Doanh số cho vay theo đối tượng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện mỏ cày tỉnh bến tre (Trang 46 - 77)

4.2.3. Doanh số thu nợ

4.2.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 140.782 234.656 284.059 93.874 66,68 49.403 21,05 Trung hạn 40.814 42.344 56.996 1.530 3,75 14.652 34,60 Tổng 181.596 277.000 341.055 95.404 52,54 64.055 23,12

(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày)

* Doanh số thu nợ ngắn hạn.

Doanh số thu nợ ngắn hạn là khoản tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản giải Ngân trong một khoản thời gian nhất định. Do đó việc thu nợ được xem là cơng tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư và đẩy nhanh tốc độ ln chuyển trong lưu thơng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong công tác thu nợ. Cụ thể trong năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 140.782 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 234.656 triệu đồng tăng 93.874 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 66,68% so với 2004. Sang năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 284.059 triệu đồng tăng thêm 49.403 triệu đồng hay tăng với tỷ lệ 21,05% so với năm 2005. Do các năm qua

kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như dừa, mía... tăng lên đáng kể, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Đây chính là sự nỗ lực, sự cố gắng khơng ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng trong thời gian qua, khơng chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc giữ vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, trong những năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước tiến triển tích cực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị.

* Doanh số thu nợ trung dài hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ trung dài hạn tăng qua các năm tương ứng với sự gia tăng doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 40.814 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 42.344 triệu đồng tăng 1.530 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 3,75% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 56.996 triệu đồng tăng thêm 14.652 triệu đồng hay chiếm tỷ trọng 34,60% so với năm 2005. Do tình hình kinh tế huyện trong những năm qua có bước phát triển khá hơn so với cùng kỳ năm trước, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả, giúp tăng khả năng thanh tốn nợ vay của doanh nghiệp.

Nhìn chung, tình hình thu nợ tại Ngân hàng đã diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng nhanh. Như đã phân tích trên, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong những năm qua.

Năm 2004 78% 22% Năm 2005 85% 15% Năm 2006 83% 17% Thu nợ ngắn hạn Thu nợ trung dài hạn

Hình 5: Tình hình thu nợ theo thời hạn 4.2.3.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)

DNTN 1.497 2.015 1.647 518 34,60 -368 -18,26

HSXKD 157.699 240.465 261.768 82.766 52,48 21.303 8,86 Thu nợ khác 22.400 34.520 77.640 12.120 54,10 43.120 124,91 Tổng 181.596 277.000 341.055 95.404 52,54 64.055 23,12

(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày) Chú thích

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HSXKH: Hộ sản xuất kinh doanh

* Doanh nghiệp tư nhân

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân qua ba năm biến động theo chiều tăng. Cụ thể năm 2004 doanh số thu nợ đạt 1.497triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 2.015 triệu đồng tương ứng tăng 518 triệu đồng tức tăng 34,60% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số thu nợ của

doanh nghiệp tư nhân đạt 1.647 triệu đồng giảm 368 triệu đồng tức giảm 18,26% so với năm 2005. Sự biến động này nguyên nhân là do nguyên tắc đảm bảo vốn vay khá chặt chẽ, tài sản cầm cố, thế chấp nhiều, chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ tương đối ngắn, cộng với phần lớn các doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh thương mại, mua đi bán lại là chính, hoặc có sản xuất nhưng các mặt hàng cũng đơn giản nên vòng quay vốn nhanh, họ vay nhiều ở một thời điểm rồi trả nợ nhanh ở vài tháng sau đó khi chu kỳ sản xuất kinh doanh kết thúc để tiếp tục vay nên doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với các loại hình này ln biến động.

* Hộ sản xuất kinh doanh

Qua ba năm doanh số thu nợ của hộ sản xuất kinh doanh tăng đều và thu nợ nhiều nhất so với các lĩnh vực khác hoạt động trong địa bàn. Năm 2004 doanh số thu nợ đạt 157.699 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 240.465 triệu đồng tăng 82.766 triệu đồng tức tăng 52,48% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 261.768 triệu đồng tăng 21.303 triệu đồng tức tăng 8,86% so với 2005. Sự gia tăng này phù hợp với tốc độ tăng của doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, nếu doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng làm khá tốt, khách hàng vay thuộc thành phần kinh tế này là những khách hàng có nguồn trả nợ thực hiện tốt trong việc trả nợ vốn vay.

* Thu nợ khác

Những năm qua Ngân hàng hoạt động có nhiều thuận lợi, đồng vốn xoay vịng, doanh nghiệp có khả năng trả nợ để giảm việc trả lãi và trả vốn vay Ngân hàng, họ đã tạo uy tín với Ngân hàng. Loại hình này đang khẳng định thế mạnh của mình trong kinh doanh và đóng vai trò khá quan trọng đối với Ngân hàng. Doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng khá cao năm 2004 chỉ tiêu này đạt 22.400 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 34.520 triệu đồng tăng 12.120 triệu đồng tức tăng 54,10% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế này đạt 77.640 triệu đồng tăng 43.120 triệu đồng tức tăng 124,91% so với năm 2005. Nguyên nhân của việc tăng doanh số thu nợ là do công tác thẩm định vốn

vay là phải sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng làm khá tốt nên người vay theo thành phần kinh tế này thực hiện nguồn trả nợ vốn vay đúng hạn.

Tóm lại, doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ln có sự biến động.

Đặc biệt doanh số thu nợ hộ sản xuất kinh doanh và thu nợ khác tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó thì cho vay trong lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân lại có xu hướng giảm là do giảm một khách hàng

4.2.3.3. Doanh số thu nợ theo đối tượng

Bảng 10: Doanh số thu nợ theo đối tượng

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 155.720 244.260 295.270 88.540 56,86 51.010 20,88 TM,DV 17.076 22.350 30.400 5.274 30,89 8.050 36,02 Cho vay khác 8.800 10.390 15.385 1.590 18,07 4.995 48,08 Tổng 181.596 277.000 341.055 95.404 52,54 64.055 23,12

(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nông Nghiệp huyện Mỏ Cày) TM, DV: Thương mại và dịch vụ.

* Nông nghiệp

Đây là lĩnh vực mà Ngân hàng tập trung thu hồi vốn nhiều nhất nên cũng đạt một kết quả khả quan. Năm 2004 doanh số thu nợ đạt 155.720 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 244.260 triệu đồng tăng 88.540 triệu đồng tức tăng 56,86% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 295.270 triệu đồng tăng 51.010 triệu đồng tức tăng 20,88% so với 2005. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng là do việc đẩy mạnh gia tăng doanh số cho vay và cũng do đẩy mạnh cơng tác tín dụng cùng với việc đưa ra nhiều chính sách thích hợp của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong thời gian qua như triển khai các hình thức thu nợ trước khi đến hạn và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng sau khi khách hàng trả nợ xong. Vì vậy, đã thu hút nhiều người tìm mọi cách, mọi biện pháp để trả nợ Ngân hàng trước hoặc đúng hạn.

* Thương mại và dịch vụ

Doanh số cho vay TM & DV tăng mạnh thì doanh số thu nợ của ngành này cũng tăng, năm 2005 đạt 17.076 triệu đồng, tăng 5.274 triệu đồng, tương ứng 30,89% so với năm 2004. Chu kỳ vay vốn của ngành này là rất cao khoảng 3

- 4 lần chứng tỏ hoạt động tín dụng ở ngành này rất phát triển làm ăn có hiệu quả có xu hướng cịn tăng cao hơn nữa. Ngân hàng cần chú trọng hơn vào thị trường nhiều tiềm năng này. Tình hình kinh doanh mua bán và các loại hình dịch vụ được mở rộng trên địa bàn nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước nên các loại hình đó đã phát triển bước đầu có hiệu quả đáng kể. Trong năn 2006, tình hình kinh doanh mua bán gặp thuận lợi, từ đó doanh số thu nợ trong năm đã tăng lên cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ đạt 30.400 triệu đồng tăng 8.050 triệu đồng hay tăng tương ứng tỷ lệ 36,02% so với 2005.

* Ngành khác

Ngành này cũng góp phần vào sự gia tăng của tổng doanh số thu nợ, năm 2005 đạt 10.390 triệu đồng, tăng 1.590 triệu đồng, tương ứng 18,07% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục tăng đạt 15.385 triệu đồng tức tăng 4.995 triệu đồng hay tăng tương ứng tỷ lệ 48,08% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ tăng là do bên cạnh những khó khăn thường xảy ra thì song song đó cũng có những thuận lợi đã giúp các hộ vay vốn với mục đích trên cải thiện đời sống tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày, từ đó đã giúp người dân ý thức trả nợ tạo nên khoản thu lớn cho Ngân hàng.

Tóm lại, doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm. Điều đó cho thấy

khách hàng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả đồng thời chi nhánh ln có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển. Đạt được như vậy là nhờ vào chi nhánh đã thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của khách hàng như gởi giấy báo kịp thời đến với khách hàng khi đến hạn trả nợ.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2004 2005 2006 Năm Tr i u đồ ng Nông nghiệp TM,DV Thu nợ khác Tổng

4.2.4. Dư nợ

4.2.4.1. Dư nợ theo thời hạn

Bảng 11: Dư nợ theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 183.035 214.973 232.744 31.938 17,45 17.771 8,27 Trung hạn 82.138 96.589 106.763 14.451 17,59 10.174 10,53 Tổng 265.173 311.562 339.507 46.389 17,49 27.945 8,97

( Nguồn: phịng tìn dụng Ngân Hàng Nông nghiệp huyện Mỏ Cày)

* Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm. Cụ thể, trong năm 2004 dư nợ ngắn hạn đạt 183.035 triệu đồng, đến năm 2005 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 214.973 triệu đồng tăng 31.938 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,45% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 232.744 triệu đồng tăng thêm 17.771 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 8,27% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và hội đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được Ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, liên tục tăng lên qua các năm. Do vai trò của Ngân hàng là bổ sung nguồn vốn lưu động đối với nền kinh tế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng của q trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong những năm qua Ngân hàng đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn.

* Dư nợ trung dài hạn

Năm 2004 dư nợ trung dài hạn đạt 82.138 triệu đồng, đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 96.589 triệu đồng tăng 14.451 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17,59% so với năm 2004. Sang năm 2006 dư nợ trung dài hạn đạt 106.763 triệu đồng tăng thêm 10.174 triệu đồng hay chiếm tỷ trọng 10,53% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo hướng chậm mà chắc, nhưng cố gắng phấn đấu đạt 40% trên tổng dư nợ. Ngân hàng chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng có

nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, không cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2004 2005 2006 Năm Tr i u đồ ng Ngắn hạn Trung hạn Tổng

Hình 7: Tình hình dư nợ theo thời hạn 4.2.4.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 12: Dư nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT triệu đồng

Năm Chênh lệch

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)

DNTN 1.040 2.405 3.813 1.365 131,25 1.408 58,54

HSXKD 236.460 267.518 285.396 31.058 13,14 17.878 6,68 Dư nợ khác 27.673 41.639 50.298 13.966 50,47 8.659 20,80

Tổng 265.173 311.562 339.507 46.389 17,49 27.945 8.97

(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày) Chú thích

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HSXKD: Hộ sản xuất kinh doanh

* Doanh nghiệp tư nhân

Dư nợ của thành phần kinh tế này tương đối ổn định. Năm 2004 dư nợ đạt 1.040 triệu đồng đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 2.405 triệu đồng tăng 1.365 triệu đồng hay tăng tương ứng tỷ lệ 131,25% so với năm 2004. Sang năm 2006

dư nợ đạt 3.813 triệu đồng tăng 1.408 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 58,54% so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh số dư nợ phụ thuộc hoàn toàn vào doanh số cho vay và tốc độ thành lập doanh nghiệp tư nhân trong những năm gần đây, bên cạnh đó ở thời điểm cuối năm nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phục vụ tết khá lớn. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải tăng cường quản lý các món vay này vì đầu tư vào những thành phần kinh tế này rủi ro càng cao do đa phần họ sản xuất tự phát theo mùa vụ, ít có khách hàng sản xuất kinh doanh cụ thể và sổ sách kế tốn thường khơng minh bạch, khơng đầy đủ, Ngân hàng khó mà đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này.

*Hộ sản xuất kinh doanh

Năm 2004 dư nợ đạt 236.460 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 267.518 triệu đồng tăng 31.658 triệu đồng tức tăng 13,13% so với năm 2004. Sang năm 2006 dư nợ theo thành phần kinh tế này đạt 285.396 triệu đồng tăng 17.878 triệu đồng tức tăng 6,68% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng dư nợ là do nền kinh tế phát triển nên người dân nâng cao việc sản xuất kinh doanh để có nguồn thu nhập khá ổn định hơn, thế thì sẽ có người thừa vốn và phần lớn là người dân thiếu vốn do đó họ có nhu cầu vay mượn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của họ được tốt hơn, Ngân hàng sẽ là đơn vị trung gian giúp cho họ giải quyết

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện mỏ cày tỉnh bến tre (Trang 46 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)