Dư nợ theo đối tượng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện mỏ cày tỉnh bến tre (Trang 55 - 57)

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 219.970 252.899 273.614 32.929 14,97 20.716 8,19

TM,DV 21.480 28.130 30.880 6.650 30,96 2.750 9,78

Dư nợ khác 23.723 30.533 35.013 6.810 28,71 4.479 14,67 Tổng 265.173 311.562 339.507 46.389 17,49 27.945 8,97

(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân Hàng Nơng Nghiệp huyện Mỏ Cày) Chú thích:

TM, DV: thương mại và dịch vụ

*Nông nghiệp

Lĩnh vực nông nghiệp ta thấy dư nợ biến động qua 3 năm, năm 2004 dư nợ đạt 219.970 triệu đồng đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 252.899 triệu đồng tức tăng 32.929 triệu đồng hay tương ứng tỷ lệ tăng 14,97% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 273.614 triệu đồng tăng thêm 20.716 triệu đồng hay chiếm tỷ lệ 8,19% so với năm 2005. Với mức gia tăng dư nợ đều đặn qua các năm thì chi nhánh đã đáp ứng được mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương đề ra. Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng lên qua ba năm là do một phần là Ngân hàng đã chủ động mở rộng cho vay thêm để phục vụ cho sản xuất, trồng trọt theo nhu cầu người dân trong huyện, một phần cũng là do nhu cầu mở rộng diện tích trồng trọt nên người dân cần tốn chi phí để phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu nhờ đó mà dư nợ hàng năm tăng lên.

* Thương mại, dịch vụ

Về lĩnh vực thương mại và dịch vụ dư nợ qua 3 năm luôn biến động, năm 2005 đạt 28.130 triệu đồng tăng 6.650 triệu đồng, tương ứng 30,96% so với năm 2004. Sang năm 2006 đạt 30.880 triệu đồng tăng 2.750 triệu đồng, tương ứng 9,78% so với năm 2005. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì đất nước ta đang trên đường cơng nghiệp hóa, đời sống người dân đang dần được nâng cao qua địn bẩy tín dụng của Ngân hàng, đồng thời với dư nợ này góp phần tăng thêm

nguồn thu của Ngân hàng. Sở dĩ đạt được kết quả tăng trưởng đều tăng qua các năm là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân gây ra, việc mua bán nhỏ tại địa bàn huyện dần dần được mọi người tận dụng và khai thác triệt để nhằm tạo ra lợi nhuận cao. Từ việc kinh doanh mua bán nhỏ có hiệu quả qua các năm nên Ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư cho vay mở rộng cho lĩnh vực kinh doanh này, với phương châm làm ăn của các đơn vị kinh doanh mua bán nhỏ là đạt lợi nhuận cao và đủ sức cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh khác nên việc mua bán ngày càng phát triển và đi lên giúp các đơn vị kinh doanh có khả năng trả nợ Ngân hàng, từ đó cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng ngày một tăng lên.

* Ngành khác

Bên cạnh, sự tăng giảm biến động thường xuyên của lĩnh vực nông nghiệp, TM & DV thì tổng dư nợ của ngành khác có chiều hướng tăng nhanh đáng kể, năm 2005 đạt 30.533 triệu đồng tăng thêm 6.810 triệu đồng, tương ứng 28,71% so với năm 2004. Sang năm 2006 tăng thêm 4.479 triệu đồng, tương ứng 14,67% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng là do đây là hình thức cho vay vào hai lĩnh vực chủ yếu là đời sống tiêu dùng là xây dựng cơ sở hạ tầng, vì trong năm 2005 tình hình cho vay vào đời sống tiêu dùng đã được tận dụng khá tốt và sử dụng đồng vốn để tiêu dùng hợp lý nên các khoản nợ được thanh toán cho Ngân hàng khi đến hạn, còn số vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được hoàn trả theo đúng hợp đồng đã ký kết, vì người sử dụng vốn ý thức được tinh thần trách nhiệm về khoản vay của mình nên họ tìm mọi cách thanh tốn nợ cho Ngân hàng khi đến hạn nhờ đó mà Ngân hàng có doanh số thu nợ ln tăng qua các năm.

Tóm lại, dư nợ đều tăng qua các năm. Trong đó phải kể đến là dư nợ

trong lĩnh vực nông nghiệp ln chiếm tỷ trọng lớn. Song song với nó là sự tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác. Dư nợ càng cao thì lợi nhuận càng cao, nhưng cũng phải có giới hạn so với nguồn vốn của Ngân hàng, nếu dư nợ vượt q ngưỡng cho phép thì khả năng quay vịng của nguồn vốn Ngân hàng chậm. Ngân hàng sẽ thiếu vốn trong cho vay vòng tiếp theo.

4.2.5. Nợ quá hạn

4.2.5.1 Nợ quá hạn theo thời hạn

Do nhu cầu của khách hàng ở nông thôn vay vốn đa phần là để phục vụ cho vụ mùa và một phần là kinh doanh mua bán, để đáp ứng nhu cầu đó thì Ngân hàng đã cho vay theo đúng nhu cầu của khách hàng nên việc phát sinh nợ quá hạn cũng ảnh hưởng theo vụ mùa sản xuất, kinh doanh mua bán của khách hàng vay vốn, cụ thể nợ quá hạn xảy ra tại Ngân hàng cũng theo thời gian nhất định mà cụ thể là nợ quá hạn được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện mỏ cày tỉnh bến tre (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)