn gia súc và con giống luôn tăng giá trong khi giá bán thành phẩm lại bấp bênh. Tuy vậy về lĩnh vực chăn nuôi cũng không bị giảm bởi vì họ chuyển sang hình thức chăn ni heo, bị là chủ yếu. Bên cạnh đó, sản xuất nơng nghiệp là rất quan trọng góp phần phát triển kinh tế vùng, huyện Mỏ Cày là vùng chuyên trồng dừa và mía nên người dân vùng này có nguồn thu nhập tăng chủ yếu bằng nghề này do đó nhu cầu về vốn là vấn đề không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất.
* Cho vay khác
Cùng với sự tăng mạnh của ngành thương mại dịch vụ thì song song đó là sự tăng trưởng của các lĩnh vực cho vay khác làm Ngân hàng không ngừng gia tăng doanh số cho vay. Năm 2004 doanh số cho vay theo lĩnh vực ngành nghề
khác đạt 29.530 triệu đồng, đến năm 2005 tăng 18.956 triệu đồng, tương ứng tăng 64,20% so năm 2004. Sang năm 2006 tăng 37.813 triệu đồng, tương ứng tăng 77,99%. Nguyên nhân là do sự chuyển biến tích cực chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, Nhà nước có chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho doanh nghiệp tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, nhu cầu sản xuất tăng, thủ tục hồ sơ pháp lý được giải quyết nhanh chóng tạo sự yên tâm của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Ngân hàng đã nhìn thấy được xu hướng phát triển, biến đổi của thị trường nên mạnh dạng chuyển đổi tỷ trọng vốn cho vay, mở rộng các dịch vụ của Ngân hàng giúp các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn.
Tóm lại, những năm qua doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng có nhiều biến đổi theo hướng tăng dần, đặc biệt cho vay hộ sản xuất kinh doanh là chủ yếu do phân tán rủi ro, khách hàng truyền thống tăng nên đảm bảo trong vấn đề cho vay của Ngân hàng.
4.2.2.3. Doanh số cho vay theo đối tượng
Bảng 7: Doanh số cho vay theo đối tượng
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 183.879 277.189 315.985 93.310 50,75 38.796 14,00
TM,DV 21.710 29.000 33.150 7.290 33,58 4.150 14,31
Cho vay khác 10.286 17.200 19.865 6.914 67,22 2.665 15,49 Tổng 215.875 323.389 369.000 107.514 49,80 45.611 14,10
(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày)
Chú thích:
TM, DV: Thương mại và dịch vụ
* Nông nghiệp
Mỏ Cày là huyện có hơn 70% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Theo chủ tương phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn thì ngành nơng nghiệp là nền tảng và cần tập trung phát triển để vừa nâng cao đời sống cho người dân vừa mở rộng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Do đặc điểm kinh tế xã hội của huyện nên đa phần người dân ở đây sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Do đó đối tượng cho vay chính của chi nhánh là hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Cụ
thể, trong năm 2004 doanh số cho vay là 183.879 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 277.189 triệu đồng tăng 93.310 triệu đồng hay tăng 50,75% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp lại tiếp tục tăng đạt 315.985 triệu đồng tăng thêm 38.796 triệu đồng hay tăng chiếm tỷ trọng 14,00% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng là do nền kinh tế huyện phát triển đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt diện tích trồng dừa liên tục tăng là do trong những năm trở lại đây dừa trái có giá nên người dân tăng diện tích cây trồng. Diện tích mía cũng tăng lên do giá mía đường tăng nhanh diện tích cây ăn trái giảm xuống nên bà con phá bỏ để trồng giống cây mới nên người dân cần vốn để mua giống mới làm cho doanh số cho vay trong nông nghiệp tăng lên đáng kể.
* Thương mại, dịch vụ
Lĩnh vực thương mại dịch vụ qua 3 năm đều tăng mạnh, năm 2004 đạt 21.710 triệu đồng, đến năm 2005 doanh số cho vay trong lĩnh vực này đạt 29.000 triệu đồng tức tăng 7.290 triệu đồng tương ứng tăng 33,58% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm đạt 4.150 triệu đồng hay tăng với tỷ lệ 14,31% so với năm 2005.
Cùng với sự tăng mạnh của ngành thương mại dịch vụ thì song song đó là sự tăng của ngành cho vay khác, năm 2005 tăng 6.914 triệu đồng, tương ứng 67,22% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này tiếp tục tăng 2.665 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 15,49% so với năm 2005.
Sự tăng mạnh của ngành TM & DV, cho vay khác do sự chuyển biến tích cực chuyển dịch cơ cấu từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp, Nhà nước có chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho doanh nghiệp tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, nhu cầu sản xuất tăng, thủ tục hồ sơ pháp lý được giải quyết nhanh chóng tạo sự yên tâm của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Ngân hàng đã nhìn thấy được xu hướng phát triển, biến đổi của thị trường mạnh dạng chuyển đổi tỷ trọng vốn cho vay, mở rộng các dịch vụ Ngân hàng giúp các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn về hoạt động dịch vụ phục vụ của Ngân hàng.
Tóm lại: doanh số cho vay theo ngành kinh tế biến động qua các năm.
Trong đó, doanh số cho vay nơng nghiệp tăng lên đáng kể song song đó là sự gia tăng của ngành thương mại dich vụ.
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2004 2005 2006 Năm Tr i ệ u đồ ng Nông nghiệp TM,DV Cho vay khác Tổng
Hình 4: Doanh số cho vay theo đối tượng 4.2.3. Doanh số thu nợ 4.2.3. Doanh số thu nợ
4.2.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 140.782 234.656 284.059 93.874 66,68 49.403 21,05 Trung hạn 40.814 42.344 56.996 1.530 3,75 14.652 34,60 Tổng 181.596 277.000 341.055 95.404 52,54 64.055 23,12
(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày)
* Doanh số thu nợ ngắn hạn.
Doanh số thu nợ ngắn hạn là khoản tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản giải Ngân trong một khoản thời gian nhất định. Do đó việc thu nợ được xem là cơng tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thơng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong công tác thu nợ. Cụ thể trong năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 140.782 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 234.656 triệu đồng tăng 93.874 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 66,68% so với 2004. Sang năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 284.059 triệu đồng tăng thêm 49.403 triệu đồng hay tăng với tỷ lệ 21,05% so với năm 2005. Do các năm qua
kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như dừa, mía... tăng lên đáng kể, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Đây chính là sự nỗ lực, sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng trong thời gian qua, khơng chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc giữ vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, trong những năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước tiến triển tích cực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị.
* Doanh số thu nợ trung dài hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ trung dài hạn tăng qua các năm tương ứng với sự gia tăng doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 40.814 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 42.344 triệu đồng tăng 1.530 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 3,75% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 56.996 triệu đồng tăng thêm 14.652 triệu đồng hay chiếm tỷ trọng 34,60% so với năm 2005. Do tình hình kinh tế huyện trong những năm qua có bước phát triển khá hơn so với cùng kỳ năm trước, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp.
Nhìn chung, tình hình thu nợ tại Ngân hàng đã diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng nhanh. Như đã phân tích trên, doanh số cho vay